Mỹ bắt đầu sản xuất F-35A phiên bản Nhật
Tập đoàn Lockheed Martin đã bắt đầu rắp ráp lô đầu tiên gồm 4 chiếc máy bay chiến đấu F-35A cho Không quân Nhật Bản. Lô máy bay này được đặt tên là AX-1, dự kiến sẽ được xuất xưởng vào cuối tháng 9/2016.
Sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh, AX-1 sẽ được chuyển đến căn cứ không quân Luke nằm ở tiểu bang Arizona, miền Tây nước Mỹ. Căn cứ này là trung tâm huấn luyện chủ yếu của phi công lái máy bay F-35A Mỹ và các nước khác. Tại đây, Mỹ sẽ chịu trách nhiệm huân luyện phi công lái máy bay chiến đấu F-35A cho phía Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham quan máy bay F-35A.
Nhật Bản đã quyết định đặt mua tổng cộng 42 chiếc tiêm kích F-35A từ Washington năm 2011 với tổng giá trị khoảng 20 tỷ USD. Thương vụ này còn bao gồm xây dựng nhà máy lắp ráp tại Nhật Bản, đồng thời cung cấp dịch vụ duy tu bảo dưỡng và đào tạo kỹ thuật bảo dưỡng cho phía Nhật Bản.
Theo thỏa thuận, lô đầu tiên 4 chiếc F-35A từ AX-1 cho đến AX-4 sẽ được lắp ráp tại cơ sở sản xuất và lắp ráp Fort Worth của Công ty Lockheed Martin, còn 38 chiếc tiếp theo sẽ do cơ sở kiểm nghiệm và hoàn thiện của Công ty Mitsubishi Nhật Bản rắp ráp và bàn giao.
Video đang HOT
Dù cả dòng tiêm kích F-35 đang tồn tại những lỗi chưa thể khắc phục được nhưng Nhật Bản vẫn khá hài lòng với chiến đấu cơ này và ngỏ ý muốn mua thêm nếu được Mỹ giảm giá.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố rằng, Tokyo sẽ cân nhắc khả năng mua bổ sung thêm các máy bay chiến đấu tàng hình F-35A nếu như chi phí của loại phi cơ này giảm xuống.
“Nếu mỗi quốc gia đều mở rộng năng lực sản xuất và tăng cường sản lượng chế tạo máy bay F-35, điều đó sẽ giúp giảm đáng kể chi phí”, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera cho biết. “Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải nghĩ cách tăng gấp đôi tổng sản lượng chế tạo”, ông Onodera nói.
Tuyên bố của ông Onodera là một tia sáng với F-35 sau hàng loạt sự cố dòng máy bay này gặp phải trong thời gian qua. Tuy vậy, vì bất cứ lý do gì, những vấn đề của F-35 rồi sẽ được giải quyết triệt để trước khi cất cánh chiến đấu trên bầu trời, đại diện của Lockheed Martin tuyên bố.
Và nếu như tuyên bố mua thêm máy bay F-35A của ông Onodera được hiện thực hóa thì đây sẽ là một hành động mạnh mẽ của Tokyo trong kế hoạch đối trọng với Trung Quốc ở Đông Á.
Tuấn Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Israel dùng tiêm kích F-35 đối phó S-300
Dù tiêm kích F35A có thể rơi bất cứ lúc nào do lỗi phần mềm điều khiển nhưng Israel vẫn tuyên bố sẽ nhận máy bay này vào cuối năm 2016.
Theo Armtrade, cơ quan báo chí của Không quân Israel ngày 23/4 cho biết, lực lượng này sẽ tiếp nhận 2 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35I Adir (phiên bản xuất khẩu cho Israel của F-35A Lightning II) trong tháng 12/2016. Đợt bàn giao tiếp theo sẽ được hãng chế tạo Mỹ Lockheed Martin bàn giao lần lượt trong năm 2017.
Ngay sau khi được tiếp nhận, tiêm kích F-35I sẽ được tích hợp các công nghệ đặc biệt của Israel để vừa giữ khả năng tàng hình của máy bay, cũng như phù hợp với phương thức tác chiến đặc biệt của Không quân Israel. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về những sửa đổi trên máy bay F-35I không được tiết lộ, trang Flightglobal.com cho hay.
Khoang lái tiện nghi của F-35.
Theo những thông tin được công khai, Israel đã đặt mua tổng cộng 50 máy bay F-35A theo 3 hợp đồng ký vào các năm 2010, 2015. Các không đoàn F-35A của Không quân Israel dự kiến được thành lập vào năm 2021.
Việc Israel gấp rút tuyên bố nhận F-35 trong năm nay nhiều khả năng có liên quan tới hợp đồng cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU-2 Favorit giữa Nga và Iran có hiệu lực mới đây. Và đây rất có thể là hành động thị uy của Mỹ trước Iraq.
Tuy nhiên, từ tuyên bố cho tới khi được tiếp nhận dòng tiêm kích thế hệ 5 năm này là khoảng cách rất lớn bởi hối cuối tháng 3/2016, Mỹ đã phát hiện trên tất cả các phiên bản F-35 (cả phiên bản xuất khẩu) đều bị lỗi phẩn mềm điều khiển khiến máy bay gần như "mù".
Theo JHS Janes"s, quân đội Mỹ vẫn chưa thể đưa chiếc tiêm kích thế hệ 5 F-35 đi vào hoạt động chính thức do những trục trặc liên quan đến phần mềm điều khiển nói trên.
Lỗi này dẫn đến tình trạng phi công liên tục phải tái khởi động hệ thống radar của máy bay. Cách xử lý lỗi kiểu thô sơ trên chiếc tiêm kích tàng hình tối tân này khiến F-35 gần như bị "mù" trong khoảng thời gian nhất định trong quá trình bay cũng như trước các mối đe dọa từ đối phương.
Theo Thiếu tướng Jeffrey Harrigian, Giám đốc văn phòng tích hợp F-35 của không quân Mỹ, các kỹ sư sẽ cố gắng khắc phục lỗi kỹ thuật này trước cuối tháng ba nhưng đã bất thành. Thất bại này khiến kế hoạch biên chế những chiếc máy bay thế hệ 5 cho không quân vào tháng 8/2016 bị chậm lại ít nhất đến năm 2017.
Trước thực tế này, việc Israel tuyên bố sẽ bắt đầu nhận F-35 trong năm 2016 này được các chuyên gia đánh giá nhằm mục đích thị uy trước Iran khi Nhà nước Hồi giáo này vừa được tiếp nhận những thành phần đầu tiên của tổ hợp phòng không S-300 từ Nga.
Theo_Báo Đất Việt
Quá trình phun 'áo khoác tàng hình' cho tiêm kích F-35 Nhà máy Lockheed Martin được bảo vệ nghiêm ngặt ở thành phố Fort Worth, bang Texas, là nơi phủ "áo khoác tàng hình" cho chiến đấu cơ đắt nhất Mỹ, tiêm kích F-35. "Căn phòng này là cơ sở phun sơn tối tân nhất thế giới," Rick Royer, cựu phi công Không quân Mỹ nghỉ hưu, huấn luyện bay tiêm kích F-35, giới...