Mỹ bí mật làm việc này trong đêm để tránh đánh động Triều Tiên
Quân đội Mỹ phải lợi dụng màn đêm để âm thầm lắp đặt Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) gây tranh cãi tại Hàn Quốc nhằm tránh đánh động tới Triều Tiên.
Các hoạt động lắp đặt vào ban đêm bắt đầu diễn ra gần 1 năm sau khi Washington và Seoul đồng ý đặt THAAD tại một khu vực xa xôi ở phía đông nam Hàn Quốc nhằm chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên, theo Express.
Trong khi đó, quân đội Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) cũng vừa cho biết, họ đã chính thức thành lập một đơn vị có nhiệm vụ chuyên vận hành các hệ thống THAAD triển khai trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Một buổi lễ đã được tổ chức ở thành phố ở miền nam Seongju của Hàn Quốc nhằm đánh dấu việc khẩu đội Delta của lữ đoàn phòng không số 11 tại Fort Bliss, Texas chuyển sang thuộc biên chế lữ đoàn phòng không số 35 của quân đội Mỹ, đóng tại Hàn Quốc.
Đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm vận hành các hệ thống tên lửa THAAD đã bắt đầu được triển khai đến Hàn Quốc từ tháng 4.2017 nhằm đối phó với mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.
Video đang HOT
Ngoài ra, USFK và quân đội Hàn Quốc thông báo sẽ thiết lập một lực lượng an ninh chung để bảo vệ nơi THAAD được triển khai.
Ban đầu, hai bệ phóng tên lửa đánh chặn thuộc khẩu đội THAAD được triển khai tại Hàn Quốc vào tháng 4.2017 trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên, sau đó 4 bệ phóng còn lại được triển khai vào tháng trước.
Hàn Quốc vẫn quyết định triển khai THAAD bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ người dân địa phương và các nhóm nhân quyền. Đây là hệ thống phòng không đang có tỉ lệ đánh chặn thành công cao nhất của Mỹ và được cho là thích hợp nhất để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên.Việc thành lập khẩu đội Delta có nghĩa là Mỹ đã có đầy đủ nhân sự nhằm sẵn sàng tiến hành mọi vụ đánh chặn tên lửa, sử dụng hết công suất của THAAD.
Phạm vi của THAAD bao trùm toàn bộ Triều Tiên và một số khu vực của Trung Quốc khiến Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc triển khai này của Mỹ.
Theo USFK, hệ thống radar của THAAD được triển khai tại Hàn Quốc có thể phát hiện các mối đe dọa tên lửa từ tầm xa tới 1.000km.
Cụm radar X-band đặt trên mặt đất của THAAD này có thể phát hiện, phân loại và nhận dạng các mối đe dọa của tên lửa đang được bắn tới trong tầm 1.000 km.
Ngoài ra, THAAD có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung cả bên trong và bên ngoài tầng khí quyển, có thể được vận hành chung với các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo khác, có tính cơ động cao và có thể triển khai tại khắp nơi trên thế giới.
Theo Danviet
Mỹ thử thành công THAAD chống tên lửa đạn đạo tầm trung
Mỹ hôm nay thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD chống lại tên lửa đạn đạo tầm trung ở Thái Bình Dương.
Hệ thống THAAD của Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được bố trí gần Kodiak, bang Alaska đã đánh chặn tên lửa đạn đạo làm mục tiêu, được phóng ở phía bắc Hawaii, Reuters dẫn cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) cho biết.
Dù cuộc thử nghiệm được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước, nó có ý nghĩa quan trọng hơn sau khi Triều Tiên hôm 4/7 phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), làm gia tăng quan ngại về mối đe doạ từ Bình Nhưỡng.
"Sự thể hiện thành công của THAAD trước mối đe doạ tên lửa đạn đạo tầm trung thúc đẩy năng lực phòng vệ của đất nước trước các mối đe doạ tên lửa đang gia tăng ở Triều Tiên và các nước khác trên khắp địa cầu, đóng góp cho kiến trúc ngăn chặn chiến lược rộng lớn hơn", MDA cho biết.
Các quan chức Mỹ cho rằng cuộc thử nghiệm là lần đầu tiên hệ thống THAAD phòng vệ trước cuộc tấn công mô phỏng của một tên lửa đạn đạo tầm trung.
Trọng Giáp
Theo VNE
Kim Jong-un cử người tới Nga đàm phán với Mỹ để cứu triệu người Theo Daily Star, Triều Tiên được cho là đang nỗ lực ngăn chặn chiến tranh với Mỹ để tránh hàng triệu người phải đổ máu bằng việc cử một nhà ngoại giao cấp cao tới Nga đàm phán với Washington. Nhà lãnh đạo KIm Jong-un được cho là đang muốn ngăn chiến tranh với Mỹ. Cụ thể, nhà ngoại giao hàng đầu của...