Mỹ bị chế nhạo vì dùng Twitter giả phá hoại Cuba
“Đây là một phần di sản điên rồ mà Mỹ đã làm với Cuba trong 50 năm qua.”
Cách đây hơn 50 năm, nhà ngoại giao Mỹ Lester Mallory đã viết một bị vong lục mật về Cuba với tiêu đề: “Sự suy tàn và sụp đổ của Castro”. Trong bản bị vong lục này, Mallory cho rằng việc làm cho người Cuba cảm thấy bất mãn là tiền đề cho lệnh cấm vận của Mỹ, và họ sẽ trút giận lên nhà lãnh đạo Fidel Castro.
Hơn nửa thế kỷ sau, có vẻ như chính phủ Mỹ đang tìm cách thực hiện chiến thuật này bằng một phương pháp hiện đại và mang tính công nghệ hơn, đó là sử dụng một dịch vụ Twitter giả để gây bất ổn trong xã hội Cuba.
Hôm thứ Năm, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ ( USAID) đã thừa nhận thông tin do hãng thông tấn AP đưa ra rằng chính USAID đã tạo nên một mạng xã hội “Twitter kiểu Cuba” để phá hoại chính phủ do người em trai của Fidel là Raul Castro lãnh đạo.
Trụ sở Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID)
Được thực hiện thông qua hệ thống công ty ma trên khắp thế giới, chương trình táo bạo này đã lôi kéo khoảng 40.000 người Cuba đăng ký tham gia bằng cách gửi những tin nhắn tưởng như vô hại về các chương trình thể thao và âm nhạc cho mọi người. USAID đặt tên cho mạng xã hội này là Zunzuneo, mô phỏng âm thanh của một loài chim bản địa ở Cuba.
Chương trình này đã được triển khai trong suốt 2 năm và chỉ bị chấm dứt vào năm 2012 vì thiếu ngân sách, và chỉ bị AP phanh phui trong thời gian gần đây.
Ann Louise Bardach, một chuyên gia về Cuba nhận xét: “Đây là một phần trong di sản điên rồ mà nước Mỹ đã làm với Cuba trong suốt hơn 50 năm qua.”
Việc AP phanh phui sự tồn tại của Zunzuneo đã khiến các quan chức Washington phải một phen bối rối. Những bị vong lục do AP thu được cung cấp rất nhiều bằng chứng cho thấy chính phủ Mỹ đã biết về chương trình của USAID trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney lại cho rằng “đây không phải là một chiến dịch ngầm, và chính phủ Mỹ đã có những biện pháp thận trọng cần thiết”.
USAID cũng đã ra một tuyên bố bảo vệ chương trình Zunzuneo: “Người dân Cuba đã có thể trò chuyện với nhau, và chúng tôi tự hào về điều đó.” Ông Rajiv Shah, Giám đốc USAID đã phải trả lời nhiều câu hỏi hóc búa liên quan đến chương trình Twitter kiểu Cuba trên đài MSNBC, và ông này sẽ tiếp tục phải ra điều trần trước Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ, nơi đã gọi chương trình này là một thứ “ngớ ngẩn”.
Video đang HOT
Biểu tượng của chương trình Zunzuneo mà USAID thực hiện ở Cuba
Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Patrick Leahy đang phải nỗ lực rất nhiều trong chiến dịch vận động trả tự do cho Alan Gross, một nhà thầu của USAID bị bắt giữ ở Cuba năm 2010 với cáo buộc “phá hoại sự thống nhất của nhà nước” và bị kết án 15 năm tù.
Chương trình Zunzuneo được thực hiện chỉ vài tháng sau khi Gross bị bắt, và ông Leahy cho rằng việc Zunzuneo bị phanh phui vào thời điểm này có thể gây tác động tiêu cực đến chiến dịch vận động Cuba trả tự do cho Gross.
Vụ phanh phui chương trình gây bất ổn lần này cũng tạo nên làn sóng tranh cãi về tiêu chí hoạt động của USAID. Cơ quan này được biết đến như một tổ chức hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai, và họ đã được phép thực hiện một dự án dân chủ ở Cuba. Tuy nhiên với việc Zunzuneo bị phanh phui, nhiều người cho rằng hoạt động của USAID là không phù hợp.
Ông Stephen Kaplitt, một cựu chuyên gia pháp lý của USAID nhận xét: “Đây là một ví dụ nữ cho thấy hiểm họa của việc sử dụng nguồn hỗ trợ từ nước ngoài như một loại vũ khí để chống lại chính quyền sở tại hơn là giúp đỡ họ. Khi họ bị chệch hướng khỏi sứ mệnh cốt lõi, họ sẽ đánh mất sự tín nhiệm và tin cậy.”
Điện thoại thông minh đang ngày càng phố biến trong giới trẻ Cuba
Đây không phải là “tai nạn” đầu tiên của USAID ở Cuba. Năm 2006, Văn Phòng Kế toán Chính phủ Mỹ cũng đã từng chỉ trích nặng nề cơ quan này khi họ chi 74 triệu USD cho các dự án dân chủ ở Cuba mà không có hóa đơn chứng từ rõ ràng. Trong dự án này, một công ty ở Miami đã sử dụng tiền của USAID để mua những thiết bị chơi game của Nintendo và Sony cùng xe đạp địa hình, áo da, cua biển và chocolate.
Ông Phil Peters, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Cuba ở Alexandria cho biết hồi năm 2011, ông đã từng xem một video do các quan chức Bộ Nội vụ Cuba thực hiện cảnh báo về những nỗ lực sử dụng Twitter để phá hoại chính phủ Cuba.
Vào thời điểm đó, dự án Twitter kiểu Cuba vẫn đang lặng lẽ được tiến hành ở hòn đảo này, và chính phủ Cuba vẫn không hề bị ảnh hưởng bởi những dự án kiểu như vậy. Giờ đây Cuba vẫn đang vững vàng, chỉ khác là chương trình Twitter của Mỹ đã sụp đổ.
Theo Khampha
Chuyện tình kỳ lạ của chủ tịch Cuba Fidel Castro
Người phụ nữ Đức 74 tuổi sống ở thành phố New York - Marita Lorenz - hồi tưởng lại lần đầu gặp mặt Chủ tịch Cuba - Fidel Castro: "Khi đó, tôi đã hỏi ông ấy: Ngài là ai? Ông ấy cười và nói rằng: Tôi đến từ Cuba. Tôi là Chủ tịch Fidel Castro".
Đó là lần đầu tiên Lorenz gặp gỡ Chủ tịch Cuba - Fidel Castro. Cuộc gặp gỡ này đã mở ra một mối tình tuy ngắn ngủi (chỉ kéo dài vỏn vẹn một năm) nhưng tới giờ vẫn là một trong những chuyện tình in dấu sâu đậm, thường được nhắc tới khi người ta bàn luận về đời sống tình cảm của các chính trị gia.
Một năm sau lần gặp đầu tiên đầy định mệnh đó, Lorenz chuyển tới sống ở thành phố Havana và trở thành tình nhân của vị Chủ tịch kiêm tổng tư lệnh đất nước Cuba.
Mối quan hệ này đã nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của CIA, năm 1960, tổ chức này đã thuê Lorenz ám sát ông Fidel Castro bằng những viên thuốc độc giấu trong lọ kem dưỡng da của cô.
Cô Marita Lorenz và ngài Fidel Castro trong bức hình chụp lại buổi gặp gỡ đầu tiên của họ trên con tàu MS Berlin cập cảng Havana.
Lorenz vốn là con gái của vị thuyền trưởng người Mỹ gốc Đức. Cô đã tình cờ có mặt khi Fidel Castro lên tàu.
Mọi chuyện bắt đầu từ ngày 28/2/1959, khi đó con tàu MS Berlin do cha của Lorenz làm thuyền trưởng bỏ neo ở cảng Havana, Cuba. Khi đó, cô Lorenz đang làm việc trên tàu. Khi con tàu vừa cập cảng thì có một nhóm quân nhân đi dạo trên cầu cảng, họ lại gần con tàu, trong đó có Fidel.
"Khi đó, ông ấy 33 tuổi, đôi mắt sáng ngời. Ở khoảnh khắc đó, tôi đã bị lạc trong tình yêu", bà Lorenz giờ đã 74 tuổi nhớ lại.
Sau khi tiếp xúc với Fidel và hai bên cùng có những thiện cảm ban đầu, khi Lorenz trở về New York vài ngày sau, cô liên tục nhận được những cuộc điện thoại từ Fidel, đề nghị cô hãy quay lại Cuba. Lorenz quyết định sẽ làm theo tiếng gọi của con tim và quay lại Cuba chỉ vài ngày sau đó.
Fidel Castro (phải) và nhà cách mạng Mác-xít nổi tiếng người Argentina - Che Guevara (trái).
Hai tháng sau, Lorenz biết mình mang thai nhưng niềm vui chẳng kéo dài được lâu, một ngày nọ, cô bị ngất và khi tỉnh dậy thì biết mình đã bị sảy thai. Lorenz quyết định quay trở về New York một thời gian. Chính tại đây, CIA đã tiếp cận cô. Họ đã nói rất nhiều về Fidel, cố gắng tẩy não Lorenz rằng chính ông đã khiến cô mất con.
Giờ đây, sau rất nhiều năm nhìn lại, Lorenz trả lời phỏng vấn của phóng viên rằng: "Tôi không nên tin điều họ nói nhưng ở thời điểm đó, họ đã tẩy não được tôi. Câu chuyện họ bịa ra làm trái tim tôi tan nát. Vì vậy, tôi đã mù quáng nghe theo lời họ, để rồi tin rằng Castro là một mối đe dọa đối với nước Mỹ, rằng họ cần tôi giúp họ ám sát ông ấy".
Cuối cùng, Lorenz đã đồng ý và vào tháng 1/1960, cô đến Miami để gặp một nhân vật bí mật sẽ chịu trách nhiệm giao cho cô những viên thuốc độc.
Nhiệm vụ của Lorenz lúc này là thả một viên thuốc vào cốc nước của Castro và sau đó tìm cách biến mất ngay sau khi hành động ám sát hoàn tất. Sợ bị hải quan Cuba phát hiện, Lorenz đã giấu những viên thuốc trong lọ kem dưỡng da.
Ông Fidel Castro trong một bức hình chụp năm 2008.
Ông Fidel Castro trong một bức hình chụp năm 1959. Cũng trong năm này, ông gặp cô Lorenz.
Trở lại để gặp Fidel Castro một lần cuối, Lorenz đã cố gắng bỏ những viên thuốc vào trong cốc nước nhưng vì nó bị dính trong lọ kem nên lúc lấy ra hơi khó: "Tôi đã cố gắng thả viên thuốc vào trong cốc nhưng nó dính vào ngón tay. Tôi hoang mang sợ hãi nên lại cố gắng chạy đi vứt nó vào trong nhà vệ sinh, đang loay hoay thì Fidel bước vào..."
Rất nhanh chóng, ông hiểu được Lorenz đang có ý định ám sát mình. Sự nhìn thấu tâm can của Fidel khiến Lorenz rất sợ hãi: "Ông ấy rút khẩu súng ra khỏi bao..."
"Tôi đã nghĩ ông ấy sẽ bắn tôi, nhưng ông ấy đưa khẩu súng cho tôi và nói: Em tới đây để định giết tôi à? Sau đó ông ấy rút một điếu xì gà ra hút và nhắm mắt lại. Tình huống trở nên hoàn toàn nằm ngoài kế hoạch. Ông ấy chắc chắn đã bị tổn thương, thậm chí bị xúc phạm, nhưng sau cùng ông ấy biết tôi sẽ không làm gì hại ông ấy thêm nữa".
Sau đó, Lorenz rời xa Cuba, rời xa Fidel Castro vĩnh viễn, không bao giờ gặp lại ông nữa.
Có lẽ cuộc đời đã định Lorenz sẽ gắn bó với những người đàn ông theo nghiệp nhà binh, về sau, bà gặp gỡ và lại trở thành tình nhân của cựu Tổng thống, cựu Tổng tư lệnh Venezuela - Marcos Pérez Jiménez. Với mối tình này, bà đã có một cô con gái.
"Dù tôi mang tiếng là một kẻ sát nhân, từng có ý định giết chính người mình yêu nhưng kỳ thực khi ngồi trên máy bay và nhìn thấy đất nước Cuba dần dần hiện ra trước mắt vào cái ngày tôi định ám sát Fidel, tôi đã biết mình sẽ thất bại, bởi tôi không bao giờ có thể làm hại Fidel Castro", Lorenz chia sẻ.
Theo Dantri
Venezuela tống khứ 3 nhà ngoại giao Mỹ vì âm mưu phá hoại Hôm 16-2, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố ông đã cho trục xuất ba nhà ngoại giao Mỹ, những người bị cáo buộc móc nối với người biểu tình phá hoại kinh tế và lưới điện của quốc gia. "Tôi đã chỉ thị cho Bộ trưởng bộ Ngoại giao tiến hành trục xuất ba nhà ngoaị giao Mỹ tại Venezuela", tuyên bố...