Mỹ bay thử tiêm kích thế hệ 6
Không quân Mỹ bí mật chế tạo và bay thử nguyên mẫu đầu tiên của dự án tiêm kích Làm chủ Bầu trời Thế hệ Mới (NGAD).
“Chúng tôi đã chế tạo và bay thử một nguyên mẫu hoàn chỉnh với kích cỡ thật, đồng thời phá nhiều kỷ lục trong quá trình này. Chúng tôi sẵn sàng cho mẫu tiêm kích thế hệ tiếp theo”, tiến sĩ Will Roper, trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần, cho biết trong hội thảo của Hiệp hội Không quân Mỹ hôm 15/9.
Bản mẫu thiết kế của một tiêm kích trong dự án NGAD. Ảnh: Boeing.
Video đang HOT
Đây là mẫu tiêm kích đầu tiên được Mỹ thiết kế trong 20 năm qua, kể từ khi dự án Tiêm kích Tấn công Liên quân (JSF) được công bố và dẫn tới sự ra đời của chiến đấu cơ tàng hình F-35.
Không quân Mỹ vẫn giữ bí mật mọi thông tin về dự án NGAD, trong đó cótiến độ, hình dáng và tính năng dự kiến, nhưng cho biết nó được thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính (CAE). Một nguyên mẫu cũng được thử nghiệm trong môi trường mô phỏng, trước khi nguyên mẫu ngoài đời thực được chế tạo.
Lầu Năm Góc đánh giá cách phát triển này có thể cắt giảm tới 10% tổng chi phí dự án trong vòng 30 năm so với những thế hệ chiến đấu cơ trước đó.
Chương trình NGAD là tập hợp của nhiều hệ thống vũ khí gồm máy bay có người lái và không người lái, lấy trọng tâm là tiêm kích tàng hình tầm xa mang tên mã “Xuyên thủng Lưới phòng không” (PCA). Cách tiếp cận mới của dự án NGAD dự kiến cho ra đời nhiều loạt tiêm kích được chế tạo bởi các tập đoàn khác nhau, với mục tiêu phát triển và mua trang bị mới sau mỗi 5 năm.
Tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ có giá đắt gấp ba lần F-35 124 Mỹ tung video giới thiệu tiêm kích thế hệ 6
Không quân Mỹ muốn thay thế UAV MQ-9 Reaper
Trang tin Military.com trích lời một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ mới đây cho biết, lực lượng này đang lên kế hoạch thay thế các phi đội máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper của họ bằng một dòng UAV mới đáp ứng tốt hơn yêu cầu về tác chiến.
Theo đó, Không quân Mỹ dự định sẽ sớm đưa ra kế hoạch chi tiết về việc thay thế UAV MQ-9 Reaper, sử dụng ngân sách của năm tài chính 2022.
Ông Will Roper, Trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần, cho biết: UAV MQ-9 Reaper, dù là loại vũ khí "tuyệt vời" và đã chứng minh được sự hiệu quả qua hơn 4 triệu giờ bay, đến nay không còn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của chiến tranh hiện đại khi chúng quá dễ dàng bị bắn hạ. Vì vậy, Không quân Mỹ đang dự định phát triển một dòng UAV thế hệ mới có khả năng tồn tại lâu hơn trong môi trường chiến đấu khắc nghiệt.
UAV MQ-9 Reaper của Không quân Mỹ. Nguồn: US Air Force.
Được giới thiệu lần đầu vào năm 2007, MQ-9 Reaper được coi là một trong những UAV mạnh mẽ và được biết đến rộng rãi nhất của Không quân Mỹ. Lớn hơn, nhanh hơn và được vũ trang nhiều hơn so với UAV "tiền nhiệm" MQ-1 Predator, MQ-9 Reaper có thể bay hàng giờ đồng hồ trong điều kiện không phận không có nhiều tranh chấp, chờ đợi thời cơ để thực hiện tấn công bằng tên lửa Hellfire hay bom có laser dẫn đường.
Tuy vậy, khi hoạt động trên không phận nhiều mối nguy, UAV MQ-9 Reaper không được tích hợp công nghệ điện tử hàng không tân tiến để có thể giúp chúng tàng hình trước radar hay ứng phó lại hệ thống đánh chặn của địch. Thực tế cho thấy, không ít lần các UAV MQ-9 Reaper của Mỹ bị đối thủ vô hiệu hóa, lấy ví dụ như các trường hợp UAV này bị bắn hạ bởi phiến quân Houthi hồi tháng 6 và tháng 8/2019.
Nhận thấy những nhược điểm dần bị lộ rõ của MQ-9 Reaper, Không quân Mỹ cho biết sẽ tiếp nhận 24 chiếc cuối cùng của dòng UAV này trong năm nay, tức giảm số lượng UAV trong đơn đặt hàng với hãng chế tạo General Atomics từ 363 xuống 337 đơn vị.
Theo ông Will Roper, hiện tại đã có nhiều nhà thầu quốc phòng đề xuất những ý tưởng chế tạo UAV thế hệ mới thay thế chiếc Reaper. Công nghệ tân tiến đi kèm với chi phí chế tạo tăng lên, song Không quân Mỹ lại muốn giữ mức giá không chênh lệch nhiều so với giá thành của MQ-9 Reaper để có thể mua với số lượng lớn.
Đình Đức
Đài Bắc thử tên lửa, Bắc Kinh điều tiêm kích áp sát Nhiều tiêm kích và vận tải cơ của không quân Trung Quốc áp sát Đài Loan sau khi hòn đảo phóng thử loạt tên lửa mới. Quân đội Trung Quốc (PLA) điều nhiều tiêm kích Su-30, J-10 và vận tải cơ Y-8 tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phía tây nam đảo Đài Loan, cơ quan phòng vệ của hòn đảo...