Mỹ bắt bác sĩ bán ‘thuốc miễn dịch’ Covid-19
Juli A. Mazi, bác sĩ ở California, trở thành người đầu tiên ở Mỹ có thể bị truy tố vì bán thuốc chống Covid-19 và chứng nhận tiêm chủng giả.
Mazi, 41 tuổi, hành nghề bác sĩ theo phương pháp vi lượng đồng căn tại Napa, California, bị bắt hôm 14/7 với cáo buộc gian lận và khai man liên quan tới điều trị y tế, theo Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ).
“Người này bị buộc tội lừa dối, gây nguy hiểm cho người dân bằng cách đánh vào nỗi sợ, truyền bá thông tin giả về các loại vaccine được FDA cấp phép, đồng thời bán các loại thuốc chữa bệnh giả đe dọa tính mạng người mua. Tệ hơn nữa, bị cáo còn làm giả thẻ tiêm chủng Covid-19 và hướng dẫn khách hàng cách đánh dấu đã tiêm vaccine”, Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Lisa O.Monaco nói.
Thẻ tiêm chủng giả mà Mazi cung cấp cho khách hàng. Ảnh: Bộ Tư pháp Mỹ.
Giới chức bắt đầu chú ý tới Mazi từ tháng 4, khi một người liên hệ với đường dây nóng của thanh tra Bộ Y tế Mỹ, cho hay người nhà đã mua thuốc viên mà Mazi quảng cáo là “chứa virus nCoV, tạo ra kháng thể trong hệ miễn dịch”.
Video đang HOT
Mazi cũng bị buộc tội hướng dẫn khách hàng khai man và đánh dấu đã tiêm vaccine Moderna vào ngày sử dụng loại “thuốc miễn dịch” này. Mazi quảng cáo rằng thuốc của mình “cung cấp miễn dịch Covid-19 trọn đời”.
Bà ta khuyến khích khách hàng mua thuốc viên bằng cách truyền bá thông tin giả rằng các loại vaccine do FDA cấp phép chứa “chất độc”, đồng thời cam kết trẻ em cũng có thể sử dụng thuốc của mình, kể cả trẻ sơ sinh.
“Bác sĩ này đã lợi dụng lòng tin của người dân dành cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe vào thời điểm cần sự liêm chính nhất”, Steven J.Ryan, thanh tra Bộ Y tế Mỹ, nói, đồng thời cam kết tiếp tục điều tra những kẻ lừa đảo gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng trong khủng hoảng Covid-19.
Thầy lang tự nhận chữa khỏi Covid-19 cho 5 triệu người Hàng nghìn bác sĩ Ấn đòi bắt pháp sư chữa Covid-19 12 Nga bắt người Việt rao bán thảo dược chữa Covid-19 22
Cháy rừng dữ dội thiêu đốt Mỹ và Canada
Hơn 400.000 hecta rừng ở miền tây nước Mỹ và Canada chìm trong biển lửa tại khu vực đang đối mặt hạn hán và nắng nóng chết người.
Nhiều khu vực của California đang trong tình trạng báo động đỏ bởi cháy rừng. Đám cháy River Fire gần công viên quốc gia Yosemite chưa thể kiểm soát. Lực lượng cứu hỏa cũng e ngại về khả năng lan rộng sang phía bắc của đám cháy Dixie Fire.
Máy bay thả hóa chất chữa cháy dập lửa đám cháy Dixie tại hẻm River Canyon thuộc hạt Plumas, California hôm 14/7. Ảnh: AP.
2020 là năm cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại California nhưng 2021 có thể phá vỡ kỷ lục này. Oregon đang là bang chịu thiệt hại nặng nhất vì cháy rừng.
Thời tiết khô hạn cùng gió mạnh khiến đám cháy Bootleg Fire ở Oregon thiêu rụi hơn 86.000 hecta, tương đương 120.000 sân bóng đá, buộc người dân phải sơ tán. Giới chức cảnh báo tình trạng khô hạn và nhiệt độ cao có thể khiến tình hình nghiêm trọng hơn trong những ngày tới.
"Chúng tôi chưa từng thấy đám cháy nào di chuyển như thế này, trong điều kiện này, từ đầu năm tới giờ. Cháy rừng có thể gây thiệt hại chưa từng có", Al Lawson, chỉ huy lực lượng cứu hỏa Bootleg Fire, cảnh báo.
Mark Enty, phát ngôn viên Đội Quản lý Sự cố Tây Bắc, đơn vị đang nỗ lực kiểm soát Bootleg Fire, cho hay quy mô đám cháy tăng gấp đôi mỗi ngày. Giới chức nhận định có thể mất hơn 4 tháng để dập tắt hoàn toàn đám cháy Bootleg.
Hơn 16.000 lính cứu hỏa và nhân viên kiểm lâm phải chiến đấu với các đám cháy khắp miền tây nước Mỹ và Canada, nơi hơn 400.000 hecta rừng đang chìm trong biển lửa.
Miền tây Canada, nơi hứng chịu đợt nắng nóng chưa từng có gần đây, ghi nhận hơn 35 đám cháy mới trong hai ngày qua. Một đám lan rộng hơn 40.000 hecta, buộc 900 hộ gia đình phải sơ tán.
Các chuyên gia khí tượng học nhận định đợt nắng nóng năm nay tồi tệ hơn do hiện tượng ấm lên toàn cầu và tiếp tục duy trì trong những ngày tới.
Khu vực cháy rừng tại miền tây nước Mỹ và biên giới Canada. Ảnh: NOAA.
Phía tây của Bắc Mỹ đang cuốn vào vòng luẩn quẩn tàn khốc, đất đai khô hạn, thảm thực vật khô cằn tạo điều kiện cho nhiệt độ cao hơn, còn các đợt nắng nóng lặp đi lặp lại và lượng mưa giảm cùng nhiệt độ cao khiến cháy rừng dễ dàng bùng phát.
Ca Covid-19 Mỹ tăng gần 50% Các ca nhiễm Covid-19 hàng ngày tăng gần 50% ở hầu hết các bang Mỹ, trong bối cảnh biến chủng Delta đang lây lan mạnh. Theo phân tích từ Đại học Johns Hopkins tính tới hôm 13/7, Mỹ ghi nhận trung bình 19.455 ca nhiễm mới nCoV mỗi ngày trong một tuần qua, tăng 47,5% so với tuần trước. Trung bình số ca...