Mỹ bình chọn 11 cỗ máy sấm sét của quân đội Nga
Cổng thông tin Mỹ Business Insider đã công bố một danh sách những hệ thống vũ khí sấm sét nhất mà quân đội Nga đang sử dụng.
Tờ báo Mỹ đã lựa chọn ra 11 vũ khí bao gồm tàu tên lửa Bora, hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S, tàu ngầm tàng hình lớp Varshavyanka, tiêm kích MiG-35, hệ thống tên lửa phòng không Buk-M, tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars, máy bay ném bom Tu-160, xe tăng T-90, tàu ngầm lớp Borey, trực thăng Mi-28 và hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300.
Tàu tên lửa Bora là dạng tàu đệm khí, cơ động với vận tốc trung bình 100 km/h. Tàu mang tám tên lửa chống tàu P-270 Moskit và 20 tên lửa chống máy bay Osa-M. Thủy thủ đoàn bao gồm 68 người.
Hệ thống tổ hợp tên lửa-pháo phòng không Pantsir-S trang bị 12 tên lửa đất đối không và hai khẩu pháo tự động cỡ nòng 30 mm. Đây là vũ khí hiệu quả chống máy bay, trực thăng, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Tàu ngầm Novorossiysk đã được hạ thủy tại Saint-Peterburg vào năm 2013. Nó là chiếc đầu tiên trong số sáu tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka. Nhờ công nghệ tàng hình mà hầu như không có phương tiện săn ngầm nào có thể phát hiện được nó khi lặn.
Chiến đấu cơ đa năng MiG-35 có khả năng tiến hành trận đánh trên không, triệt hạ các mục tiêu trên biển và trên mặt đất từ cự ly xa và hoàn thành các chuyến bay trinh sát. Máy bay có thể tăng tốc tới 2400 km/h, bất kể là trọng lượng của nó nặng hơn 1/3 so với bậc tiền bối.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung BuK-M được trang bị tên lửa 9M317 có phạm vi triệt hạ mục tiêu lên đến 46 km, riêng phần đầu đạn của tên lửa nặng 70 kg và có thể triệt hạ mục tiêu bay cao tới 25km.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo cơ động Yars là phiên bản thay thế cho Topol-M, được bắt đầu triển khai từ năm 2010. Tên lửa này có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân, phạm vi tấn công tối đa đạt tới 11.000 km. Nó còn được sử dụng trong tổ hợp tên lửa đường sắt Barguzin, có sức hủy diệt cực cao và không thể đánh chặn.
Tu-160 là máy bay ném bom siêu âm lớn nhất thế giới được phát triển ở Liên Xô trong những năm 1980. Nó có động cơ công suất mạnh nhất từng được lắp đặt trên chiến đấu cơ, có khả năng bay xa tới 12.000km và có thể mang tới 40 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.
Xe tăng T-90 là mẫu xe tăng tiên tiến nhất hiện có trong trang bị của quân đội Nga. Xe tăng trang bị pháo nòng trơn cỡ 125 mm và súng phòng không có dẫn hướng từ xa, với khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện. Tính năng của nó đã được thể hiện rất tốt ở Syria.
Tàu ngầm Borey có lượng giãn nước trên 14.700 tấn, ít hơn một chút so với tiền bối lớp Akula. Tuy nhiên, tàu ngầm trang bị 16 tên lửa Bulava, mỗi chiếc trong đó đều mang 6-10 đầu đạn hạt nhân. Mỗi tàu ngầm này có sức hủy diệt cả một quốc gia rộng lớn.
Máy bay trực thăng tấn công Mi-28 được trang bị pháo cỡ nòng 30mm 2A42 ở bên trong và bốn điểm giá treo, mỗi giá có thể gắn tên lửa có điều khiển và không điều khiển cũng như súng phóng lựu. Máy bay được trang bị các hệ thống phòng vệ giúp nó không thể bị hạ sát bởi các hệ thống phòng không vác vai.
S-300 là vũ khí tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ bắn hạ máy bay. Tổ hợp này thậm chí có thể bắn rơi sáu máy bay một lần, bằng cách phóng ra loạt 12 tên lửa. Tất cả những gì hiện diện trên không trong vòng bán kính 300km đều phải tránh né cẩn thận trước loại vũ khí này của Nga.
Nhật Nam
Theo_Báo Đất Việt
Mê mẩn sức mạnh siêu tăng Leopard 2RI của Indonesia
Siêu xe tăng Leopard 2RI của Quân đội Indonesia được thiết kế hầm hồ, sở hữu bộ giáp công nghệ cao phủ khắp thân xe và tháp pháo.
Dự kiến, trong quý IV năm 2016, công ty Rheinmetall sẽ bàn giao toàn bộ số 61 xe tăng Leopard 2RI theo đơn hàng đã ký kết với Quân đội Cộng hòa Indonesia. Theo nguồn tin cơ quan chính quyền Indonesia, quân đội nước này đang rất nóng lòng lô xe tăng chủ lực hiện đại này.
Truyền thông Indonesia cũng công bố hai hình ảnh rõ nét về mẫu xe tăng Leopard 2RI dành cho Quân đội Indonesia (RI là viết tắt của cụm từ "Republic of Indonesia" - Cộng hòa Indonesia).
Theo các nguồn tin, Leopard 2RI là gói nâng cấp dành cho Indonesia dựa trên cơ sở xe tăng chủ lực Leopard 2A4 nổi danh do Cộng hòa Liên bang Đức chế tạo. Indonesia là quốc gia thứ hai ở Đông Nam Á được trang bị xe tăng Leopard, nước đầu tiên là Singapore với các xe tăng Leopard 2SG - phiên bản nâng cấp của Leopard 2A4.
Leopard 2RI được nâng cấp theo gói Revolution được Rheinmetall trình làng từ năm 2010, nó được thiết kế ưu tiên cho nhiệm vụ tác chiến trong đô thị.
Gói nâng cấp dành cho xe tăng Leopard 2RI tập trung chủ yếu vào việc tăng cường hệ thống phòng vệ với các module giáp AMAP sử dụng vật liệu nano-gốm sứ, titan và hợp kim thép. AMAP cung cấp mức bảo vệ cao trước mọi kẻ thù nguy hiểm. Nó được đánh giá hữu hiệu trong chống các vụ tấn công bằng súng RPG hoặc thiết bị nổ tự tạo IED.
Ngoài module giáp AMAP, xe tăng Leopard 2RI còn được trang bị các ống phóng lựu đạn gây nhiễu ROSY có thể tạo màn khói che mù khí tài địch trong vòng 0,6 giây.
Việc trang bị module giáp AMAP khiến xe tăng Leopard 2RI có trọng lượng lên đến 60 tấn. Dù vậy, khi cần người ta có thể dễ dàng gỡ bỏ AMAP.
Ngoài giáp bảo vệ, Leopard 2RI được trang bị pháo nòng trơn 120mm L44 ổn định toàn phần với hệ thống nạp đạn thủ công, khả năng tấn công chính xác ngay trong phát đạn đầu được đảm bảo bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực cực kỳ hiện đại.
Dù có trọng lượng lên tới 60 tấn, tính cơ động của xe tăng Leopard 2RI vẫn được đảm bảo với động cơ diesel tuabin tăng áp MTU MB-837 Ka501 công suất 1.500 mã lực cho phép di chuyển với tốc độ 70km/h, tầm hoạt động 500km.
Theo_Kiến Thức
Tại sao AH-64 Apache được mệnh danh là "cơn ác mộng"? Được mệnh danh là cơn ác mộng trên không AH-64 Apache được cho là máy bay trực thăng tấn công tiên tiến của quân đội Mỹ. Trực thăng AH-64E Apache được quân đội Mỹ biên chế hoạt động từ năm 1986. (Ảnh: military-today) AH-64 Apache là loại máy bay trực thăng tấn công có 2 chỗ ngồi, được đẩy bằng 2 động cơ...