Mỹ bỏ cấm vận mua động cơ tên lửa Nga
Tòa án Phân xử Khiếu nại cấp Liên bang của Mỹ đã chấm dứt lệnh cấm mua động cơ tên lửa của Nga là RD-180.
Tên lửa Atlas V của Mỹ sử dụng động cơ tên lửa RD-180 của Nga sản xuất
Phiên tòa đã dỡ bỏ lệnh cấm này vào tuần trước, sau khi nghe điều trần của Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Thương mại Mỹ, rằng việc bán động cơ tên lửa RD-180 không hề vi phạm các trừng phạt hiện có của Mỹ nhằm vào Nga.
Mỹ áp lệnh trừng phạt này nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập Crưm hồi tháng 3 vừa qua.
Động cơ tên lửa này được ULA (United Launch Alliance), một liên doanh giữa hai doanh nghiệp khổng lồ là Lockheed Martin and Boeing, nhập khẩu dùng để đẩy các vệ tinh quân sự và và vệ tinh tình báo của Mỹ lên không gian.
Video đang HOT
Theo lệnh của tòa hai tuần trước đó, ULA không được mua RD-180 từ công ty NPO Energomash của Nga, vì NPO Energomash &’nằm trong quyền kiểm soát của Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin’ – một trong số các quan chức hiện đang bị chính quyền Mỹ trừng phạt.
Động cơ tên lửa RD-180 do NPO Energomash của Nga xuất khẩu được sử dụng trong tầng thứ nhất của tên lửa Atlas V của Mỹ, để đưa các thiết bị an ninh quốc gia có giá trị của Mỹ vào không gian.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Tên lửa Triều Tiên suýt bắn trúng máy bay TQ?
Hàn Quốc cho rằng tên lửa Triều Tiên phóng lên chỉ vài phút trước khi một máy bay Trung Quốc bay qua.
Ngày 6/3, các quan chức quốc phòng Hàn Quốc đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Triều Tiên sau khi nước này phóng một quả tên lửa chỉ vài phút trước khi một máy bay thương mại của Trung Quốc chở 202 hành khách bay qua khu vực đó.
Hiện vẫn chưa rõ quả tên lửa này có gây ra bất cứ mối nguy hiểm nào cho chiếc máy bay của hãng hàng không China Southern Airlines đang trên đường bay từ Tokyo tới Thẩm Dương hay không, song Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng việc Bình Nhưỡng không thông báo với nhà chức trách hàng không quốc tế về kế hoạch phóng tên lửa này là "một mối đe dọa nghiêm trọng".
Tên lửa Triều Tiên phóng lên chỉ vài phút trước khi máy bay Trung Quốc bay qua (Ảnh minh họa)
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok cho biết chiếc máy bay này đang bay ở độ cao 10 km, trong khi trần bay của tên lửa trên là 20 km. Ông Kim nói rằng chiếc máy bay trên bay qua khu vực đó chỉ 5 phút sau khi quả tên lửa phóng lên và rơi xuống biển.
Hôm qua, một quan chức quốc phòng giấu tên của Triều Tiên cho biết đợt diễn tập phóng tên lửa của Triều Tiên kéo dài từ ngày 21/2 tới ngày 4/3 là một phần của hoạt động huấn luyện thông thường. Ông này tuyên bố hoạt động hàng không quốc tế sẽ không gặp nguy hiểm bởi các đợt phóng tên lửa này vì Triều Tiên "đã có những biện pháp an ninh tối tân về quỹ đạo bay và mục tiêu của tên lửa trên vùng biển đã định".
Khi được hỏi về vụ việc trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi tất cả các bên tiếp tục cải thiện quan hệ và kiềm chế các hoạt động gây kích động.
Các quan chức Hàn Quốc cho biết việc Triều Tiên phóng tên lửa trong đợt này là nhằm phản đối cuộc diễn tập quân sự đang diễn ra giữa Mỹ và Hàn Quốc mà Bình Nhưỡng coi là hoạt động chuẩn bị cho xâm lược. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ-Hàn đều tuyên bố rằng bản chất của đợt diễn tập này chỉ là phòng thủ và ngăn ngừa hành động xâm lược của Triều Tiên.
Hiện vẫn chưa rõ Triều Tiên đã phóng loại tên lửa gì trong sự cố nêu trên. Tuy nhiên các quan chức Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đang tìm cách thử nghiệm các bệ phóng tên lửa đa nòng 300 mm. Theo tờ Chosun Ilbo, nếu được phóng đi từ khu phi quân sự ở biên giới, những quả tên lửa này có thể hủy diệt các sở chỉ huy lục quân, hải quân và không quân của Hàn Quốc.
Mặc dù liên tục thực hiện các vụ phóng tên lửa trong thời gian gần đây, song các nhà phân tích quốc tế đều cho rằng Triều Tiên đang thể hiện một lập trường mềm mỏng hơn đối với cuộc diễn tập Mỹ-Hàn năm nay, vì họ muốn cải thiện quan hệ với thế giới bên ngoài nhằm vực dậy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.
Cũng trong hôm nay, Seoul cho biết Triều Tiên đã từ chối đề xuất tổ chức các cuộc đoàn tụ các gia đình bị ly tán thường xuyên hơn. Các nhà phân tích cho rằng sở dĩ Bình Nhưỡng từ chối đề xuất này vì họ lo ngại rằng việc tổ chức thường xuyên các cuộc đoàn tụ sẽ khiến họ đánh mất một lợi thế mặc cả chính trị quan trọng với Hàn Quốc.
Về mặt kỹ thuật, hiện hai miền Triều Tiên vẫn đang trong thời chiến bởi cuộc chiến tranh Triều Tiên chỉ kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải là hiệp định hòa bình. Căng thẳng giữa hai miền đã gia tăng đột biến sau khi Triều Tiên phản ứng một cách giận dữ với cuộc diễn tập 2013 của quân đội Mỹ-Hàn cũng như sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế với vụ thử hạt nhân lần thứ 3 của họ.
Theo Khampha
Ấn Độ phóng tên lửa công nghệ mới, gia nhập nhóm "các ông lớn" Ấn Độ ngày 5/1 đã phóng thành công tên lửa đầu tiên sử dụng công nghệ đẩy tự chế sau vài sứ mệnh thất bại trước đó, chinh phục một bước tiến mới trong chương trình vũ trụ đầy tham vọng. Tên lửa của Ấn Độ bay lên vũ trụ trong vụ phóng ngày 5/1. Tên lửa sử dụng động cơ cryogenic do...