Mỹ bắt giữ 3 chủ tiệm nail gốc Việt ’siêu lừa’ ở New York
Ba công dân Mỹ gốc Việt bị cáo buộc và truy tố vì liên quan đến nhiều tội danh nghiêm trọng như buôn người, bóc lột lao động, khai man và trục lợi tiền vay cứu trợ Covid-19.
Vào ngày 10/12/2020, tòa án Central Islip ở hạt Suffolk, New York, đã nhận được bản cáo trạng với 6 tội danh nhắm vào Dat Tat Ho (33 tuổi, còn gọi là Chris) và Manh Ngoc Nguyen (44 tuổi, còn gọi là Peter).
Hai công dân gốc Việt nói trên bị cáo buộc âm mưu lừa gạt các cơ quan chính phủ Mỹ, buôn người xuyên quốc gia để thu lợi bất chính và các tội danh liên quan khác.
Cùng ngày, luật sư tạm quyền Audrey Strauss, đặc vụ Amaleka McCall-Brathwaite, Trợ lý Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) New York William F. Sweeney Jr. và đặc vụ Jonathan D. Larsen đã công bố vụ bắt giữ hai đối tượng Ho và Nguyen trong vụ án lừa đảo khoản vay 13 triệu USD Covid-19 từ chính phủ.
Qua quá trình điều tra xâu chuỗi các sự kiện, lực lượng chức năng New York đã dần hé mở những mánh khóe và đường dây phạm pháp tinh vi của các nghi phạm gốc Việt nói trên.
Buôn người và bóc lột lao động
Vì tính chất phức tạp của vụ án, giới chức Mỹ đã đánh động và phối hợp cùng lực lượng chức năng Việt Nam để điều tra hai đối tượng Ho và Nguyen xoay quanh nghi án buôn người xuyên quốc gia.
“Cuộc điều tra này, là sự nỗ lực chung giữa Cục Điều tra An ninh Nội địa Mỹ và Bộ Công an Việt Nam, là một bi kịch điển hình khác về những người sẵn sàng tham gia đường dây vận chuyển người trái phép nhưng cuối cùng trở thành nạn nhân của những tên tội phạm máu lạnh”, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink chia sẻ.
Hoạt động điều tra bắt đầu từ Long Island, New York. Sau khi nhận được tin báo từ một người được cho là nạn nhân của vụ việc, các viên chức thực thi pháp luật của Mỹ và Việt Nam đã tiến hành cuộc điều tra tại Việt Nam và thu thập bằng chứng cho 6 điểm cáo buộc trong bản cáo trạng liên bang của toà án Quận Đông ở New York.
Các bị cáo Nguyen và Ho được cho là đã vận chuyển trái phép công dân Việt Nam vào Mỹ để làm việc với mức lương thấp, trái pháp luật tại các tiệm làm tóc và làm móng tại New York và khu vực Long Island.
Đường dây buôn người của Ho và Nguyen hoạt động xuyên biên giới. Ảnh: AFP.
Từ giữa tháng 1/2017 đến 9/2020, các bị cáo và đối tượng có liên quan đã thu xếp cho nhiều công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép vào Mỹ.
Những nạn nhân sau khi được đưa vào Mỹ sẽ lưu trú tại căn hộ của các bị cáo hoặc tòng phạm.
“Theo cáo trạng, Ho va Nguyen đã âm mưu buôn lậu công dân nước ngoài vào Mỹ, bắt giữ họ trái phép và ép nạn nhân lao động trong các tiệm làm móng và tóc với mức lương thấp”, luật sư tạm quyền Seth D. DuCharme của toà án Quận Đông ở New York tuyên bố.
“Vụ án này là một ví dụ về nạn buôn bán lao động tàn nhẫn đang ngấm ngầm diễn ra”, đặc vụ Peter C. Fitzhugh nói.
Các nghi phạm được cho là đã sử dụng giấy tờ giả mạo hoặc bằng mạng lưới vận chuyển người theo đường bộ từ Canada hoặc Mexico. Nếu bị kết án, Nguyen và Ho sẽ chịu mức án tối đa 15 năm tù.
Luật sư tạm quyền Seth D. DuCharme của toà án Quận Đông ở New York, một trong những người tham gia khởi tố Nguyen và Ho. Ảnh: Newsday.
Lừa đảo tiền vay cứu trợ Covid-19
Không chỉ dừng lại ở vụ án buôn người xuyên biên giới, đường dây phạm pháp của Nguyen và Ho còn liên quan đến hoạt động lừa đảo tiền viện trợ của chính phủ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở New York.
Nguyen, Ho và Victoria Ho (31 tuổi) bị toà án Quận Đông ở New York khởi tố với tội danh âm mưu chiếm đoạt 13 triệu USD từ khoản vay chi viện Covid-19 của chính phủ cho chuỗi cửa hàng làm móng của họ cùng một số doanh nghiệp địa phương khác.
Cụ thể, trong quá trình điền đơn xin vay cứu trợ Covid-19 (PPP), các bị cáo đã khai man về số lượng nhân viên và khung lương tại cửa hàng làm móng của mình và các doanh nghiệp khác để nhận được khoản vay lớn hơn quy mô thực.
Ngành nail gặp nhiều khó khăn ở Mỹ trong đại dịch Covid-19. Ảnh: AFP.
“Những lợi ích mà chính phủ cung cấp thông qua các khoản vay PPP được thiết lập để giúp các doanh nghiệp nhỏ tồn tại trong thời kỳ đại dịch. Thật không may, chủ sở hữu của Victoria Nails & Spa đã xem chương trình này như ống tiết kiệm của riêng họ”, Trợ lý Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) New York William F. Sweeney Jr. nói. “Các bị cáo khai man số lượng nhân viên và bảng lương của họ để lấy tiền. Họ đã gửi số tiền này vào các tài khoản ngân hàng cá nhân”.
Trong khuôn khổ vụ lừa đảo quy mô này, mỗi bị cáo trong số ba nghi phạm gốc Việt nói trên có thể chịu khung hình phạt tối đa lên đến 30 năm tù giam.
Với tội danh gian lận và trục lợi tiền của chính phủ liên bang, mỗi bị cáo có thể chịu mức án tối đa 10 năm tù giam. Ngoài ra, với hành vi khai man, mỗi người cũng có thể chịu thêm tối đa 5 năm tù giam nữa.
Cảnh sát Peru hóa trang thành ông già Noel để bắt tội phạm .Cảnh sát “chìm” hóa trang thành ông già Noel đột kích vào ngôi nhà và bắt giữ một người bị cáo buộc buôn ma túy ở thủ đô Lima, Peru.
Mỹ có thể ghi nhận nhiều người chết nhất vì COVID-19 trong tháng 1
Mỹ đã ghi nhận 2,2 triệu ca mắc COVID-19 chỉ trong 10 ngày đầu năm. Với tỉ lệ này, giới chuyên gia nhận định tháng 1 có thể là tháng nhiều người chết nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này.
Tháng 1 có tể là tháng chết chóc nhất trong đại dịch COVID-19 tại Mỹ kể từ khi đại dịch bùng phát. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN (Mỹ), phải mất đến 90 ngày Mỹ mới đạt 2 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên vào năm ngoái. Tuy nhiên, vào năm 2021, chỉ trong vòng 10 ngày, nước Mỹ đã ghi nhận 2,2 triệu ca mắc COVID-19, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins. Và các ca nhiễm mới, nhập viện và tử vong vì COVID-19 vẫn đang tiếp tục tăng cao.
"Chúng ta đang ở trong tình hình nghiêm trọng. Chúng ta biết cách làm chậm sự lây lan của virus. Chúng ta cần phải đeo khẩu trang, cần ở nhà và tránh các cuộc tụ họp đông người ", Tiến sĩ Ashish Jha, Trưởng khoa Y tế Công cộng tại Đại học Brown nói.
Tuy nhiên, giới chức cho biết, nhiều người dân Mỹ đã làm điều ngược lại trong các kỳ nghỉ lễ. Họ vẫn tụ tập cùng gia đình và bạn bè. Giờ đây, hậu quả mà người Mỹ phải gánh chịu đang ngày càng rõ rệt hơn tại các bệnh việc chật kín bệnh nhân trên toàn quốc.
Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã ghi nhận trên 27.000 trường hợp tử vong do COVID-19 chỉ trong 10 ngày đầu năm 2021. Chuyên gia cho rằng với tốc độ này, nhiều người có thể chết vì COVID-19 vào tháng 1 hơn bất kỳ tháng nào kể từ khi đại dịch bùng phát. Trước đó, tháng 12/2020 đã ghi nhận các ca tử vong cao kỷ lục, với 77.431 trường hợp tử vong.
Có 129.229 bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại các bệnh viện Mỹ vào hôm 10/1. Ảnh: CNN
Hôm 9/1, Mỹ đã ghi nhận 3.655 ca tử vong do COVID-19, với 269.623 ca nhiễm mới. Trong khi đó, tốc độ tiêm chủng tại nước này đang chậm hơn so với kỳ vọng.
Ông Joe K. Gerald, Phó Giáo sư tại Cao đẳng Y tế Công cộng Zuckerman thuộc Đại học Arizona, cho biết tại Arizona, cuộc khủng hoảng sẽ trở nên tồi tệ hơn.
"Chúng ta sẽ lập nhiều kỷ lục mới về các ca mắc, nhập viện và tử vong trong những tuần tới. Hành động chính sách là cần thiết để giảm thiểu kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra", ông Gerald nói và bày tỏ lo ngại về sự xuất hiện không thể tránh khỏi của biến chủng virus SARS-CoV-2 mới có khả năng lây nhiễm mạnh hơn được phát hiện tại Anh.
Biến thể mới của virus đã lây lan cho ít nhất 8 bang của Mỹ, bao gồm California, Colorado, Connecticut, Florida, Georgia, New York, Pennsylvania và Texas. Ông Gerald cho rằng nếu virus có được một vị trí vững chắc, nó sẽ tăng tốc lây lan, kéo dài và bùng phát nguy hiểm hơn tại Arizona.
7/1 là ngày đầu tiên nước Mỹ ghi nhận trên 4.000 ca tử vong do COVID-19 mới chỉ trong một ngày. Con số này có thể sẽ tồi tệ hơn khi ngày càng có nhiều bệnh viện quá tải hơn.
Có 129.229 bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại các bệnh viện Mỹ vào hôm 10/1. Đây là con số cao thứ 6 được ghi nhận và là ngày thứ 40 liên tiếp số ca nhập viện vì COVID-19 của Mỹ ở mức trên 100.000 ca.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết cuộc bạo loạn xảy ra tại Điện Capitol gần đây cũng có thể sẽ là sự kiện" siêu lây nhiễm", khiến virus SARS-CoV-2 lan rộng hơn trên toàn quốc.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ ngày 9/1. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Kentucky, Thống đốc Andy Beshear cho biết bang của ông đã chứng kiến sự gia tăng thực sự và đáng kể của các trường hợp mắc COVID-19 do các cuộc tụ tập đông người trong dịp nghỉ lễ.
"Sự gia tăng mà chúng tôi đang gặp phải hiện nay ít nhất gấp đôi tỷ lệ, mức độ nghiêm trọng, của những đợt gia tăng trước đây mà chúng tôi đã chứng kiến. Đây là thời điểm nguy hiểm nhất của chúng tôi", thống đốc nói.
Tại bang Texas, số ca nhập viện cũng đang gia tăng chóng mặt. Bang này cũng ghi nhận số lượng người mắc COVID-19 kỷ lục trong ngày thứ 7 liên tiếp vào hôm 9/1. Theo Sở Dịch Vụ Y Tế bang Texas, ít nhất 13.935 bệnh nhân đã phải nhập viện.
Tại Florida, đã có tới 7.497 bệnh nhân COVID-19 nhập viện hôm 10/1, theo Cơ quan Quản lý Chăm sóc Sức khỏe Florida. Con số này nhiều hơn khoảng 3.000 bệnh nhân nhập viện ở bang cách đây khoảng một tháng, với 4.343 ca nhập viện vào ngày 12/12/2020.
California cũng đã lập 2 kỷ lục mới vào ngày 9/1, khi số ca tử vong trong ngày được ghi nhận đạt mức nhiều nhất từ trước đến nay, với 695 người chết. Bang này cũng đang điều trị cho 4.939 bệnh nhân COVID-19 trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Ngày 10/1, tiểu bang cũng đã ghi nhận gần 50.000 ca mắc mới và 468 ca tử vong.
"Chúng ta đang đạt đến những cột mốc nghiệt ngã về cả số người mắc và ca tử vong vì COVID-19. Điều này phản ánh sự lây lan tàn khốc đang xảy ra trên toàn quận. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân, làm chậm sự lây lan và ngừng làm quá tải các bệnh viện đó là tạm dừng tham gia vào bất kỳ hoạt động nào không thực sự cần thiết", bà Barbara Ferrer, Giám đốc Y tế Công cộng quận Los Angeles, bang Califoenia, nói.
Giuliani có thể giúp Trump đối phó xem xét bãi nhiệm Trump có khả năng tiếp tục trông cậy vào luật sư Giuliani bảo vệ mình khi Hạ viện tiến hành xem xét bãi nhiệm ông do cuộc bạo loạn hôm 6/1. Một cố vấn bên ngoài Nhà Trắng hôm 10/1 tiết lộ luật sư Rudy Giuliani dự kiến đóng vai trò hàng đầu trong việc đối phó với bất cứ nỗ lực xem...