Mỹ biến mọi chiến hạm thành tàu sân bay
Hải quân Mỹ có tham vọng cải biến mọi tàu chiến hiện hữu thành “hàng không mẫu hạm mini” nhằm thích ứng với sứ mệnh chiến đấu tương lai.
Tàu sân bay hiện bị đánh giá là không còn phù hợp với chiến tranh tương lai – Ảnh: AFP
Theo chuyên trang National Interest, Cơ quan nghiên cứu quốc phòng hiện đại (DARPA) của Mỹ vừa khởi động giai đoạn 2 của chương trình Điểm do thám khai thác chiến thuật (TERN). Đây là chương trình nghiên cứu chung giữa DARPA với Văn phòng nghiên cứu Hải quân, nhằm phát triển một hệ thống cho phép cải biến các tàu chiến nhỏ trở thành khí tài đa nhiệm có thể đảm trách các sứ mệnh chiến đấu, tình báo và vận hành máy bay tác chiến không người lái.
TERN được khởi động hồi năm 2013 với 3 giai đoạn. Trong 2 giai đoạn đầu, chương trình này chủ yếu tập trung thiết kế sơ bộ và tính toán các rủi ro về kỹ thuật. Giai đoạn cuối sẽ tiến hành đóng một tàu mô phỏng hoàn chỉnh để thử nghiệm trên biển.
Kế hoạch cải biến tàu chiến thành tàu sân bay cỡ nhỏ được đưa ra trong bối cảnh có ý kiến nhận định rằng vai trò chiến lược của tàu sân bay Mỹ không còn thích hợp với chiến tranh tương lai, đặc biệt khi các đối thủ của Washington đang đẩy mạnh phát triển tên lửa tầm xa có độ chính xác cao.
Bước đi cần thiết
Video đang HOT
Mới đây, chuyên san National Review dẫn lời ông Jerry Hendrix, chuyên gia cao cấp của Viện Nghiên cứu trung tâm vì nền an ninh mới (Mỹ), đánh giá lại cách nước này thể hiện sức mạnh trên biển, cụ thể hơn là vai trò của tàu sân bay.
Theo ông, chi phí đóng một siêu tàu sân bay thuộc lớp Nimitz vào khoảng 14 tỉ USD, gần bằng ngân sách đóng tất cả các tàu khác trong 1 năm. Hơn nữa, vấn đề không chỉ nằm ở chuyện tài chính. Mỗi tàu sân bay lớp Nimitz có thể chứa 5.000 người, tương đương dân số một thị trấn nhỏ. Nếu một tàu sân bay bị đánh chìm thì số thương vong sẽ gấp đôi thương vong của quân Mỹ trong suốt cuộc chiến ở Afghanistan.
Trên cơ sở đó, chuyên gia Hendrix lập luận rằng thay vì đổ tiền vào một tàu sân bay đồ sộ và cồng kềnh, với 14 tỉ USD Mỹ có thể đóng mới 7 tàu khu trục hiện đại hoặc 28 tàu hộ tống hay 100 tàu tiếp tế cao tốc. Chúng đều có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau với tính linh hoạt và phạm vi hoạt động cao hơn tàu sân bay. Quan trọng không kém là những tàu này đều có thể được cải tiến để chở máy bay chiến đấu không người lái và trở thành “hàng không mẫu hạm mini”.
Những lập luận trên là ý tưởng chủ đạo của chương trình TERN. Trong thông báo mới nhất, DARPA khẳng định: “Mục tiêu của chương trình là cung cấp cho lực lượng tàu chiến nhỏ triển khai ở tuyến đầu khả năng trở thành bệ phóng và điểm thu hồi cơ động các hệ thống bay không người lái tầm xa hoạt động ở độ cao trung bình. Nhờ vậy các hệ thống này sẽ có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến, tình báo, do thám ở khoảng cách xa hơn và trong thời gian lâu hơn”.
Không chỉ góp phần cải thiện năng lực tấn công của hải quân Mỹ, TERN còn giúp hạ thấp đáng kể chi phí hoạt động bằng cách giảm bớt sự lệ thuộc vào những đường băng cất – hạ cánh trên bộ. Đường băng trên bộ cũng rất dễ bị tên lửa đối phương bắn trúng và thường gây căng thẳng với các cộng đồng dân cư địa phương.
Vô hiệu hóa “sát thủ tàu sân bay”
Trên bàn cờ quân sự hiện tại, các nước được đánh giá là đối thủ tiềm tàng của Mỹ đều đang tích cực phát triển những loại tên lửa có thể đe dọa tàu chiến Mỹ. Trong đó, có loại được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”.
Đây là tên lửa đạn đạo đối hạm, được cho là có khả năng “mang đầu đạn đủ lớn để gây tổn thất đáng kể cho một tàu lớn ở cự ly gần 1.500 km.
Vì thế chương trình TERN được kỳ vọng sẽ giúp Mỹ khắc phục thách thức này bằng cách tăng đáng kể số mục tiêu mà đối thủ phải tấn công. Theo Tổ chức nghiên cứu Motley Fool, TERN cho phép “máy bay không người lái to bằng một người thật được triển khai từ các tàu nhỏ như một tàu khu trục lớp Arleigh Burke hoặc một tàu hộ tống lớp Freedom và hoạt động với khoảng cách an toàn, đủ gây khó cho các loại tên lửa phòng không lẫn đối hạm”.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Mỹ điều chiến hạm tới Biển Đen
Tàu khu trục tên lửa hành trình USS Ross của Mỹ ngày mai tiến vào Biển Đen để "thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực", theo thông báo của Hải quân Mỹ.
Tàu khu trục tên lửa hành trình USS Ross. Ảnh: U.S Navy
"Tàu USS Ross xuất hiện tại Biển Đen sẽ tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc thúc đẩy sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các đối tác trong khu vực", IBTimes dẫn thông báo được đăng tải trên trang web chính thức của Hải quân Mỹ.
Việc điều động chiến hạm nằm trong kế hoạch của Washington nhằm củng cố thế trận an ninh tập thể của các đồng minh NATO. Động thái trên cũng góp phần giúp các nước này tăng cường an ninh hàng hải, năng lực hải quân và khả năng sẵn sàng ứng phó.
Thông báo nhấn mạnh Mỹ triển khai tàu chiến tới Biển Đen theo đúng những điều khoản được ghi trong Công ước Montreux và Luật pháp Quốc tế. Theo Công ước Montreux, chiến hạm các nước không tiếp giáp Biển Đen chỉ có thể ở lại vùng biển này không quá 21 ngày.
Tháng trước, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Jason Dunham của Mỹ cũng tới Biển Đen với một sứ mệnh tương tự.
Hồi đầu tháng 3, NATO điều 6 tàu chiến tham gia tập trận hải quân ở Biển Đen. Hoạt động do Mỹ dẫn đầu bao gồm diễn tập phòng không và chống ngầm. Trong khuôn khổ của cuộc tập trận Atlantic Resolve, Washington còn điều khoảng 750 xe tăng và hàng nghìn binh sĩ tới các nước Baltic. Theo NATO, động thái tăng quân ở Đông Âu là nhằm "đối phó với sự xâm lược của Nga".
Moscow nhiều lần lên án việc NATO tăng cường hoạt động gần biên giới Nga.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Bình thường hoá với Mỹ, Cuba huỷ việc mời tàu chiến Trung Quốc hiện diện Cuba đã hủy bỏ lời mời Trung Quốc triển khai chiến hạm trong vùng biển Cuba, vì đã đạt được nhiều tiến bộ trong tiến trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, theo báo Nhật Yomiuri Shimbun. Hộ tống hạm Weifang của Trung Quốc tiến vào Biển Đen tham gia tập trận chung với hải quân Nga, ngày 4.5.2015 - Ảnh chụp...