Mỹ bất ngờ công khai dữ liệu kho vũ khí hạt nhân
Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây công khai thông tin về kho vũ khí hạt nhân của nước này, đồng thời kêu gọi Nga có hành động tương tự sau khi Moscow tuyên bố đình chỉ Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới ( New START) với Mỹ hồi cuối tháng 2.
Động thái của Mỹ đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách, khi Washington hồi tháng 3 vừa tuyên bố sẽ không chia sẻ thông tin theo New START.
Ảnh minh họa. Nguồn: Angelus News.
Theo Nhà Trắng, Washington hiện sở hữu 1.419 đầu đạn hạt nhân trong trạng thái sẵn sàng triển khai kể từ ngày 1/3, giảm so với 1.515 đầu đạn vào cùng kỳ năm trước và nằm trong giới hạn 1.550 do New START đặt ra.
Video đang HOT
Số đầu đạn của Mỹ được gắn trên 662 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và các hệ thống phóng khác, giảm so với 686 hệ thống một năm trước đó và nằm trong giới hạn 700 hệ thống theo hiệp ước New START. Mỹ cũng tuyên bố duy trì 800 hệ thống phóng, gồm những hệ thống trong trạng thái sẵn sàng triển khai, tương tự như hồi 2022 và là mức tối đa được hiệp ước New START cho phép.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, việc công khai dữ liệu hạt nhân này là tự nguyện bởi “Mỹ coi tính minh bạch trong các vấn đề liên quan đến vũ khí hạt nhân là rất quan trọng để giảm khả năng nhận thức, tính toán sai lầm và chạy đua vũ trang tốn kém”. Phía Mỹ kêu gọi Nga có hành động tương tự.
Trước đó, hồi năm 2022, Nga cho biết nước này sở hữu 1.474 đầu đạn hạt nhân trong trạng thái sẵn sàng triển khai và 526 hệ thống triển khai đầu đạn hạt nhân.
Theo giới chuyên gia, việc công bố dữ liệu đầu đạn hạt nhân đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ, khi Washington hồi tháng 3 vừa tuyên bố sẽ không chia sẻ thông tin theo New START nhằm đáp trả việc Nga đình chỉ tham gia hiệp ước này.
Được biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 28/2 ký thông qua luật đình chỉ tham gia New START, thỏa thuận kiểm soát hạt nhân cuối cùng giữa Moscow và Washington, sau khi được Hạ viện và Thượng viện phê duyệt. Nga khẳng định sẽ không tham gia New START tới khi nào Mỹ lắng nghe lập trường của Moscow.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, Moscow buộc phải đình chỉ tham gia New START vì nước này cho rằng Mỹ sử dụng hiệp ước để giúp Ukraine tấn công các địa điểm chiến lược của Nga. Tuy nhiên, ông Ryabkov khẳng định, rằng Nga sẽ tiếp tục tuân thủ giới hạn về vũ khí tấn công chiến lược do hiệp ước đặt ra và “nếu Mỹ không thử nghiệm hạt nhân, chúng tôi cũng sẽ không thử nghiệm”
Mỹ thông báo ngừng trao đổi dữ liệu hạt nhân với Nga
CNN hôm 28/3 dẫn lời Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng nêu rõ, Mỹ sẽ ngừng trao đổi một số dữ liệu về lực lượng hạt nhân của Washington cho Moscow, nhằm đáp lại việc Nga đình chỉ tham gia hiệp ước vũ khí hạt nhân New START.
Việc Mỹ ngừng trao đổi dữ liệu hạt nhân với Nga đẩy quan hệ 2 nước thêm xa cách. Ảnh: Getty.
Tuyên bố của Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng có đoạn: "Vì việc Nga tuyên bố đình chỉ hiệp ước New START không hợp lệ về mặt pháp lý, nên Mỹ được phép giữ lại bản cập nhật dữ liệu trao đổi hai năm một lần giữa hai bên để đáp trả".
Động thái của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Nga mới đây cũng từ chối chia sẻ dữ liệu hạt nhân mà hai bên vốn nhất trí trong New START, cứ sáu tháng một lần.
Được biết, New START có hiệu lực vào năm 2011, giới hạn việc Nga và Mỹ sở hữu không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân được triển khai và yêu cầu một loạt bước xác nhận, bao gồm phải thông báo chi tiết số lượng, địa điểm, đặc điểm kỹ thuật của vũ khí hạt nhân cho nhau và cả việc thanh sát hiện trường. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Moscow và Washington đã trao đổi hơn 25.000 dữ liệu kể từ khi hiệp ước có hiệu lực.
Tuy vậy, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng vì chiến sự Nga - Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thông điệp liên bang thường niên hôm 21/2 thông báo, Moscow đình chỉ tham gia New START. Ông Putin nhấn mạnh, trước khi nối lại các cuộc thảo luận về công việc tiếp theo trong khuôn khổ hiệp ước, Nga muốn làm rõ kho vũ khí hạt nhân của các cường quốc NATO khác như Anh và Pháp. Phía Kremlin cũng khẳng định, không tiếp tục tham gia New START với Mỹ cho đến khi Washington lắng nghe quan điểm của Moscow.
Trong một diễn biến khác, gần đây, Nga cũng thông báo sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus do nước này đối mặt với áp lực từ các nước phương Tây. Bộ Ngoại giao Belarus nêu rõ trong tuyên bố hôm 28/3: "Trong hai năm rưỡi qua, Belarus phải chịu áp lực chính trị, kinh tế và thông tin chưa từng có từ Mỹ, Anh cùng các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU)".
Theo Bộ Ngoại giao Belarus, những áp lực này buộc Minsk phải hành động để đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời khẳng định các kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở nước này sẽ không trái với các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế, vì Belarus sẽ không có quyền kiểm soát vũ khí này.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi Nga, Mỹ thực thi đầy đủ Hiệp ước New START Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Nga và Mỹ tiếp tục thực thi đầy đủ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START). Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN Trả lời báo giới về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thông điệp liên bang 2023 ngày 21/2 thông báo nước...