Mỹ bất an trước vũ khí không gian Trung Quốc
Trung Quốc theo đuổi chương trình vũ khí không gian có thể phá hoại hoặc làm nhiễu các vệ tinh của Mỹ, cũng như hạn chế các hoạt động tác chiến của Mỹ trên toàn thế giới.
Tên lửa diệt vệ tinh SC-19 của Trung Quốc. Ảnh: WCT
Theo bản dự thảo báo cáo hàng năm mới nhất của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung (USCC) của Mỹ, dự kiến được công bố vào tháng tới, Trung Quốc đang theo đuổi một chương trình sâu rộng và vững mạnh về năng lực phản công trong không gian. Nó bao gồm các tên lửa diệt vệ tinh lên thẳng, các hệ thống diệt vệ tinh cùng quỹ đạo, tấn công mạng, thiết bị gây nhiễu vệ tinh trên mặt đất và các vũ khí năng lượng định hướng”.
Các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc dự kiến sẽ sử dụng các cuộc tấn công dựa vào mạng máy tính, điện tử và động học để chống lại các vệ tinh hoặc các kết cấu hỗ trợ dưới mặt mất, trong trường hợp xảy ra xung đột với Mỹ,
Trung Quốc đang phát triển các tên lửa lên thẳng có khả năng đánh trúng các vệ tinh bay ở quỹ đạo cao lẫn quỹ đạo thấp, đó là tên lửa DN-2 và SC-19. Cuộc thử nghiệm các tên lửa này được thực hiện vào năm ngoái.
Theo Washington Times, tên lửa diệt vệ tinh bay ở quỹ đạo cao DN-2 có thể đánh trúng các vệ tinh định vị toàn cầu của Mỹ, nhưng có vẻ thích hợp hơn để làm nhiễu các vệ tinh do thám, trinh sát và tình báo Mỹ. DN-2 sẽ được triển khai trong 5-10 năm tới.
Về loại vũ khí đặt trong không gian, Trung Quốc đang phát triển các thiết bị diệt vệ tinh bay cùng quỹ đạo.
“Hệ thống này bao gồm một vệ tinh được trang bị vũ khí, chẳng hạn như một thiết bị được nạp chất nổ, thiết bị nổ mảnh, vũ khí động năng, laser, vũ khí tần số vô tuyến, bộ gây nhiễu tín hiệu vệ tinh hoặc cánh tay robot”, theo dự thảo báo cáo của USCC.
Các thiết bị này sẽ di chuyển trong không gian đến sát các vệ tinh mục tiêu và sau đó triển khai vũ khí để vô hiệu hoặc phá hủy chúng. Chúng có thể đâm thẳng vào các vệ tinh hoặc túm chặt mục tiêu bằng cánh tay robot.
Năm 2008, một vệ tinh chụp ảnh nhỏ của Trung Quốc bay ngang qua Trạm Không gian quốc tế (ISS) ở khoảng cách 45 km mà không hề thông báo trước. Dự thảo báo cáo của USCC cho rằng vệ tinh này đang diễn tập một cuộc tấn công vệ tinh bay cùng quỹ đạo.
Video đang HOT
Theo báo cáo, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tin rằng năng lực diệt hoặc phá hủy vệ tinh là rất quan trọng đối với việc răn đe đối phương. Họ cho rằng mối đe dọa diệt vệ tinh là sức mạnh răn đe đáng tin cậy hơn vũ khí hạt nhân.
“PLA đánh giá các vệ tinh Mỹ có vai trò quan trọng đối với năng lực duy trì các hoạt động chiến đấu trên toàn cầu của Washington. Phân tích của PLA về các hoạt động quân sự Mỹ khẳng định rằng, phá hủy hoặc thu giữ các vệ tinh hoặc hệ thống cảm biến khác sẽ tước thế chủ động của đối phương trên chiến trường. Đồng thời, việc này sẽ gây khó khăn hơn cho đối phương trong việc triển khai hiệu quả các vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao.
PLA ước tính 50 vệ tinh do thám của Mỹ, cùng với máy bay không người lái và có người lái cung cấp khoảng 70% thông tin liên lạc trên chiến trường, trong chiến dịch quân sự của NATO do Mỹ dẫn đầu ở Kosovo thập niên 1990.
Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch tổ chức các cuộc tấn công mạng nhằm chiếm quyền kiểm soát vệ tinh của đối phương, bằng cách xâm nhập tín hiệu vi sóng mà các mục tiêu này sử dụng, dự thảo báo cáo cho biết.
Các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc cho rằng nếu xung đột nổ ra, PLA sẽ “tìm cách thực hiện các vụ tấn công mạng máy tính nhằm vào các vệ tinh của Mỹ, cũng như các cơ sở hỗ trợ ở mặt đất tương tác với vệ tinh Mỹ”.
“Nếu thực hiện thành công, các cuộc tấn công như vậy sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính ưu việt về thông tin của Mỹ, đặc biệt nếu chúng được tiến hành để chống các vệ tính tình báo và quân sự nhạy cảm. Chẳng hạn, bằng cách tiếp cận hệ thống kiểm soát của một vệ tinh, kẻ tấn công có thể phá hủy, gây hư hại cho vệ tinh đó; chặn, làm giảm hiệu quả hoạt động, thao túng việc truyền thông tin hay tiếp cận thông tin của nó”.
Dự thảo báo cáo cho biết tin tặc Trung Quốc có thể là chủ mưu nhiều vụ tấn công mạng máy tính nhằm vào các thiết bị không gian của Mỹ, bao gồm vụ tấn công hệ thống dịch vụ thời tiết và vệ tinh của Cục Khí quyển và Hải dương quốc gia Mỹ tháng 9/2014.
Trung Quốc cũng xây dựng nhiều thiết bị gây nhiễu điện tử đặt trên mặt đất. Năm 2006, Trung Quốc đã bắn một tia laser năng lượng cao, làm gián đoạn một vệ tinh của Mỹ.
Ngoài ra, lực lượng hạt nhân của Bắc Kinh cũng có thể được sử dụng để chống vệ tinh. Kích nổ hạt nhân ở quỹ đạo thấp của trái đất có thể gây ra một xung động điện từ, làm gián đoạn hoạt động của các vệ tinh không được bảo vệ.
Hồng Vân
Theo VNE
Mỹ tăng tốc cuộc đua vũ khí bội siêu thanh
Mỹ đẩy nhanh chương trình phát triển thiết bị quân sự có vận tốc hơn 5 lần tốc độ âm thanh, nhằm khẳng định vị thế hàng đầu về công nghệ này.
Ảnh ý tưởng về thiết bị bay siêu thanh của không quân Mỹ - Ảnh: Military.com
Các chuyên gia thuộc Phòng Thí nghiệm nghiên cứu của không quân Mỹ đang nỗ lực phát triển dự án máy bay quân sự có thể di chuyển ở tốc độ Mach 5, tức gấp 5 lần vận tốc âm thanh (khoảng 5.793 km/giờ) và nhanh hơn nữa.
Giám đốc khoa học của không quân Mỹ Mica Endsley cho biết lực lượng này muốn phát huy thành quả đầy khích lệ đạt được từ các chuyến thử nghiệm thành công máy bay không người lái X-51 Waverider ở độ cao hơn 18.000 m trên bầu trời Thái Bình Dương thời gian qua.
Bà tiết lộ thêm không quân Mỹ và Cơ quan Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Lầu Năm Góc đang triển khai kế hoạch phát triển một thiết bị bay mới dựa trên nền tảng của X-51 Waverider.
Nhanh hơn, hoàn chỉnh hơn
Phát biểu với trang tin Military.com, Giám đốc Endsley nhận định: "Dự án X-51 Waverider thực sự là một cuộc thử nghiệm chứng thực tính khả thi của ý tưởng nâng cao tốc độ cho các thiết bị bay.
Chúng ta có thể sử dụng một thiết bị siêu thanh không người lái, phóng nó đi từ một máy bay khác và sau đó tự nó có thể di chuyển trên không với vận tốc bội siêu thanh. X-51 Waverider có thể bay với vận tốc cao hơn Mach 5 cho đến khi hết nhiên liệu".
Trong các chuyến bay thử nghiệm, X-51 Waverider mang động cơ tĩnh siêu âm (tên kỹ thuật là Scramjet) và được một oanh tạc cơ B-52H Stratofortress chở lên độ cao hơn 15.000 m. Sau đó, X-51 Waverider tự phóng đi và tăng tốc đến Mach 4,8 chỉ trong 26 giây. Khi đạt độ cao 18.000 m, thiết bị bay này tiếp tục tăng tốc đến Mach 5.1.
Từ các dữ liệu thu được, các chuyên gia Mỹ đang hướng tới thiết kế một thiết bị bay bội siêu thanh hoàn chỉnh hơn. "Điều chúng tôi đang cố gắng làm lúc này là xây dựng một hệ thống toàn diện không chỉ về động cơ. Bạn phải có những vật liệu có thể hoạt động ở điều kiện nhiệt độ cao khi bay ở tốc độ bội siêu thanh; những hệ thống có thể điều khiển chính xác và kiểm soát đường bay trong điều kiện di chuyển cực nhanh", bà Endsley nhấn mạnh.
Khả năng vũ khí hóa
Tờ Daily Mail dẫn lời các chuyên gia Mỹ cho biết thiết bị bay mới có thể được sử dụng để vận chuyển các bộ cảm biến, trang thiết bị và cả vũ khí trong tương lai, tùy thuộc vào quá trình phát triển công nghệ. Hơn nữa, Lầu Năm Góc không dừng lại ở khả năng vận chuyển mà đang đặt mục tiêu vũ khí hóa máy bay bội siêu thanh bằng chương trình Vũ khí tấn công tốc độ cao (HSSW).
Trong khi các tên lửa hành trình hiện tại di chuyển với tốc độ khoảng 1.000 km/giờ, vũ khí siêu thanh sẽ có thể đạt vận tốc từ Mach 5 đến Mach 10 và có thể được sử dụng như tên lửa tấn công khi mang theo đầu đạn thông thường cỡ nhỏ. "Khi đó, bạn có thể tấn công các mục tiêu phòng thủ của đối phương, những cơ sở được phòng thủ nghiêm ngặt hoặc các mục tiêu cần tấn công chớp nhoáng. Thậm chí đối với những mục tiêu di động, bạn có thể tấn công trước khi nó kịp thay đổi vị trí", chuyên gia Kenneth Davidson, thuộc Phòng Thí nghiệm nghiên cứu của không quân Mỹ, nói với Daily Mail.
Ngoài HSSW, Mỹ cũng đang xây dựng chương trình Tấn công chớp nhoáng toàn cầu (PGS) gồm nhiều thiết bị bội siêu thanh khác nhau đang được thử nghiệm. Nổi bật trong số này có vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW) đủ sức vượt 6.000 km chỉ trong 35 phút.
Không chỉ nhanh, AHW còn cực kỳ chính xác khi độ chênh lệch so với mục tiêu không quá 10 m và sẽ được phát triển thành nhiều dạng tấn công khác nhau. AHW có thể là tên lửa hay đầu đạn đánh phá trực tiếp, mang theo các vũ khí khác để triển khai tấn công khi tiếp cận mục tiêu hoặc trở thành vũ khí đánh chặn cực nhanh cũng như có khả năng do thám.
Theo Military.com, sở dĩ Lầu Năm Góc đặt trọng tâm vào các chương trình khí tài siêu thanh là do đang gặp phải cạnh tranh quyết liệt từ Nga và Trung Quốc. Chuyên trang này dẫn lời Giám đốc Endsley nhấn mạnh Trung Quốc đã đẩy mạnh thử nghiệm và phát triển tên lửa bội siêu thanh để chuẩn bị cho một cuộc xung đột trong tương lai. Hồi năm 2014, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo thử nghiệm thiết bị bay WU-14.
Bắc Kinh không tiết lộ thêm chi tiết nhưng một số nguồn tin ước lượng WU-14 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 10 (khoảng 12.359 km/giờ). Thiết bị này được tên lửa liên lục địa đưa lên độ cao nhất định rồi tách ra tự lao đến mục tiêu. Khi đó, chuyên gia quân sự Trần Hổ của Trung Quốc còn nói thẳng trên Đài CCTV là khi được hoàn thiện WU-14 có thể dùng để "tấn công tàu sân bay Mỹ trên toàn cầu". Đến nay, Trung Quốc đã tiến hành 4 lần thử WU-14 với lần mới nhất diễn ra ngày 7.6 vừa qua nhưng không rõ kết quả, theo trang tin Washington Free Bacon.
Ngoài Mỹ và Trung Quốc, Nga cũng đang nỗ lực nghiên cứu vũ khí bội siêu thanh, tập trung vào tên lửa liên lục địa RS-26 Rubezh, được cho là có khả năng xuyên thủng bất cứ lá chắn nào, theo Đài RT.
Tuy nhiên, thông tin được bảo mật rất cao nên bên ngoài không nắm được về tiến độ và kết quả các cuộc thử nghiệm. Mới đây nhất, Chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev cho biết RS-26 Rubezh có thể sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2016.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Người dân Mỹ bất an vì 2 tù nhân vượt ngục Cuộc tìm kiếm 2 tù nhân vượt ngục khỏi nhà tù ở bang New York, Mỹ, đã bước qua ngày thứ 6. Nhiều cảnh sát đang lùng sục khu rừng xung quanh nhà tù, trong khi người dân đang cảm thấy bất an, lo sợ. Hai tù nhân vượt ngục David Sweat (trái) và Richard Matt - Ảnh: Reuters Gia đình Josh Parker...