Mỹ bắt đầu chuyển tiền cho người dân theo gói cứu trợ mới 1.900 tỷ USD
Theo hãng tin Reuters, những khoản tiền đầu tiên trong gói cứu trợ 1.900 tỷ USD được Tổng thống Joe Biden vừa phê chuẩn bắt đầu được gửi vào tài khoản người dân Mỹ từ cuối tuần này.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 5/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Các quan chức thuộc Bộ Tài chính và Cơ quan Thuế vụ Mỹ cho biết đợt đầu tiên của khoản hỗ trợ 1.400 USD/người đã được giải ngân từ ngày 12/3, còn các khoản cứu trợ lớn bổ sung sẽ được gửi trực tiếp, qua thư dưới dạng séc hoặc thẻ ghi nợ trong những tuần tới. Mỗi hộ gia đình gồm 4 người có thu nhập khoảng 150.000 USD/năm sẽ được nhận 5.600 USD.
Khác với hai khoản cứu trợ đầu tiên vốn chỉ được giới hạn cho thanh thiếu niên dưới 17 tuổi, tiền cứu trợ đợt này được gửi đến tất cả những người phụ thuộc đủ điều kiện như sinh viên, người trưởng thành bị tàn tật, các bậc cha mẹ và ông bà không có thu nhập.
Trước đó, Quốc hội Mỹ hôm 10/3 đã thông qua gói cứu trợ khổng lồ trên với tỷ lệ sít sao 220 phiếu thuận và 211 phiếu chống, đánh dấu thắng lợi lớn của Tổng thống Joe Biden ngay trong những tháng đầu của nhiệm kỳ. Ông Biden cũng đã ngay lập tức ký ban hành thành luật gói cứu trợ trên.
Gói cứu trợ bao gồm 400 tỷ USD chi trả trực tiếp 1.400 USD/người cho hầu hết người dân Mỹ và viện trợ 350 tỷ USD cho chính quyền các bang và địa phương… Gói cứu trợ này cũng sẽ hỗ trợ những người thất nghiệp, mở rộng chăm sóc y tế công cộng và tăng thêm quỹ dành cho kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Đức khẳng định công dụng của vaccine AstraZeneca
Nước Đức sẽ tiếp tục chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID19 của hãng AstraZeneca do chưa có bằng chứng rõ rệt nào về các phản ứng phụ nghiêm trọng từ việc tiêm phòng loại vaccine này.
Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bremen, Đức ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo của Viện Paul Ehrlich (PEI) - cơ quan chuyên trách phê duyệt vaccine của Đức - tối 11/3 khẳng định cho tới nay không có bằng chứng cho thấy ca tử vong ở Đan Mạch có liên quan đến vaccine của AstraZeneca. PEI cho biết, với những kết quả kiểm tra sơ bộ, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cũng đã tái khẳng định những đách giá tích cực đối với loại vaccine này. Việc có 30 người gặp sự cố về huyết khối gây tắc mạch trong số gần 5 triệu người được tiêm vaccine của AstraZeneca chỉ tương đương với tỷ lệ ghi nhận trong dân số khi họ không được tiêm chủng. EMA còn nêu rõ lợi ích của vaccine vẫn cao hơn những nguy cơ mà vaccine có thể đem lại và vaccine vẫn có thể được sử dụng trong thời gian tiếp tục tiến hành các cuộc điều tra liên quan.
Đây cũng là quan điểm của Viện Paul Ehrlich khi cơ quan này đánh giá lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn những rủi ro đã biết trong các trường hợp được báo cáo. Tính đến ngày 26/2, Đức đã có 363.645 người được chủng ngừa bằng vaccine của AstraZeneca, 5,4 triệu người được chủng ngừa bằng vaccine của BioNTech/Pfizer và 168.189 người chủng ngừa bằng vaccine của Moderna.
Đức đưa ra tuyên bố trên sau khi có một số nước trong khu vực như Đan Mạch, Na Uy và Iceland báo cáo về một số trường hợp bị rối loạn đông máu sau khi được tiêm phòng vaccine. Trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 13.928 ca nhiễm mới và 310 ca tử vong. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 ở Đức là 128.300 người.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 115,4 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 3/3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 115.420.726 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.562.923 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 91.213.320 người. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Seattle, bang Washington, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Quốc gia chịu ảnh...