Mỹ bắt buộc tiêm chủng COVID-19: Cảnh sát đâm đơn kiện, nhân viên y tế nghỉ việc
Ngày 13-9, truyền thông Mỹ đưa tin sáu nhân viên thuộc Sở Cảnh sát Los Angeles ( LAPD), Mỹ, đã nộp đơn kiện chính quyền thành phố vì bắt buộc toàn bộ công chức tại đây phải tiêm ngừa COVID-19.
Cảnh sát thành phố Los Angeles, tiểu bang California, Mỹ – Ảnh: LOS ANGELES TIMES
Theo báo Los Angeles Times , sáu nhân viên cảnh sát thuộc LAPD đã đệ đơn kiện lên Tòa án quận Los Angeles hôm 11-9.
Đơn kiện cho rằng quy định tiêm chủng COVID-19 bắt buộc đã vi phạm quyền hợp hiến của họ về quyền riêng tư, đồng thời yêu cầu tòa án miễn trừ họ không phải thực hiện quy định đó.
Theo nội dung đơn kiện, những người nộp đơn không thuộc diện miễn trừ theo quy định tiêm chủng. Một số người trong số họ đã khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19 và có miễn dịch tự nhiên.
Phía nguyên đơn cũng cáo buộc các lãnh đạo LAPD gây áp lực buộc họ phải tiêm vắc xin.
Cụ thể, họ cho biết các chỉ huy tại LAPD nói những cảnh sát chưa chích ngừa “không thích hợp với nhiệm vụ”, đồng thời cảnh báo họ sẽ không được thăng chức và bổ nhiệm đặc biệt vì không tiêm chủng.
Hôm 9-9, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố quy định mới của chính quyền liên bang, yêu cầu khoảng 100 triệu người, chiếm hơn 2/3 lực lượng lao động ở Mỹ, phải chấp hành lệnh tiêm vắc xin COVID-19 bắt buộc.
Theo Los Angeles Times , vụ kiện nói trên phản ánh phần nào tâm lý ngần ngại của nhiều nhân viên LAPD trước việc tiêm ngừa COVID-19.
Số liệu mới đây cho thấy gần một nửa trong số hơn 12.000 nhân viên của LAPD vẫn chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Trong khi đó, Bệnh viện Đa khoa hạt Lewis tại tiểu bang New York, Mỹ, đã buộc phải ngừng dịch vụ hộ sinh sau ngày 24-9, sau khi sáu nhân viên ở khoa thai sản chọn nghỉ việc thay vì tiêm vắc xin COVID-19.
Theo Đài Fox Newsngày 13-9, 464 nhân viên y tế của bệnh viện này đã được tiêm ngừa COVID-19, trong khi 165 người chưa tiêm.
Ngoài sáu nhân viên khoa sản của bệnh viện chọn nghỉ việc, bảy người khác cũng thuộc khoa này chưa quyết định tiêm hay không.
Ông Gerald Cayer – giám đốc hệ thống y tế hạt Lewis – cho biết 30 nhân viên tại đây đã chọn nghỉ việc kể từ khi Mỹ áp quy định bắt buộc tiêm chủng COVID-19 đối với nhân viên y tế từ ngày 23-8.
Ngày càng nhiều cảnh sát Mỹ bị tấn công
Số cảnh sát Mỹ bị bắn trong năm nay đã tăng nhiều so với các năm trước, được cho là từ phong trào biểu tình chống cảnh sát năm ngoái và những lời kêu gọi cắt ngân sách cho lực lượng này.
Cảnh sát được triển khai trong cuộc biểu tình tại Rochester, bang New York năm 2020 . Ảnh REUTERS
Theo số liệu của Hội Huynh đệ cảnh sát quốc gia (FOP, Mỹ), liên đoàn cảnh sát với khoảng 355.000 thành viên, tính từ đầu năm đến ngày 31.5, đã có 128 cảnh sát bị bắn tại Mỹ, trong đó có 26 người thiệt mạng. Cùng kỳ năm 2020 có 118 cảnh sát bị bắn, trong đó 23 người thiệt mạng, trong khi cùng kỳ năm 2019 có 104 cảnh sát bị bắn và 23 người thiệt mạng.
Theo Fox News, trong các vụ án xảy ra gần đây có vụ án 3 cảnh sát tại thị trấn Flower Mound, bang Texas, bị bắn khi đang đi kiểm tra vụ một người đàn ông tự sát vào ngày 26.5. Hai ngày sau ở thành phố Martinsburg, bang Tây Virginia, một cảnh sát bị bắn trong cuộc đọ súng với một nghi phạm giết người. Vào ngày 28.5, một tên cướp đã bắn vào 2 cảnh sát ở thành phố St. Louis, bang Mississippi khi 2 người này đang điều tiết giao thông.
Số vụ tấn công kiểu phục kích nhằm vào cảnh sát đến nay là 27 vụ, tăng 50% so với năm 2020, theo FOP. Fox News dẫn lời chủ tịch FOP Patrick Yoes nhận định điều đó cho thấy đang có sự gia tăng về thái độ hung hăng của người dân đối với lực lượng thực thi pháp luật so với những năm trước.
Camera gắn trên người cảnh sát được sử dụng tại Mỹ ra sao?
Nguyên nhân được cho là bắt nguồn từ mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa cảnh sát và một số cộng đồng, từ sau đợt biểu tình chống cảnh sát năm 2020, kéo theo đó là phong trào đòi cắt ngân sách cho cảnh sát. Ông Yoes cho rằng những chỉ trích nhắm vào cảnh sát đã tạo ra thái độ thiếu tôn trọng của người dân đối với lực lượng hành pháp.
Những sai phạm của cảnh sát đã trở thành chủ đề nóng tại Mỹ kể từ vụ cảnh sát da trắng Derek Chauvin tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota đè đầu gối lên cổ khiến người đàn ông da màu George Floyd thiệt mạng trong lúc vây bắt nghi phạm này. Chauvin đã bị kết tội giết người, nhưng cái chết của ông Floyd đã làm dấy lên các cuộc biểu tình tại Mỹ lẫn nhiều nước, kích động phong trào chống đối cảnh sát. Quốc hội Mỹ đang cân nhắc dự luật cải cách triệt để ngành cảnh sát trong nỗ lực buộc cảnh sát phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với hành vi sai trái của mình.
Ông Yoes thừa nhận rằng cảnh sát có nhiều việc phải làm trong việc xây dựng lòng tin và sự tôn trọng từ một số cộng đồng. Tuy nhiên, ông cho biết thái độ và chính sách chống cảnh sát cũng đang tạo ra một "cuộc khủng hoảng" lâu dài cho các cộng đồng, khi ngày càng nhiều cảnh sát nghỉ hưu hoặc chọn các công việc khác trong khi các học viện cảnh sát không thể tuyển đủ sinh viên để "lấp đầy khoảng trống".
Người thứ 6 tố Thống đốc New York quấy rối tình dục Thêm một phụ nữ nói Thống đốc New York Cuomo từng động chạm không thích hợp với cô, nâng số người đưa ra cáo buộc ông quấy rối tình dục lên 6. Times Union, tờ báo có trụ sở ở thành phố Albany, thủ phủ bang New York, cho biết cáo buộc đến từ một nhân viên chưa được nêu danh tính và...