Mỹ bắt đầu tung 100.000 quân đồng minh vào Syria và Iraq?
Theo tin mới nhất, Liên minh quân sự Hồi giáo Ả Rập sẽ phối hợp hành động với chính phủ Syria và Iraq, trong cuộc chiến chống IS ở Trung Đông.
Liên minh Ả rập sẽ tham gia đánh IS ở Syria và Iraq
Ngày 16-12, ông Al Saud Trợ lý của Hoàng thái tử kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Saudi Arabia Muhammad bin Salman cho biết tại một cuộc họp báo rằng, một liên minh quân sự do nước này thành lập sẽ bắt đầu tham gia đánh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.
Ông Al Saud phát biểu trên kênh truyền hình SPA rằng, các hành động quân sự chống khủng bố của Liên minh các quốc gia Hồi giáo do Saudi Arabia dẫn đầu “đã được thỏa thuận với chính quyền hợp pháp của hai quốc gia Syria và Iraq và các lực lượng chống khủng bố quốc tế hiện diện tại đó”.
“Sự can thiệp của liên quân vào tình hình ở Syria và Iraq sẽ được thực hiện phối hợp với chính quyền hợp pháp của các nước ấy và các lực lượng quốc tế. Chiến dịch chống khủng bố sẽ được điều phối ở cấp quốc tế và Saudi Arabia mong muốn cộng đồng quốc tế ủng hộ liên minh này – ông Al Saud nêu rõ.
Tuy vị Trợ lý của Hoàng thái tử Saudi Arabia không nói rõ là liên minh này đã bàn bạc với cả liên quân 64 nước phương Tây và liên quân 4 nước Nga, Syria, Iraq và Iran (RSII) hay chỉ một mình liên quân của Mỹ, nhưng nếu chính quyền của ông Bashar al-Assad đã đồng ý thì có lẽ Nga cũng đã gật đầu phối hợp.
Ông Al Saud cũng lưu ý rằng Liên minh quân sự Hồi giáo này sẽ bao gồm 34 quốc gia, có Bộ tư lệnh đặt tại với Riyadh (thủ đô của Saudi Arabia). Liên minh mới này không có quan hệ gì với liên minh Ả Rập do Saudi Arabia lãnh đạo đang tham chiến ở Yemen.
Liên minh này có sự tham gia của các quốc gia Hồi giáo từ các châu lục, nòng cốt là nước chủ nhà, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Qatar, Jordan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ…, cùng với một số quốc gia châu Á, châu Phi khác như Mali, Malaysia, Pakistan, Lebanon.
Video đang HOT
Liên minh các quốc gia Hồi giáo mới vẫn sẽ do Saudi Arabia lãnh đạo
Cộng hòa Hồi giáo Iran dòng Shia, đối thủ chính tranh giành ảnh hưởng trong thế giới Arab với Vương quốc Hồi giáo Saudi Arabia dòng Sunni, vắng mặt trong danh sách, bởi hai cường quốc của khu vực bất đồng về các vấn đề từ Syria đến Yemen.
Bộ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia, Hoàng tử Mohammed bin Salman tuyên bố, hoạt động của liên minh mới sẽ phối hợp với các nỗ lực chống khủng bố tại Iraq, Syria, Libya, Ai Cập và Afghanistan, tuy nhiên không nói rõ sẽ phối hợp trên không hay trên bộ.
Được biết, Saudi Arabia đang đứng đầu liên quân các nước Arập tiến hành các hoạt động quân sự tại Yemen nhằm vào lực lượng phiến quân Hồi giáo dòng Shi”ite Houthi và cũng là một phần trong liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu oanh kích tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria.
Saudi Arabia và các nước láng giềng vùng vịnh Arab đã mắc kẹt trong cuộc chiến kéo dài 9 tháng với phiến quân Houthi được coi là do Iran hậu thuẫn ở nước láng giềng Yemen. Liên quân này đã thực hiện hàng trăm phi vụ không kích ở Yemen nhưng chưa tiêu diệt được lực lượng này.
Mỹ từng nhiều lần khẳng định về tầm quan trọng của việc các nước Vùng Vịnh đóng vai trò nhiều hơn nữa trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tại Iraq và Syria, đồng thời Saudi Arabia cũng nỗ lực thể hiện sự chủ động khi đứng ra thành lập 2 Liên minh quân sự Ả rập.
Chiến hạm Ai Cập vượt kênh đào Suez đến tham chiến ở Yemen trong khuôn khổ Liên minh quân sự do Saudi Arabia đứng đầu
Tuy nhiên, không thể khẳng định rằng các nước vùng Vịnh đã thoát khỏi vòng tay của Mỹ, tự chủ trong các chính sách của mình. Saudi Arabia có thể lãnh đạo một khối quân sự nhưng mục đích thành lập, đường lối hoạt động sẽ do Washington chi phối, Riyadh chỉ là người đứng ra tổ chức thực hiện mà thôi.
Chỉ mới hôm trước, chưa hề có thông tin gì về Liên minh quân sự Ả rập mới. Lệnh ngừng bắn được thiết lập ở Yemen hôm 15-12 và tiến trình đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn được triển khai, thì ngay lập tức nó được thành lập để tham gia vào cuộc chiến chống IS ở Syria và Iraq.
Một khối liên minh quân sự lớn, nhất là lại bao gồm nhiều nước thuộc các châu lục khác nhau sẽ mất nhiều thời gian để thống nhất được mục tiêu hành động, đường lối lãnh đạo, khả năng tham chiến trong lĩnh vực nào và phần đóng góp của các nước trong liên minh.
Sự xuất hiện “đột ngột, đầy bất ngờ” của Liên minh này có thể là dấu hiệu cho thấy, kế hoạch quân sự khổng lồ của Mỹ ở vùng Vịnh đã bắt đầu triển khai.
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc đã ngừng xây dựng trên Biển Đông?
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc đã ngừng hoạt động xây dựng trên Biển Đông.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc đã ngừng hoạt động xây dựng trên Biển Đông.
Ngày 5/8, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc đã ngừng hoạt động xây dựng trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Kyodo-TTXVN
Khi được hỏi liệu Trung Quốc đã ngừng công việc xây dựng trên Biển Đông hay chưa, ông Vương Nghị nói: "Trung Quốc đã ngừng (hoạt động xây dựng). Hãy điều máy bay tới mà kiểm tra".
Cũng theo ông Vương Nghị và người đồng cấp Thái Lan Tanasak Patimapragorn, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí đẩy nhanh tiến độ đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Trả lời họp báo chung với ông Tanasak, ông Vương Nghị tuyên bố các quốc gia ngoài khu vực cần kiềm chế, tránh những hành động có thể làm leo thang hoặc phức tạp hóa tình hình trên Biển Đông.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết nước này và một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bày tỏ quan ngại về những căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông. Trong bối cảnh này, Tokyo cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy các năng lực an ninh trên biển trong khu vực này.
Trong cuộc họp với các nhà ngoại giao cấp cao ASEAN tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) bên lề một loạt hội nghị khu vực liên quan đến ASEAN và các đối tác đối thoại của khối này, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Minoru Kiuchi đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng thông qua hoạt động xây dựng quy mô lớn ở Biển Đông.
Tuy ông Kiuchi không nêu đích danh Trung Quốc song những phát biểu trên dường như ám chỉ đến các hoạt động của Bắc Kinh. Ông cũng cho rằng việc duy trì luật pháp quốc tế, tránh sử dụng vũ lực và giải quyết các xung đột một cách hòa bình là điều rất quan trọng. Ngoài ra, ông Kiuchi cho hay Nhật Bản sẽ "hợp tác đầy đủ" với những nỗ lực của ASEAN nhằm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN trước cuối năm nay.
Bộ trên cho hay, một số nước thành viên ASEAN cũng đã bày tỏ quan ngại về tình hình hiện nay ở Biển Đông và kêu gọi tìm kiếm giải pháp cho những tranh phù hợp với luật quốc tế.
Theo Báo Tin Tức
Hội nghị Thượng đỉnh EU- Mỹ Latin và Caribe Diễn ra trong hai ngày 10-11/6 tại Brussels, Hội nghị Thượng đỉnh EU- Mỹ Latin và Caribe là dịp để các quốc gia của hai khu vực đối thoại với nhau. Tham dự có 28 nước EU và 33 nước châu Mỹ Latin và Caribe, tức là chiếm 1/3 số thành viên Liên Hợp Quốc, 1,5 tỷ dân số toàn cầu và 5...