Mỹ bắt chước Nga hợp tác quân sự-kỹ thuật với Ấn Độ
Tờ “Thời báo Ấn Độ” ngày 19-9 đưa tin, Mỹ đảm bảo sẽ cung cấp cho New Delhi các công nghệ quân sự tối tân, trước thềm chuyến thăm Mỹ vào tuần tới của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Máy bay vận tải quân sự hạng nặng C-130J
Phát biểu khi đang ở thăm New Delhi, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cho biết, Mỹ sẽ phát triển hợp tác quân sự-kỹ thuật với Ấn Độ theo hình mẫu quan hệ Ấn Độ-Nga, trong đó bao gồm việc chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất các thiết bị quân sự.
Hiện Nga là nhà cung cấp thiết bị quân sự lớn nhất của Ấn Độ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Carter khẳng định, Mỹ đang tìm cách hợp tác với Ấn Độ trong “tất cả các phạm vi” năng lực quốc phòng mà “không có giới hạn nào” được đặt ra, từ liên doanh để sản xuất và phát triển các hệ thống tên lửa chống tăng cơ động “Javelin” thế hệ tiếp theo, tới máy bay vận tải quân sự hạng nặng C-130J.
Được biết, Ấn Độ có kế hoạch chi hơn 100 tỷ USD để mua sắm vũ khí trong thập kỷ tới.
Theo ANTD
Ấn Độ mua thêm 6 máy bay vận tải C-130J
Ngày 13-9, Hội đồng mua sắm quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thông qua kế hoạch mua 6 chiếc máy bay vận tải C-130J Hercules của Mỹ, bổ sung cho 6 chiếc C-130J hiện đang trong biên chế của không quân nước này.
Động thái trên diễn ra ngay trước chuyến thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống Barack Obama của Thủ tướng Manmohan Singh vào ngày 27-9 tới.
Giống với lô 6 chiếc C-130J đầu tiên, thỏa thuận mua sắm mới trị giá hơn 1 tỷ USD này sẽ được thực hiện theo chương trình bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) giữa giữa hai chính phủ, không qua đấu thầu.
Theo các nguồn tin, các cuộc đàm phán về giá cả đã hoàn thành và kế hoạch này sẽ được chuyển lên Ủy ban an ninh nội các Ấn Độ để phê chuẩn.
Không quân Ấn Độ hiện đang vận hành 6 chiếc máy bay vận tải C-130J được mua theo một hợp đồng trị giá 1,06 tỷ USD ký với Mỹ năm 2007 và hiện đang được triển khai tại Căn cứ không quân Hindon.
Máy bay vận tải C-130J Hercules của không quân Ấn Độ (chiếc đỗ ở hàng đầu)
Dự kiến, 6 chiếc C-130J mới này sẽ được biên chế tại Panagarh ở Tây Bengal, nơi sẽ trở thành sở chỉ huy của Quân đoàn tấn công sơn cước của lục quân.
Hồi tháng trước, Không quân Ấn Độ đã điều loại máy bay vận tải quân sự này tới khu vực biên giới với Trung Quốc và hạ cánh xuống sân bay Daulat Beg Oldie, ở khu vực Ladakh, gần giới tuyến không chính thức giữa Ấn Độ và Trung Quốc và đang được New Delhi kiểm soát. Daulat Beg Oldie là sân bay cao nhất thế giới, nằm ở độ cao 5.065 mét so với mực nước biển. Động thái này được cho là nhằm gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh.
Cũng trong phiên họp này, Hội đồng mua sắm quốc phòng cũng đã thông qua đề xuất đặt mua 235 chiếc xe tăng T-90 trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Số xe tăng chiến đấu chủ lực này sẽ được sản xuất tại Ấn Độ theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ mà nước này đã ký với Nga.
Theo ANTD
Tìm thấy 3 thi thể trong xác tàu ngầm Ấn Độ Hải quân Ấn Độ hôm nay tìm thấy ba thi thể bị cháy trong chiếc tàu ngầm phát nổ ở Mumbai và cho biết 15 thủy thủ còn lại dường như không thể sống sót. Tàu ngầm Ấn Độ bốc cháy và phát nổ hôm 14/8. Ảnh: Reuters Các thợ lặn hải quân thâm nhập vào trong con tàu có phần phía trước...