Mỹ bắt đầu khởi động tập trận, cô lập Trung Quốc
Chiến lược mà Trung Quốc sử dụng trên biển Đông đang khiến cho nước này bị cô lập hơn bao giờ hết. Sẽ không có một Pakistan ở châu Á Thái Bình Dương dành cho Trung Quốc.
Châu Á Thái Bình Dương có lẽ là khu vực nóng nhất trên thế giới trong những ngày qua, khi sự hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông đã lên tới mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nhưng, nó đang được đáp trả một cách sòng phẳng. Trung Quốc đã lợi dụng việc Mỹ chú tâm vào thỏa thuận hạt nhân Iran, thì giờ đây, khi Tập Cận Bình đến thăm Pakistan cũng là lúc Mỹ và các đồng minh trong khu vực đáp trả.
Một cuộc tập trận trên biển quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ và các đồng minh đang là lời đáp trả tương xứng nhất. Chiến lược mà Trung Quốc sử dụng trên biển Đông đang khiến cho nước này bị cô lập hơn bao giờ hết. Sẽ không có một Pakistan ở châu Á Thái Bình Dương dành cho Trung Quốc.
Khi chớp thời cơ Mỹ đang bận rộn với vấn đề hạt nhân ở Iran để mở rộng các đảo san hô trên biển Đông, có lẽ Bắc Kinh không ngờ rằng sự đáp trả của Mỹ lại nhanh chóng đến thế. Hơn thế, nó lại diễn ra theo đúng kịch bản mà Trung Quốc đã làm trước đó ít ngày. Một cuộc tập trận chung trên biển Đông lớn nhất từ trước đến nay giữa Mỹ, Philippines và Australia sẽ diễn ra, vào đúng thời điểm mà nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đang bận công du đến Pakistan.
Bằng việc khởi động cuộc tập trận chung vào đúng thời điểm ông Tập Cận Bình vắng mặt, Mỹ và các đồng minh ở khu vực đang gửi đến Bắc Kinh một thông điệp: bất cứ hành động đơn phương phá vỡ thế cân bằng trên biển Đông, Trung Quốc sẽ nhận được sự đáp trả tương xứng.
Một cuộc tập trận của Mỹ – Nhật
Trên thực tế, cuộc tập trận này không phải là một sự kiện bất thường. Một cuộc tập trận trên biển Đông giữa Mỹ, Philippins và Australia là một sự kiện diễn ra hàng năm. Nhưng bằng cách thay đổi thời điểm, vào đúng lúc ông Tập vắng mặt ở Trung Quốc, cùng với sự gia tăng lực lượng gấp đôi so với hàng năm, lên tới 11.600 binh sĩ, cuộc tập trận thường niên này đã mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.
Video đang HOT
Nó đang cho thấy Mỹ và các đồng minh trong khu vực, là Philippines và Australia, đã chuẩn bị cho khả năng xấu nhất là một cuộc đọ sức trên biển, một cuộc chiến mà xét về tương quan lực lượng Trung Quốc gần như không có cửa thắng. Trong tất cả các phản ứng của các quốc gia trước việc Trung Quốc đơn phương mở rộng các đảo san hô trên biển Đông, thì cuộc tập trận chung này là phản ứng mạnh mẽ nhất.
Trước đó, Ấn Độ đã phản ứng bằng việc mua các thiết bị tối tân của Mỹ giúp tăng cường phạm vi hoạt động của các tàu sân bay nước này, và Trung Quốc đã đáp trả bằng việc cử tàu ngầm hạt nhân đến vùng biển thuộc Ấn Độ Dương. Nhưng giờ đây, e là Trung Quốc không đủ khả năng để đáp trả tương xứng đối với cuộc tập trận chung quy mô này.
Cuộc tập trận chung giữa Philippines, Mỹ và Australia này chỉ được bắt đầu khởi động từ năm ngoái, sau vụ việc Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough. Nó được xem như dấu hiệu của việc Philippins xích lại gần với đồng minh của mình là Mỹ hơn trước sự đe dọa từ phía Trung Quốc.
Trước đó, dù Mỹ và Philippines là đồng minh, nhưng Manila luôn cố gắng giảm phụ thuộc vào Mỹ càng ít càng tốt. Nhưng trước việc Trung Quốc ngày càng có những động thái hung hăng hơn, đỉnh điểm là vụ việc bãi cạn Scarborough, thì Philippines buộc phải xích lại gần Mỹ hơn như một sự đảm bảo. Nói cách khác, chiến lược gây hấn của Trung Quốc lại chính là điều mở đường cho Mỹ tham gia vào châu Á Thái Bình Dương ngày càng sâu rộng hơn.
Không chỉ Philippins, mà ngày càng có nhiều quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đang tìm cách xích lại gần Mỹ hơn trước để đối phó với sự hung hăng từ phía Trung Quốc. Ở Đông Bắc Á, mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng nồng ấm hơn trước. Mỹ thậm chí còn chấp thuận việc cho phép Nhật Bản tái vũ trang quân đội, chưa kể còn đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ở Đông Nam Á, nơi có nhiều quốc gia bị kéo vào những xung đột lãnh hải với Trung Quốc, điều này còn rõ ràng hơn. Nếu như các cuộc tập trận giữa Mỹ và Hàn Quốc chỉ để ứng phó với Triều Tiên – vốn là một nước thường có động thái gây hấn – và vì thế diễn ra khá thường xuyên, thì việc Mỹ và đồng minh tập trận trên biển Đông là một động thái nhằm để đối phó với đích danh Trung Quốc.
Nó sẽ không diễn ra trừ phi có sự gia tăng căng thẳng. Tập trận chung trên biển Đông ít diễn ra là vì vậy. Chính vì thế, khi mà các cuộc tập trận của Mỹ và các đồng minh diễn ra trên biển Đông bắt đầu từ năm ngoái, nó được xem như việc Mỹ không ngần ngại có những động thái răn đe trực tiếp với Trung Quốc.
Điều này được xem như kết quả trực tiếp của việc chiến lược mà Trung Quốc áp dụng đang khiến cho nước này ngày càng cô lập hơn ở biển Đông. Không giống như ở Đông Bắc Á, nơi Nhật Bản và Hàn Quốc đã là đồng minh với Mỹ từ cách đây hàng chục năm. Hầu hết các nước ở Đông Nam Á không phải là đồng minh của Mỹ và không muốn gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.
Nhưng sự hung hăng của Trung Quốc đã không cho họ lựa chọn, và buộc phải xích lại gần Mỹ để tìm kiếm một sự đối trọng. Các nước ở Đông Nam Á có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc đang ngày càng xích lại gần nhau hơn. Trung Quốc đang tự biến mình thành một quốc gia bị xa lánh ngay trên chính khu vực của mình.
Vì thế, nhân việc Tập Cận Bình sang thăm Pakistan – được xem như đối trọng mà Trung Quốc cần để kiềm chế Ấn Độ. Nhiều nhà phân tích đang đặt ra câu hỏi, ai sẽ là Pakistan của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Ở Nam Á, Trung Quốc có Pakistan để kiềm chế Ấn Độ. Còn ở Đông Nam Á, Trung Quốc có ai, để ủng hộ trước đã chứ chưa nói đến việc kiềm chế Mỹ và các đồng minh. Câu trả lời là chẳng ai cả.
Theo Một Thế Giới
Tình hình biển Đông chiều 5/8: Mỹ sẽ kêu gọi 'đóng băng' trên biển
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thúc giục các bên liên quan ngừng mọi hành động gây căng thẳng ở Biển Đông tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cuối tuần này tại Myanmar.
Tình hình biển Đông chiều 5/8: Mỹ sẽ kêu gọi 'đóng băng' ở Biển Đông
Đề nghị này không phải là mới, không phải sáng kiến kiểu "khoa học tên lửa" mà là lẽ thường trong nhận thức chung giữa các nước, Reuters dẫn lời ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho biết hôm qua, trước chuyến đi của ông Kerry.
"Là một nước lớn và hùng mạnh, Trung Quốc có trách nhiệm đặc biệt trong việc kiềm chế. Việc thể hiện sức mạnh quân sự sẽ để lại dấu chân lớn, hãy đảm bảo việc đặt dấu chân của bạn một cách rất cẩn trọng và bước đi thận trọng khi đang ở trong khu vực nhạy cảm", ông Russel nói.
Ưu tiên của ông Kerry tại ARF lần này là giảm căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và một số thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong vấn đề Biển Đông. Đây là tuyến đường giao thương quan trọng bậc nhất trên thế giới với giá trị khoảng 5 nghìn tỷ USD mỗi năm.
"Nền kinh tế khu vực quá quan trọng và quá mong manh để bất kỳ nước nào hay bất kỳ bên nào liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông đe dọa sử dụng vũ lực hoặc bán quân sự trong nỗ lực trả đũa, hăm dọa hay ép buộc", ông Russel phát biểu.
Ông Russel cho rằng các nước có tranh chấp ở Biển Đông có cơ hội thực hiện những bước đi tự nguyện, nhận dạng những hành động gây phiền nhiễu nếu không bên nào đơn phương khiêu khích.
Việc "đóng băng" các hành động khiêu khích có thể bao gồm việc tuân theo thỏa thuận không chiếm giữ các thực thể không có người ở, và quan trọng hơn là tạm ngừng nỗ lực khai hoang trên các đảo, đá, không làm thay đổi nguyên trạng. Washington cũng mong thấy những tiến triển của ASEAN và Trung Quốc trong việc nhất trí về bộ Quy tắc ứng xử COC.
Trung Quốc, nước cũng sẽ tham dự ARF, hôm qua phản đối việc đóng băng các hành động ở Biển Đông, ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh có thể xây dựng bất cứ cái gì họ muốn ở các đảo. Trung Quốc yêu sách đến 90% diện tích Biển Đông và điều này bị các nước liên quan kịch liệt phản đối.
Việc Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế vào giữa tháng 7 nhưng vẫn để lại "dư âm" trong quan hệ với Việt Nam và có thể nêu lên nghi vấn giữa các nước láng giềng về chiến lược dài hạn của Trung Quốc. Các nước liên quan, gồm Việt Nam có thể làm nhiều hơn để làm rõ cái mà nước này nói là tuân theo luật pháp quốc tế, ông Russel nói.
Philippines trước đó cho biết sẽ đề xuất đóng băng các hành động gây căng thẳng tại ARF, hoàn tất COC và sử dụng tòa án phân xử để giải quyết các tranh chấp trên biển.
ARF là một cơ chế đối thoại an ninh khu vực quan trọng, ra đời năm 1994, đến nay có 27 nước tham gia gồm ASEAN và các bên đối thoại như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ. Hội nghị ARF tới đây diễn ra ở Myanmar cuối tuần này.
Theo Xahoi
Trung Quốc sắp đưa giàn khoan Hải Dương 982 ra Biển Đông Giàn khoan Hải Dương 982 sắp hoàn thành sẽ mở đầu cho làn sóng khai thác dầu của Trung Quốc ở Biển Đông, gây thay đổi hiện trạng và căng thẳng trong khu vực. Trung Quốc sắp đưa giàn khoan Hải Dương 982 ra Biển Đông Ngày 2/8, tổ chức chuyên cung cấp thông tin về hàng hải của Mỹ IHS Maritime cho...