Mỹ bắt đầu thử nghiệm vắc-xin điều trị Ebola trên người
Vắc-xin điều trị virus Ebola sẽ bắt đầu được thử nghiệm trên người vào tuần này tại Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) trong bối cảnh gia tăng những quan ngại về loại virus chết người tại Tây Phi.
Sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ xem xét, các nhà nghiên cứu đã được bật đèn xanh để tiến hành thử nghiệm trên người. Loại vắc-xin thử nghiệm này được phát triển bởi Công ty dược phẩm GlaxoSmithKline và Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID).
Những liều thuốc đầu tiên sẽ được thử nghiệm trên 3 tình nguyện viên khỏe mạnh để xem có bất kỳ phản ứng nào xảy ra không. Nếu như an toàn, loại thuốc này sẽ được đưa cho một nhóm tình nguyện viên khỏe mạnh có độ tuổi từ 18 đến 50, để xem xét nó có tạo ra phản ứng miễn dịch vớivirus Ebola không. Những tình nguyện viên tới từ các quốc gia như: Anh, Gambia và Mali. Các chuyên gia cho biết họ không thử nghiệm ở các quốc gia đang bị đại dịch Ebola hoành hành do cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe tại khu vực này không đủ điều kiện để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu.
Mỹ sẽ thử nghiệm vắc-xin điều trị virus Ebola trên cơ thể người vào tuần này
Loại vắc-xin được thử nghiệm trong tuần này dựa trên một loại virus cảm lạnh có tên là an adenovirus. Trước đó, nó đã có những phản ứng tốt với tinh tinh. Tuy nhiên ông Fauci, giám đốc NIADI cho biết: “Đã có rất nhiều thứ bất ngờ xảy ra trong nhiều năm kinh nghiệm của tôi… bạn sẽ không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra.”
Kết quả cuối cùng của sẽ được công bố vào cuối năm nay, sau 48 tuần đánh giá. Nếu như loại vắc-xin này được chấp thuận, nó sẽ được ưu tiên cung cấp cho các nhân viên y tế, những người đang phải đấu tranh không biết mệt mỏi với virus Ebola, sau đó sẽ được phân phát cho người dân trong cộng đồng đang bùng phát dịch bệnh.
Video đang HOT
Công ty dược phẩm GlaxoSmithKline cho biết, công ty này sẽ sản xuất thêm 10.000 liều vắc-xin trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.
Các quốc gia bùng phát đại dịch Ebola đang bị đe dọa bởi mất an ninh lương thực
Trước đó, loại thuốc nhận được nhiều sự chú ý nhất là Zmapp, mặc dù chưa được thử nghiệm chính thức trên cơ thể người, nhưng nó đã mang lại những kết quả khả quan, khi 5/7 người sử dụng đã hồi phục. Mặc dù vậy, các chuyên gia khẳng định vẫn còn quá ít dữ liệu để khẳng định loại thuốc này đóng vai trò quan trọng trong việc trị virus Ebola.
Dự kiến một loại vắc-xin khác của Cơ quan Y tế Công cộng Canada cũng sẽ được thử nghiệm trong tháng này.
Trong diễn biến liên quan, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc ngày 2/9 cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực tại các quốc gia đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Ebola, do sự thiếu hụt lao động, hạn chế đi lại giữa vùng miền và các quốc gia khiến lương thực tại đây thiếu thốn, giá cả leo thang. FAO dự báo bất ổn lương thực có thể gia tăng trong vài tuần tới, thậm chí kéo dài trong nhiều tháng.
Theo Khampha
Cộng hòa Congo xuất hiện ổ dịch Ebola mới
"Virus Ebola tại Congo là một ổ dịch mới, không phải lây lan từ các nước Tây Phi".
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết tại buổi họp báo sáng nay (28/8).
Theo ông Phu, thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới, đến nay Congo đã có 24 người nhiễm virus Ebola trong đó có 13 trường hợp đã tử vong.
Ca bệnh đầu tiên ở Congo là một phụ nữ mang thai xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, nôn, tiểu ra máu. Bệnh nhân này tử vong ngày 11/8. Được biết, chồng của thai phụ chế biến thịt thú rừng và tử vong trước đó.
Ông Phu lý giải, phong tục mai táng tại địa phương không chấp nhận chôn cất phụ nữ cùng với thai nhi, vì vậy phải mổ để tách thai nhi ra khỏi thi thể người mẹ. Một bác sỹ và 2 y tá đã nhiễm virus này trong khi phẫu thuật.
Đến nay, Congo đã có 24 người nhiễm virus Ebola.
Các trường hợp tử vong khác được ghi nhận đều có liên quan đến chế biến thịt thú rừng sau đó người này lây sang người khác.
Ông Phu cho biết, đến thời điểm này có thể khẳng định, virus Ebola ở Cộng hòa Congo không phải do lây lan từ các nước Tây Phi.
"Virus Ebola tại Congo là một ổ dịch mới, không phải lây lan từ các nước Tây Phi", ông Phu nói.
Ông Phu cho biết, một số quốc gia đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Tại Việt Nam hiện nay chưa phát hiện ca nhiễm virus Ebola.
Bộ Y tế đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch Ebola từ cửa khẩu quốc tế để phát hiện sớm các trường hợp mang dịch bệnh xâm nhập Việt Nam.
Tính đến 26/8, Việt Nam ghi nhận 128 người từ các quốc gia có dịch nhập cảnh Việt Nam. Trung bình mỗi ngày có khoảng 10 người nhập cảnh tại Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Nội Bài. Bộ Y tế liên hệ với người nhập cảnh để theo dõi, giám sát sức khỏe. Đến nay, 128 người nhập cảnh chưa ghi nhận trường hợp nào có biểu hiện nghi ngờ nhiễm virus Ebola.
Theo Khampha
Virút Ebola đang biến thể, trở nên 'khó chữa' Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây cho biết virút Ebola đang biến đổi nhanh chóng, khiến nó trở nên khó chẩn đoán và điều trị. Virút Ebola đang biến thể, trở nên 'khó chữa' "Chúng tôi nhận thấy virút này đang biến thể", nhà khoa học Pardis Sabeti thuộc ĐH Harvard và Viện Broad ở Massachusetts, tác giả nghiên...