Mỹ bất bình vì Nga giết lãnh đạo quân đối lập Jaysh al Islam
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa lên tiếng chỉ trích đợt không kích của Nga vào tuần trước, vốn dẫn đến cái chết của một lãnh đạo khét tiếng phe đối lập ở Syria, là sai lầm và làm phức tạp hoá quá trình đàm phán hoà bình.
Lãnh đạo nhóm quân đối lập Jaysh al Islam, Zahran Alloush, người chỉ huy hàng nghìn chiến binh ở ngoại ô Damacus, vừa bị giết bởi một đợt không kích được cho là của Nga.
Jaysh al Islam là một thành viên tham gia hội nghị ở Riyadh, nơi các nhóm đối lập tại Syria đồng ý hợp tác cho một cuộc đối thoại với chính phủ nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 4 năm qua.
Lãnh đạo nhóm quân đối lập Jaysh al Islam, Zahran Alloush
Phát biểu vào hôm 28-12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết: “Mỹ không hỗ trợ cho Jaysh al Islam và còn quan ngại về hành động của nhóm này trên chiến trường, tuy nhiên, hãy nhớ rằng, Jaysh al Islam đang chiến đấu chống IS và tham gia vào quá trình đối thoại chấm dứt cuộc chiến ở Syria. Do đó không kích vào tên Alloush hay bất kì lãnh đạo nào khác của phe đối lập sẽ làm phức tạp hoá những nỗ lực nhằm mang lại hoà bình trên toàn Syria. Nga sẽ không thể gửi thông điệp mang tính xây dựng bằng cách không kích như vậy”.
Phiến quân Jaysh al-Islam là một nhóm nổi dậy lớn và có tổ chức nhất tại Syria, với hàng ngàn chiến binh được huấn luyện và trang bị quân sự kỹ càng. Nhóm này nhận sự hậu thuẫn đắc lực từ Ả Rập Saudi, thường xuyên hoạt động tại vùng ngoại ô của Damascus, Đông Ghouta và Douma, chống lại chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Assad. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cáo buộc nhóm có tư tưởng tương đồng với IS khi trước đó từng nhiều lần xử tử công khai tù nhân với các phương pháp man rợ và có lúc gọi nhóm khủng bố Al-Nursa Front là “những người anh em”.
Video đang HOT
Đại sứ của Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria, ông Staffan de Mistura, có kế hoạch chủ trì cuộc đối thoại giữa nhóm các phiến quân đối lập và chính phủ Syria vào ngày 25-1-2016. Tuyên bố của ông Mistuna đến ngay sau khi Alloush thiệt mạng và kêu gọi các bên kiềm chế tránh làm căng thẳng tình hình.
Theo_An ninh thủ đô
Nga đau đầu:Khủng bố Syria khoác áo mới "đối lập ôn hòa"
Khái niệm "đối lập ôn hòa" đầy mù mờ của phương Tây đang khiến Nga rất khó khăn trong việc chống các nhóm khủng bố khoác lên mình tấm áo mới.
Nga-phương Tây mâu thuẫn gay gắt về khái niệm "đối lập ôn hòa"
Vừa qua, Moscow tuyên bố, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải xác định rõ ràng về khái niệm "đối lập ôn hòa" do Mỹ đưa ra. Về phần mình, Nga là nước đầu tiên trao cho Liên minh quân sự 64 nước của phương Tây cả danh sách khủng bố lẫn danh sách của phe đối lập.
Moscow muốn đưa rất nhiều tổ chức vũ trang đối lập trước đây đã từng tuyên thệ trung thành hay liên kết với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS hoặc al-Qaeda. Đối với Nga, tất cả những phe phái này đều là khủng bố nhưng Mỹ và đồng minh lại không cho là như vậy.
Việc xác định ai là khủng bố, ai là thành viên chính đáng của lực lượng chống chính phủ tại Syria giữa vô vàn các nhóm vũ trang khác nhau hiện là trọng tâm của một nỗ lực quốc tế, nhằm khép lại cuộc nội chiến đã kéo dài gần 5 năm, khiến hơn 250.000 người Syria đã thiệt mạng.
Một nhà ngoại giao phương Tây nói rằng, định nghĩa của Nga về khủng bố lại trùng hợp với khái niệm mà Mỹ đưa ra về phiến quân "đối lập ôn hòa", "các cuộc không kích của Nga thường nhắm tới các phiến quân đó, thay vì IS...", nhà ngoại giao này nói.
Nhà nước Hồi giáo IS và Mặt trận al-Nusra (chi nhánh al-Qaeda ở Syria), đều đã bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liệt vào danh sách các nhóm khủng bố. Hai tổ chức này vừa qua đã không được phép tham gia cuộc đàm phán giữa chính quyền Damascus của ông Bashar al-Assad và các nhóm đối lập Syria.
Như vậy, chúng sẽ không chịu sự chế ước của thỏa thuận ngừng bắn được ký kết cuối tháng 1-2016 (nếu đạt được đồng thuận), do đó, 2 tổ chức này vẫn sẽ tiếp tục bị Nga không kích và bị liên quân Syria-Iran-Hezbollah truy quét tại các khu vực mà chúng đáng kiểm soát.
Thành viên nhóm Mặt trận al-Nusra tại thành phố Aleppo, Syria
Vào hồi tháng 3 năm nay, al-Nusra và FSA cùng với Ahrar al-Sham đã thành lập một liên minh có tên gọi là Jaish al-Fatah trong tiếng Arab, có nghĩa là "Đội quân Chinh phục" (tiếng Anh là Army of Conquest). Liên minh này được 2 nước Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar tài trợ.
Sở dĩ Nga muốn tiêu diệt "Đội quân Chinh phục" bởi đây là một liên minh giữa al-Qaeda và các nhóm đối lập Syria theo dòng Sunni, chống chính phủ người Alawite của Tổng thống Bashar al-Assad (một nhánh của dòng Shia của người Shiite), có quân số lên tới hơn 70.000 quân.
Nòng cốt trong liên minh này là Quân đội Syria tự do FSA với quân số lớn nhất là gần 35.000 quân, Ahrar al-Sham có gần 15.000 quân và Mặt trận Al-Nusra là hơn 10.000 quân. Ngoài ra, còn có hơn chục tổ chức khủng bố nhỏ lẻ khác dưới trướng 3 tổ chức lớn này.
Về cơ bản là Moscow và Washington mới chỉ thống nhất ở điểm, IS chắc chắn là khủng bố. Còn tổ chức Mặt trận Al-Nusra và phong trào Ahrar al-Sham (Nhân dân Syria tự do) thì chưa ngã ngũ.
Mỹ trước đây từng bày tỏ quan ngại về những mối liên hệ của nhóm này với các nhánh al-Qaeda tại Syria nhưng đến nay lại không bày tỏ thái độ về việc có đồng ý cho Ahrar al-Sham tham gia đàm phán hòa bình hay không, nhưng Saudi Arabia thì rất hào hứng với viễn cảnh này.
Đây là điều hết sức nguy hiểm trong việc nỗ lực ngăn khủng bố đội lốt các tổ chức "đối lập ôn hòa" của Nga.
Theo_Báo Đất Việt
Các tay súng IS bị thương và gia đình bắt đầu rời khỏi Damascus Một vài tay súng bị thương của IS và gia đình của họ đã bắt đầu rời khỏi khu vực do phe đối lập kiểm soát ở phía Nam thủ đô Damascus, Syria. Theo thỏa thuận giữa tổ chức này cũng nhiều phe đối lập khác tại Syria với Chính phủ nước này do Liên Hợp Quốc đứng ra làm trung gian, các...