Mỹ bị Nga dọa “bạt vía”?
Mỹ mấy ngày gần đây liên tiếp có hành động thách thức Nga ở mức cao độ. Điều này khiến Moscow không thể ngồi yên. Nga đã “tung chiêu” khiến Mỹ phải chùn bước.
NATO thừa nhận đang tăng cường phòng thủ ở mức cao nhất trước Nga
Giới chức Washington trước đó đã khiến Moscow “đứng ngồi không yên” khi tung ra một loạt tuyên bố về những hành động quân sự ở sát biên giới Nga. Cụ thể, Lầu Năm Góc tiết lộ họ đang cân nhắc khả năng đưa một số lượng lớn vũ khí hạng nặng đủ cho 5.000 chiến binh đến những khu vực biên giới với Nga. Tiếp đó, một quan chức cấp cao của Mỹ còn ám chỉ đến khả năng đưa chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất đang hoạt động của thế giới cũng là chiến đấu cơ đỉnh cao của siêu cường số 1 thế giới – F-22 Raptor đến Châu Âu để đối phó với Nga.
Với những kế hoạch quân sự trên, Mỹ đều nói là để đối phó với Nga, để trấn an các nước đồng minh đang lo ngại về “sự can thiệp” của Nga vào Ukraine cũng như để ngăn chặn “các cuộc xâm lược thêm nữa”.
Phản ứng trước những động thái đầy thách thức trên, Nga ngay lập tức có câu trả lời cứng rắn và sắc lạnh. Theo đó, Moscow tuyên bố sẽ đáp trả một cách thích đáng, tương ứng đối với bất kỳ động thái nào gây nguy hiểm đến an ninh Nga từ phía Mỹ và NATO.
Để nhắc Mỹ và NATO nhớ đến sức mạnh hạt nhân đáng kiêng nể và dè chừng của Nga, Tổng thống Putin vừa mới đây tuyên bố, chỉ riêng trong năm nay, quân đội Nga sẽ tiếp nhận đến 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cho thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào đang có hiện nay trên thế giới, kể cả những lá chắn tên lửa tối tân nhất.
Ông Putin cũng thẳng thừng tuyên bố, Nga sẽ nhằm các lực lượng vũ trang của mình về bất kỳ khu vực nào xuất hiện mối đe dọa đối với Nga.
Không rõ có phải vì những lời đe dọa sắc lạnh trên của Nga hay không nhưng Mỹ đã có dấu hiệu chùn bước.
Video đang HOT
Một chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ hôm 17/6 đã nhanh chóng lên tiếng cho biết, Mỹ đã triển khai nhiều xe tăng và phương tiện khác đến cho sự đoàn thiết giáp của họ ở Châu Âu nhưng nước này chưa đưa ra quyết định về việc có đem cả “kho vũ khí hạng nặng” đến Đông Âu như Lầu Năm Góc tiết lộ trước đó hay không.
Trung tướng Ben Hodges – Chỉ huy Quân đội Mỹ ở Châu Âu, cho biết họ chỉ có kế hoạch duy trì đủ số phương tiện ở Châu Âu để trang bị cho đội quân chiến đấu một sư đoàn bọc thép. Thiết bị đó có thể được sử dụng cho mục đích huấn luyện hoặc trong một cuộc khủng hoảng.
“Tổng số là khoảng 1.200 phương tiện. Trong số này có khoảng 250 xe tăng, phương tiện chiến đấu bộ binh Bradley và bích kích pháo tự hành 155mm”, ông Hodges cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại.
“Tất cả các phương tiện khác là những thiết bị liên quan đến kiểm soát, chỉ huy, hậu cần, kỹ thuật, y tế đều có liên quan đến việc tăng cường nawgn lực cho đội quân chiến đấu của sư đoàn bọc thép”, Tướng Mỹ nói thêm.
Khoảng 60% số phương tiện nói trên đã có mặt ở Châu Âu và đến cuối năm nay, sẽ có 98% được triển khai.
Một phần của số phương tiện quân sự nói trên là cần thiết cho hoạt động đào tạo, huấn luyện ở Đức, ông Hodges cho hay. Một số khác có thể được triển khai ở Đông Âu nhưng điều đó phụ thuộc vào quyết định của Bộ trưởng Ash Carter, ông Hodges cho hay đồng thời nói thêm ông không biết quyết định cuối cùng của Lầu Năm Góc là gì.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Ba Lan hồi cuối tuần vừa rồi tiết lộ, Ba Lan đang đàm phán với Mxy về việc triển khai vũ khí, thiết bị quân sự Mỹ đến lãnh thổ của quốc gia Đông Âu.
Chính phủ Lithuania hôm 17/6 cũng cho biết trong một tuyên bố rằng, nước này đã đạt được thỏa thuận với Mxy trong đó tạo nền tảng pháp lý để Mỹ đặt sẵn thiết bị quân sự trên lãnh thổ của Lithuania.
Trung tướng Hodges cho biết, ông không ngạc nhiên trước phản ứng của Nga về thông tin Mỹ đưa các vũ khí, thiết bị quân sự đến các nước láng giềng xung quanh Nga “bởi họ đã nói điều đó là bước đi gây phẫn nộ nhất, khiêu khích nhất trong suốt 1,5 năm nay rồi”.
“Tôi ngạc nhiên rằng người Nga nghĩ rằng họ cần 40 tên lửa hạt nhân để chống lại ảnh hưởng của một đội quân chiến đấu của sư đoàn thiết giáp Mỹ. Việc Nga nói về vũ khí hạt nhân như vậy là vô trách nhiệm”, ông Hodges phát biểu.
Tuy nhiên, Moscow trước đó đã công khai và thẳng thừng tuyên bố, họ có quyền tự vệ trước bất kỳ hành động khiêu khích nào.
Khó có thể trách Nga khi mà trong suốt thời gian qua, kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng nổ, phương Tây liên tục có những bước đi dồn ép, gây áp lực với Nga trên mọi mặt trận, từ kinh tế, chính trị, ngoại giao đến quân sự.
Nga không thể ngồi yên nhìn Mỹ và NATO liên tiếp đưa vũ khí vào các nước láng giềng xung quanh Nga, liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận dương oai diễu võ ngay sát nách Nga và liên tiếp kêu gọi các đồng minh Đông Âu đứng lên chống Nga. Việc Nga có những hành động đáp trả, đối phó với các bước đi của Mỹ và NATO là điều hoàn toàn dễ hiểu.
(tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Ấn Độ phóng thử liên tiếp 2 tên lửa Astra từ Su-30MKI
Ngày 20-5, không quân Ấn Độ đã thành công khi phóng thử liên tiếp 2 quả tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Astra, do chính họ phát triển, từ một chiếc máy bay chiến đấu Su-30 MKI, tại bãi thử liên hợp Chandipur, thuộc bang miền đông Odisha.
Trong vụ phóng thử đầu tiên, tên lửa siêu thanh Astra được phóng khi máy bay chiến đấu Su-30 MKI đang cơ động với "vận tốc rất cao." Ở lần phóng thử thứ 2, tốc động cơ động còn cao hơn vụ phóng thứ nhất.
Một nhà khoa học thuộc Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) cho biết, trong cả hai lần phóng thử ngày, tên lửa được giả định phóng trong những điều kiện hết sức nghiêm ngặt khi được phóng một quả từ rất cao, và một quả từ rất thấp.
Các nhà khoa học DRDO còn có kế hoạch sẽ tiến hành thêm một vụ phóng thử nữa trong ngày 21-5 để chứng minh khả năng tấn công tầm xa của tên lửa không đối không Astra.
Tên lửa Astra được phóng từ máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ
Với các vụ thử nghiệm phát triển hôm 20-5, Ấn Độ đã tiến hành tổng số 7 vụ phóng thử tên lửa Astra và dự kiến tên lửa sẽ được biên chế cho không quân nước này vào năm 2016 sau khi tiến hành thêm một số vụ thử nữa, bao gồm cả các vụ phóng thử trước biên chế.
Khi tên lửa Astra được đưa vào biên chế, sẽ đưa Ấn Độ "gia nhập" nhóm một số ít quốc gia sở hữu loại vũ khí hiện đại này, nhà khoa khoa học trên cho biết. Hiện nay, trước Ấn Độ, chỉ có 4 nước là Mỹ, Nga, Trung Quốc và Pháp có khả năng sản xuất loại tên lửa tầm xa có thể tiêu diệt mục tiêu trên không vượt ngoài phạm vi tầm nhìn (từ 90-120 km).
Tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Astra có chiều dài 3,8m, dẫn đường bằng radar và là một trong những hệ thống vũ khí nhỏ nhất và hiện đại do DRDO nghiên cứu phát triển.
Theo thiết kế được tiết lộ, biến thể tên lửa Astra Mk-1 đạt tầm bắn xa 44km với xác suất trúng đích ngay trong lần phóng đầu tiên, trong khi đó, biến thể Astra Mk-2 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa trên 100km.
Theo_An ninh thủ đô
Nổ bom ngày thứ 3 liên tiếp tại cực Nam Thái Lan Hôm nay, một quả bom tiếp tục phát nổ tại tỉnh Yala thuộc cực Nam Thái Lan, rất may không có ai bị thương. Vụ nổ đã gây ra đám cháy lớn thiêu rụi 3 căn nhà liền kề mặc dù các lực lượng chức năng huy động hàng chục xe và phương tiện chữa cháy. Hiện trường vụ nổ bom ngày 14/5...