Mỹ bắt đầu chương trình huấn luyện chống khủng bố ở châu Phi
Ngày 20/2, Mỹ đã bắt đầu chương trình huấn luyện chống khủng bố hằng năm cho các lực lượng châu Phi tại Côte d’Ivoire.
Binh sĩ Mali tới quảng trường Độc lập ở Bamako ngày 18/8/2020, sau vụ binh biến. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chương trình diễn ra trong bối cảnh khu vực có nhiều biến động, khi các tay súng Hồi giáo cực đoan chiếm giữ nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn, các cuộc đảo chính gia tăng và Pháp đang rút dần lực lượng khỏi khu vực.
Chương trình huấn luyện, mang tên Flintlock, quy tụ hơn 400 binh sĩ từ các nước Tây Phi nhằm nâng cao kỹ năng của các lực lượng – vốn thường xuyên bị các nhóm vũ trang có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda và “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng tấn công.
Tuy nhiên, các lực lượng của Guinea và 2 quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Hồi giáo cực đoan là Mali và Burkina Faso không tham gia. Cả 3 nước này đều xảy ra đảo chính và hiện các chính quyền quân sự đều đang nắm quyền điều hành đất nước kể từ năm 2020.
Trọng tâm của khóa huấn luyện năm nay là phối hợp giữa các lực lượng khác nhau khi chiến đấu với cùng một kẻ thù. Phát biểu tại lễ khai mạc, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Các chiến dịch đặc biệt Mỹ, Đô đốc Jamie Sands nhấn mạnh: “Trọng tâm chính của Flintlock là chia sẻ thông tin”. Theo kế hoạch, chương trình huấn luyện sẽ kết thúc vào ngày 28/2 tới.
Các tay súng Hồi giáo đang ẩn náu rải rác trên những khu vực rộng lớn của Sahel – vùng đất khô cằn phía Nam sa mạc Sahara. Các cuộc tấn công thánh chiến đã tàn phá Mali, Niger và Burkina Faso kể từ năm 2015 khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hơn 2 triệu người mất nhà cửa. Các chuyên gia an ninh cho biết lực lượng nổi dậy đã xâm nhập các quốc gia ven biển, gồm Benin và Côte d’Ivoire.
Các nhóm thánh chiến thường băng qua các vùng biên giới kiểm soát kém, quấy nhiễu các lực lượng địa phương và quốc tế – vốn đã chi hàng tỷ USD nhằm loại bỏ mối đe dọa khủng bố.
Pháp đã dẫn đầu cuộc chiến chống lại các phần tử thánh chiến tại khu vực này kể từ năm 2013. Tuần trước, Điện Élysée thông báo sẽ rút quân khỏi Mali và chuyển đến Niger. Các nhà ngoại giao lo ngại việc 2.400 binh sĩ Pháp rời khỏi Mali – tâm điểm của bạo lực – có thể khiến khu vực thêm bất ổn.
Indonesia bắt giữ 3 phần tử liên quan đến IS
Cảnh sát Indonesia ngày 10/2 thông báo đã bắt giữ 3 đối tượng tình nghi khủng bố thuộc nhóm khủng bố Jamaah Islamiyah (JI) có quan hệ với tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng tại tỉnh Bengkulu.
Cảnh sát Indonesia áp giải một trong số các đối tượng tình nghi khủng bố tại Tangerang, Indonesia ngày 18/3/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Cảnh sát Quốc gia Indonesia, ông Ahmad Ramadhan cho biết lực lượng chống khủng bố Densus 88 đã bắt giữ 3 nghi phạm trên hôm 9/2. Những đối tượng này được cho là liên quan đến mạng lưới của JI ở các tỉnh North Sumatra, Riau, South Sumatra và tuyên bố trung thành với JI từ năm 1999, đồng thời hỗ trợ các nghi phạm bị cảnh sát truy nã.
Nhóm khủng bố JI bị cáo buộc gây ra hàng loạt vụ đánh bom tại Indonesia, trong đó có vụ tấn công vào 2 câu lạc bộ đêm trên đảo Bali ngày 12/10/2002 làm 202 người thiệt mạng.
Hàng chục dân thường bị sát hại tại Mali Ngày 4/12, giới chức địa phương cho biết các đối tượng nghi là phần tử thánh chiến đã tấn công một xe chở khách ở tỉnh bất ổn Mopti, miền Trung Mali, sát hại ít nhất 30 dân thường. Binh sĩ Mali tuần tra trên đường phố thủ đô Bamako. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo các nguồn tin, vụ tấn công xảy ra...