Mỹ bắt đầu cho phép nối lại hoạt động buôn bán với Huawei
Vào hôm 20-11, chính quyền Mỹ cho biết, họ đã bắt đầu phát hành giấy phép cho những doanh nghiệp được cung cấp hàng hóa cho Huawei và nhiều công ty con khác của tập đoàn này.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết, nhiều công ty đã nhận được sự chấp thuận về việc buôn bán hàng hóa với Huawei vào thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn ký được thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, trước đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, cơ quan này nhận được 290 đơn xin phép kinh doanh với Huawei, trong đó số lượng bị từ chối nhiều hơn chấp thuận.
Tập đoàn Huawei đóng vai trò quan trọng trong đàm phán thương mại Mỹ – Trung Quốc
Video đang HOT
Trong số 70 tỷ USD mà Huawei đã chi cho việc mua linh kiện vào năm 2018, có khoảng 11 tỷ USD đến từ các công ty của Mỹ bao gồm Qualcomm, Intel và Micron Technology.
Hiện chưa rõ những mặt hàng cụ thể nào nằm trong danh sách được Mỹ cho phép kinh doanh với Huawei.
Việc Bộ Thương mại Mỹ không cho phép Huawei mua hàng hóa của Mỹ vào hồi đầu năm 2019 đã làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo lời cáo buộc của Mỹ, Huawei đã vi phạm nhiều lệnh cấm vận của Washington nhằm vào Iran, ngoài ra, sản phẩm của tập đoàn này cũng có thể bị lợi dụng để làm công cụ do thám cho chính quyền Bắc Kinh.
Theo aninhthudo.vn
Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết khen Canada bắt 'công chúa Huawei'
Hạ viện Mỹ ra nghị quyết "ca ngợi" chính phủ Canada vì đã "bảo vệ sự thượng tôn pháp luật và tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình".
Hạ viện Mỹ ngày 15/10 thông qua 4 văn bản luật trực tiếp nhắm vào Trung Quốc, bao gồm một "nghị quyết đơn giản" (simple resolution) ca ngợi Canada vì ủng hộ việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính đồng thời là con của người sáng lập tập đoàn công nghệ Huawei.
Bà Mạnh bị bắt tại sân bay Vancouver, Canada, hồi tháng 12/2018 theo một lệnh bắt giữ của Mỹ và đang chờ phán quyết về yêu cầu dẫn độ bà sang Mỹ xét xử vì cáo buộc âm mưu lừa dối các ngân hàng về việc làm ăn của Huawei tại Iran.
"Hạ viện ca ngợi chính phủ Canada vì đã bảo vệ sự thượng tôn pháp luật và tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình, bao gồm các nghĩa vụ theo Hiệp ước Dẫn độ giữa Mỹ và Canada", nghị quyết 521, không mang tính ràng buộc, viết.
Bà Mạnh Vãn Châu đang được bảo lãnh tại ngoại tại Canada. Ảnh: AP.
Vụ bắt giữ bà Mạnh đã làm xấu thêm quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ khi hai nước đang đối đầu trong một cuộc chiến thương mại kéo dài và lan sang các lĩnh vực khác như địa chính trị.
Nghị quyết được thông qua sau khi Bắc Kinh và Washington tuần trước kết thúc vòng đàm phán mới nhất với tuyên bố họ đang làm việc về thỏa thuận "giai đoạn thứ nhất" để chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài 15 tháng qua.
Washington đã hạn chế hoạt động của Huawei - tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc và là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới - bằng cách cấm công ty làm ăn với chính phủ Mỹ và gây sức ép buộc các đồng minh của Mỹ làm tương tự. Tổng thống Donald Trump đã cáo buộc Huawei là mối đe dọa an ninh, đánh cắp bí mật của các công ty Mỹ và vi phạm lệnh trừng phạt Iran.
Bắc Kinh trả đũa vụ bắt giữ bà Mạnh bằng cách bắt giữ hai công dân Canada sống tại Trung Quốc và truy tố họ tội âm mưu đánh cắp bí mật nhà nước.
Nghị quyết của Hạ viện Mỹ nói hai công dân Canada "dường như đã bị bắt giữ tùy tiện và đối xử ngược đãi".
Theo Zing.vn
Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng gây sức ép đối với các công ty công nghệ Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định nước này và Trung Quốc có "cơ hội rất tốt" để đạt thỏa thuận thương mại, nhằm hóa giải những tranh cãi đã kéo dài suốt hơn một năm qua. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. (Ảnh: IRNA/TTXVN) Ngày 10/10, phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra tại Bắc Kinh, người...