Mỹ bất ngờ rút khỏi UNESCO, vì sao?
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12.10 thông báo nước này sẽ rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc ( UNESCO) và quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 31.12 tới.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ quyết định trên “phản ánh những quan ngại ngày càng lớn của Mỹ đối với UNESCO, sự cần thiết của việc cải cách tổ chức này cũng như việc tổ chức này duy trì thành kiến chống Israel”.
Mỹ giải thích quyết định này là do nợ phí hội viên, sự cần thiết phải cải cách tổ chức và “chống lại sự thiên vị Israel”. Tuyên bố nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò là quan sát viên để đóng góp quan điểm và chuyên môn cho UNESCO.
Video đang HOT
Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova cũng đã nhận được thông báo chính thức của Mỹ rút khỏi UNESCO từ Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, đồng thời bày tỏ “vô cùng đáng tiếc” về quyết định này. Bà Bokova cho rằng quyết định này là sự tổn thất lớn đối với “đại gia đình Liên hợp quốc (LHQ)” và sự hợp tác giữa các quốc gia. Bà nhắc lại rằng trong năm 2011, sau khi Mỹ đình chỉ tham gia tài chính, bà nói rằng “UNESCO chưa bao giờ quan trọng cho Mỹ đến vậy, và Mỹ chưa bao giờ quan trọng với UNESCO.”
UNESCO, có trụ sở tại Paris (Pháp) và bắt đầu hoạt động từ năm 1946. Đây là một tổ chức của Liên hợp quốc có uy tín cao, có đông đảo thành viên và nhiều đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động chính của tổ chức này là giáo dục, văn hoá, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thông tin và truyền thông. Mỗi năm, Mỹ đóng góp khoảng 80 triệu USD cho UNESCO, tương đương 20% ngân sách của tổ chức này. Năm 2011, Mỹ từng ngưng việc đóng góp khoản ngân sách lớn cho UNESCO nhằm phản đối quyết định của tổ chức này trao quy chế thành viên đầy đủ cho Palestin
Theo Danviet
Mỹ rút khỏi UNESCO để ủng hộ Israel
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này sẽ rút khỏi UNESCO từ ngày 31/12 để phản đối tâm lý chống Israel tại đây.
Bên ngoài tổng hành dinh UNESCO. Ảnh minh họa: Reuters.
"Đây là quyết định không thể xem nhẹ, phản ánh lo ngại của Mỹ với những công việc dang dở chồng chất tại UNESCO, sự cần thiết phải có cải cách căn bản tổ chức này và tâm lý chống Israel kéo dài tại đây. Tuy nhiên, Mỹ vẫn sẽ giữ liên hệ với tư cách quan sát viên, nhằm đóng góp góc nhìn và kiến thức chuyên môn cho UNESCO", Reuters dẫn thông cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/10. Washington cho biết sẽ chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) từ ngày 31/12 năm nay.
"Sau khi nhận thông báo từ Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, với tư cách Tổng giám đốc UNESCO, tôi lấy làm tiếc trước quyết định rút khỏi UNESCO của Mỹ", Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova tuyên bố. Bà Bokova khẳng định điều này là mất mát lớn với chủ nghĩa đa phương nói riêng và gia đình Liên Hợp Quốc nói chung.
Mỹ từng cắt nguồn đóng góp lớn, chiếm tới 22% ngân sách UNESCO hồi năm 2011, nhằm phản đối quyết định công nhận tư cách thành viên đầy đủ cho Palestine. Luật pháp Mỹ từ những năm 1990 quy định chính phủ Mỹ phải rút tiền tài trợ từ bất kỳ cơ quan nào của Liên Hợp Quốc thừa nhận Palestine là thành viên, trước khi nước này ký kết một hiệp ước hòa bình với Israel.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Ứng viên Pháp được chọn làm tổng giám đốc UNESCO Cựu bộ trưởng văn hoá Pháp giành được số phiếu quá bán, dự kiến chính thức lãnh đạo UNESCO vào tháng 11. Bà Azoulay được chọn làm tân tổng giám đốc UNESCO. Ảnh: Reuters. Bà Audrey Azoulay ngày 13/10 có được 30 phiếu, cao hơn hai phiếu so với ứng viên Qatar Hamad bin Abdulaziz Al-Kawari, trong cuộc đua trở thành tân tổng...