Mỹ “bật đèn xanh” đưa vaccine thứ 2 vào tiêm chủng đại trà
Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ tiếp tục để ngỏ khả năng đưa tiếp loại vaccine thứ 2 ngừa Covid-19 của hãng Moderna vào sử dụng.
Một ngày sau khi triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) tiếp tục để ngỏ khả năng đưa tiếp loại vaccine thứ 2 ngừa Covid-19 của hãng Moderna vào sử dụng. Đây được xem là việc đẩy nhanh nỗ lực của nhà chức trách Mỹ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vốn đang diễn biến nghiêm trọng ở nước này.
FDA tiếp tục để ngỏ khả năng đưa tiếp loại vaccine thứ 2 ngừa Covid-19 của hãng Moderna vào sử dụng: AFP.
Tài liệu dài 54 trang của các nhà khoa học Cơ quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ công bố hôm qua (15/12) đã đánh giá cao vaccine do hãng Moderna sản xuất. Theo nhận định của cơ quan này, vaccine Moderna có mức độ hiệu quả ngừa Covid-19 lên đến 94%. Đối với người trên 65 tuổi trở lên, mức độ hiệu quả của vaccine là 86%. Bên cạnh đó, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng không phát hiện bất cứ mối quan ngại đặc biệt nào về độ an toàn của vaccine. Phản ứng phụ nghiêm trọng gần như không có. Tác dụng phụ không mong muốn đối với người sử dụng chỉ là sốt, mệt mỏi và đau nhức trong quá trình vaccine kích hoạt hệ thống miễn dịch ở người.
Dự kiến trong ngày mai (17/12), Ủy ban vaccine của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ sẽ nhóm họp để đưa ra quyết định liệu có phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vaccine của Moderna hay không.
Việc đưa một loại vaccine thứ 2 vào sử dụng ở Mỹ có ý nghĩa quan trọng vào lúc này để bảo vệ người dân chống lại dịch bệnh. Mỹ hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của đại dịch với hơn 17 triệu người mắc và hơn 300.000 người khác tử vong do Covid-19. Theo thống kê của trường đại học Johns Hopkins, trung bình, mỗi ngày có khoảng 2.400 người Mỹ tử vong vì dịch Covid-19. Số người chết sẽ còn tăng trong những tuần tới trong bối cảnh các cuộc tụ tập đông người đón Giáng sinh và Năm mới sắp đến gần và quy định đeo khẩu trang, giãn cách xã hội thường bị buông lỏng trong những dịp nghỉ lễ.
Video đang HOT
Một trong những nguyên nhân khiến số người chết do Covid-19 tăng cao ở Mỹ là do tâm lý bài vaccine. Theo một cuộc thăm dò dư luận mới đây của Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng NORC của Mỹ, chỉ có khoảng một nửa số người Mỹ được hỏi muốn được tiêm phòng vaccine. Trong khi đó, 1/4 số người được hỏi nói rằng họ không muốn tiêm vaccine trong khi phần còn lại vẫn còn lưỡng lự không biết có nên tiêm vaccine hay không.
Đây là một trong những lý do giải thích tại sao, trong chiến dịch tiêm phòng vaccine vừa qua, nhân viên y tế Mỹ lại được chọn làm đối tượng tiêm phòng đầu tiên. Bên cạnh việc họ là những người trong tuyến đầu chống dịch. Để bảo vệ được người khác, trước hết, sức khỏe của họ phải được đảm bảo. Ngoài ra, việc các nhân viên y tế được tiêm phòng sẽ là nguồn cổ vũ, động viên những người khác tin tưởng vào sự an toàn của vaccine.
Nhận định về vấn đề này, Giám đốc bệnh viện Howard Mỹ Anita Jenkins nói: “Chúng ta đang có cơ hội để chống lại dịch Covid-19- một đại dịch đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Nhiều nhân viên y tế đã sử dụng vaccine trong những ngày qua. Họ sử dụng vaccine không chỉ để bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn để cho những người khác hiểu và nhận thức rằng, vaccine là vũ khí an toàn chống lại dịch Covid-19. Chúng tôi biết rằng có rất nhiều người vẫn còn lo ngại về độ an toàn của vaccine và chưa tin tưởng vào vaccine. Nhưng tôi mong mọi người hãy hiểu rằng, đây là vũ khí giúp chúng ta chống lại đại dịch”.
Nếu được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ thông qua, những lô vaccine đầu tiên của hãng Moderna sẽ được vận chuyển cho Chính phủ Mỹ trong vòng 24 giờ tới. Cho đến nay, chính phủ Mỹ đã mua 100 triệu liều vaccine do hãng Pfizer-BioNTech sản xuất và đặt mua trước 200 triệu liều khác của hãng Moderna. Nếu không có sự trì hoãn nào trong cả khâu sản xuất và phân phối vaccine dự kiến đến giữa năm 2021, sẽ có đủ vaccine để tiêm cho 150 triệu người dân Mỹ. Trước mắt, ngay cuối tháng 12 này, dự tính có khoảng 20 triệu người Mỹ sẽ được tiêm những mũi vaccine đầu tiên và 30 triệu người khác sẽ được tiêm phòng ngay đầu tháng 1/2021./.
Moderna bán vaccine Covid-19 giá đắt đỏ
Với giá 37 USD một mũi tiêm, vaccine mRNA-1273 của Moderna được đánh giá là "rất đắt", cản trở tiếp cận tiêm chủng, đặc biệt đối với các nước nghèo.
So với đối thủ Pfizer (19,5 USD một mũi tiêm), vaccine mRNA-1273 của Moderna giá đắt gần gấp đôi. Trong khi đó, giá dự kiến cho một mũi tiêm vaccine của hãng dược phẩm và sinh học AstraZeneca, trụ sở tại Anh, là 3-4 USD.
Cái giá vaccine mà Moderna đưa ra khiến các chuyên gia y tế công cộng lo ngại, có thể gây khó khăn đáng kể trong các cuộc đàm phán.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá thuốc hoặc vaccine, bao gồm thời gian điều chế, năng lực sản xuất, quá trình đệ đơn phê duyệt, nhu cầu y tế, sự hiệu quả và sức cạnh tranh. Đại diện Moderna cho biết giá vaccine cao đột biến là do quy mô và thời gian của các đơn hàng. Giá này sẽ được áp dụng đối với Mỹ và một số quốc gia thu nhập cao mà công ty dự định ưu tiên cung cấp.
Moderna nhắm mục tiêu vào thị trường Mỹ. Hãng phát triển vaccine mRNA-1273 với sự hỗ trợ của Viện Y tế Quốc gia, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ. Chính phủ Mỹ cũng tài trợ 2,48 tỷ USD.
mRNA-1273 là hy vọng sáng nhất trong Chiến dịch Thần tốc của Tổng thống Donald Trump. Chương trình dự kiến sản xuất 20 triệu liều tiêm cho người dân nước này trong năm nay.
Vì vaccine Moderna có giá cao và hợp tác sản xuất với chính phủ Mỹ, các nước còn lại trên thế giới sẽ phải chờ đợi một thời gian mới được phân phối. Các nước thu nhập thấp có thể phải tìm kiếm nguồn vaccine khác. Dự án COVAX của Liên Hợp Quốc sẽ tài trợ việc phân phối vaccine Covid-19 cho các nước nghèo hơn, song giá 37 USD một mũi tiêm vẫn khá cao.
Moderna cho biết sẽ không đăng ký bằng sáng chế vaccine trong khoảng thời gian thế giới chưa dập tắt đại dịch. Động thái này có thể giúp các nhà sản xuất thuốc ở Ấn Độ, Trung Quốc phát triển phiên bản giá rẻ hơn.
Nhà nghiên cứu của Moderna làm việc tại Trường Đại học Cambridge, Mỹ. Ảnh: NY Times
Đầu tháng 8, Stephane Bancel, Giám đốc điều hành Moderna tuyên bố sẽ định giá mRNA-1273 "thấp hơn nhiều giá trị của vaccine" trong giai đoạn đại dịch vẫn đang diễn ra. Sau khi Covid-19 được kiểm soát, trở thành bệnh đặc hữu, hãng sẽ bán vaccine mRNA-1273 theo thị trường truyền thống, phù hợp với các loại vaccine thương mại khác.
Các nhà hoạt động xã hội tỏ ra không hài lòng. Đại diện Tổ chức Bác sĩ không Biên giới cho rằng "các công ty không thể quyết định tăng giá vaccine khi đại dịch đã kết thúc". Ông dẫn hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford đã tuyên bố không thu lợi nhuận từ vaccine Covid-19
Ngày16/11, Moderna tuyên bố vaccine Covid-19 của mình hiệu quả 94,5%, dựa trên dữ liệu sơ bộ thử nghiệm giai đoạn cuối. Trước đó, hôm 10/11, Pfizer và BioNTech cũng thông báo vaccine BNT162b2 phòng ngừa Covid-19 trên 90%. Như vậy, Mỹ có hai loại vaccine Covid-19 tác dụng vượt xa mong đợi, dự kiến được phê duyệt khẩn cấp tháng 12 năm nay.
Cả hai "ứng viên" đều được phát triển bằng công nghệ mới RNA thông tin, có khả năng kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein và sinh ra kháng thể, các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh.
Ưu điểm của vaccine Moderna là không cần bảo quản cực lạnh như sản phẩm của Pfizer, giúp quá trình phân phối dễ dàng hơn. Các liều tiêm có thể được lưu trữ ở tủ lạnh y tế thông thường, mức nhiệt 2-8 độ C trong vòng 30 ngày.
Đến nay, toàn thế giới có hơn 100 loại vaccine đang được phát triển. 12 "ứng viên" đã tiến đến thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối, thuộc về Mỹ, Đức, Trung Quốc, Anh, Nga, Ấn Độ. Hồi tháng 8, Nga đã chấp thuận khẩn cấp vaccine Sputnik V trước khi hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3. Ngày 12/11, Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết Sputnik V đạt hiệu quả 90% và vài ngày sau "sửa" lại 92%, song không công bố các dữ liệu chi tiết mà "dựa trên quan sát".
Châu Âu phê duyệt vaccine Pfizer vào tuần Giáng sinh Cơ quan Thuốc châu Âu (EMA) cho biết hội đồng chuyên gia được triệu tập vào ngày 21/12 để đánh giá vaccine Pfizer-BioNTech và thúc đẩy quy trình cấp phép. Trước đó, cuộc họp được thông báo có thể diễn ra muộn nhất vào ngày 29/12. EMA cho biết các buổi thảo luận của chuyên gia đã được tiến hành, sau khi các...