Mỹ: Bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa HIV
Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) thông báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng một ứng cử viên vaccine mới ngừa HIV.
Chương trình thử nghiệm này được triển khai tại Mỹ và Nam Phi.
Trong thông cáo báo chí đưa ra mới đây, NIH nêu rõ ứng cử viên vaccine có tên gọi là VIR-1388. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 sẽ đánh giá mức độ an toàn và khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch đặc hiệu của VIR-1388 đối với HIV. Vaccine VIR-1388 được thiết kế để hướng dẫn hệ miễn dịch của con người sản sinh ra các tế bào T có thể nhận biết một số protein của virus HIV và báo hiệu phản ứng miễn dịch nhằm ngăn chặn virus thiết lập sự lây nhiễm mạn tính.
Video đang HOT
Cuộc thử nghiệm do Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) và Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ, được tiến hành tại 6 địa điểm ở Mỹ, 4 địa điểm ở Nam Phi, với sự tham gia của 95 người ở độ tuổi từ 18 đến 55 âm tính với HIV. Những người tham gia sẽ được phân bổ ngẫu nhiên vào một trong 4 nhóm nghiên cứu: 3 nhóm sẽ được tiêm liều lượng vaccine khác nhau và một nhóm được tiêm giả dược.
NIH cho biết kết quả ban đầu dự kiến sẽ được công bố vào cuối năm 2024. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tiến hành một nghiên cứu phụ để theo dõi các tình nguyện viên trong tối đa 3 năm sau khi họ tiêm liều vaccine đầu tiên.
Ông Carey Hwang, Phó Chủ tịch cấp cao, Trưởng khoa Nhiễm trùng mạn tính của công ty Vir Biotechnology, cho rằng HIV vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng khi chưa có vaccine nào được phê duyệt dù đã nỗ lực nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Ông nhấn mạnh việc tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu để đánh giá vaccine VIR-1388 là một dấu mốc lâm sàng quan trọng trong quá trình phát triển vaccine ngừa HIV.
Theo báo cáo của Chương trình Phối hợp của LHQ về HIV/AIDS, năm 2022, thế giới có 39 triệu người sống chung với HIV, 1,3 triệu người nhiễm mới HIV và 630.000 người chết vì các bệnh liên quan AIDS.
COVID-19: Vaccine cải tiến của Moderna, Pfizer có hiệu quả cao trong ngừa biến thể BA.2.86
Ngày 6/9, hai hãng dược phẩm của Mỹ là Moderna và Pfizer đã công bố các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, khẳng định rằng vaccine ngừa COVID-19 phiên bản cải tiến của mình có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa biến thể phụ BA.2.86 có tính đột biến cao của virus gốc SARS-CoV-2.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Biến thể phụ BA.2.86 hiện được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ theo dõi sát về nguy cơ bùng phát lây nhiễm trong cộng đồng.
Theo hãng Moderna, vaccine dạng tiêm của hãng này tạo ra lượng kháng thể trung hòa chống lại BA.2.86 cao hơn gấp 8,7 lần so với mức kháng thể tự nhiên của con người. Bà Jacqueline Miller - người phụ trách bộ phận nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm tại Moderna - tự tin cho biết: "Chúng tôi nghĩ đây là tin tức mà mọi người sẽ muốn nghe trong bối cảnh chuẩn bị đến thời điểm tiêm các mũi nhắc lại vào mùa Thu". Theo bà Miller, kết quả này cũng sẽ giúp trấn an các cơ quan quản lý y tế tại Mỹ.
Trong khi đó, Pfizer cũng tuyên bố loại vaccine cải tiến mà hãng này phối hợp phát triển cùng đối tác BioNTech (Đức) cũng tạo ra phản ứng kháng thể mạnh mẽ chống lại BA.2.86 trong một nghiên cứu tiền lâm sàng đối với chuột.
CDC Mỹ đánh giá BA.2.86 là biến thể có nguy cơ cao gây tái nhiễm cho những người đã từng bị COVID-19 hoặc đã tiêm vaccine ngừa bệnh này trước đây. Là nhánh phụ của biến thể Omicron, BA.2.86 có trên 35 đột biến - nhiều hơn so với XBB.1.5, biến thể chiếm ưu thế kể từ đầu năm đến nay và là mục tiêu nghiên cứu cho các loại vaccine cải tiến. Các đột biến của BA.2.86 bao gồm những thay đổi ở những phần chính của virus, khiến cho biến thể này có thể tăng khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch của con người.
Theo giới chức WHO, BA.2.86 hiện đã được phát hiện ở Thụy Sĩ và Nam Phi cũng như Israel, Đan Mạch, Mỹ, Anh.
Phát triển loại thuốc giúp răng mọc lại nhiều lần Mặc dù chúng ta đã quen với thực tế rằng răng chỉ mọc hai lần, nhưng một loại thuốc mới có thể giúp bộ răng thứ ba chồi lên. Ảnh minh họa - Euronews Theo trang Euronews, các nhà khoa học đang đạt được những bước tiến đáng kể trong việc phát triển một loại thuốc có khả năng kích hoạt cơ chế...