Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam: Chẳng thay đổi cán cân quân sự Biển Đông
Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào mà động thái gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ có khả năng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng quân sự ở Biển Đông?
Ngày 25/5, Defence News dẫn một nguồn tin quốc phòng Mỹ cho biết, Việt Nam đang tìm cách cải thiện năng lực phòng không và an ninh hàng hải. Nguồn tin tiết lộ, Việt Nam có thể đề nghị Washington bán tiêm kích F-16, máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P- 3C Orion, UAV, và thiết bị do thám, giám sát tình báo hàng hải theo Điều khoản Quốc phòng Dư thừa (EDA) của Lầu Năm Góc.
Máy bay chiến đấu F-16 của Hoa Kỳ
Tuy nhiên, theo tờ Diplomat, việc Việt Nam lựa chọn mua vũ khí của Mỹ sẽ tác động đến khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam. Vì thế, việc Hà Nội tiến hành mua vũ khí của Mỹ (nếu có) sẽ được tiến hành dần dần, kéo dài trong nhiều năm chứ không đột ngột.
Lý do mà The Diplomat đưa ra là việc sở hữu và sử dụng máy bay Hoa Kỳ sẽ yêu cầu các cấu trúc hỗ trợ cần thiết tại chỗ cho máy bay, bao gồm cả việc xây dựng các cơ sở bảo dưỡng, đại tu máy bay. Mặc dù những yêu cầu nâng cấp, đại tu lớn sẽ phải được thực hiện ở Hoa Kỳ.
Ngoài ra, yêu cầu đào tạo phi công, nhân viên kỹ thuật mặt đất, và chuyên viên kỹ thuật trên máy bay và các hệ thống vũ khí mới sẽ đòi hỏi sự hiện diện của các cố vấn và giảng viên người Mỹ.
Tất cả những điều này không thể được thực hiện trong chốc lát và sẽ đòi hỏi một cam kết lâu dài trong nhiều năm của Washington.
Sát thủ săn ngầm P-3C Orion của Hoa Kỳ
The Diplomat cho rằng các thiết bị quân sự của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ làm tăng khả năng răn đe của quân đội Việt Nam ở Biển Đông. Điều này phần lớn sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố:
Video đang HOT
- Thứ nhất, trình độ đào tạo của nhân viên không quân Việt Nam trên nền tảng mới;
- Thứ hai, khả năng của không quân Việt Nam tích hợp thiết bị quân sự của Mỹ với phần còn lại của quân đội, trong đó chủ yếu bao gồm các hệ thống vũ khí do Nga và Liên Xô (cũ) chế tạo.
The Diplomat chỉ ra rằng, kế hoạch quân sự của Việt Nam là phát triển hệ thống phòng thủ và nâng cao khả năng “chống tiếp cận và chống thâm nhập khu vực” (A2/AD). Trang thiết bị như máy bay tuần tra trên biển P-3C Orion tân trang trang bị ngư lôi sẽ làm tăng đáng kể khả năng răn đe của không quân Việt Nam trong lĩnh vực đó.
Cụ thể, P-3C Orion có thể tăng cường khả năng tác chiến chống tàu ngầm của quân đội Việt Nam khi kết hợp với tàu ngầm Kilo-class do Nga sản xuất
Cũng theo The Diplomat, Hà Nội cũng đã có được một số lượng tên lửa hành trình chống tàu và tấn công mặt đất, bao gồm các tên lửa hành trình siêu thanh 3M-14E Klub. Hơn nữa, Việt Nam đã nâng cấp hệ thống tên lửa phòng thủ bằng các hệ thống tên lửa bờ biển K-300P Bastion do Nga chế tạo năm 2011 và hệ thống tên lửa tầm xa đất đối không S-300PMU-2 năm 2012.
Hơn nữa, Việt Nam hiện có 32 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK2V được tối ưu hóa các chức năng hỗ trợ hàng hải và được trang bị các tên lửa chống hạm Kh-31 (AS-17 Krypton).
Không quân Nhân dân Việt Nam (VPA) cũng được cho là đang quan tâm đến việc mua một phi đội máy bay phản lực Sukhoi Su-35S, máy bay chiến đấu đa chức năng có lẽ là phù hợp với các cuộc tuần tra hàng hải hơn là máy bay chiến đấu F-16.
Vì vậy, thiết bị quân sự của Hoa Kỳ có thể làm thay đổi cán cân quân sự ở Biển Đông?
Như đã nêu ở trên, điều này sẽ phụ thuộc vào cả đào tạo hiệu quả và khả năng kết hợp thành công hệ thống vũ khí mới trong cơ cấu quân sự hiện có.
Các chuyên gia quân sự của The Diplomat nhận định rằng Nga vẫn là “đối tác lâu năm trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự song phương” của Việt Nam. Các thiết bị quân sự Nga đã cung cấp cho Việt Nam, so với các hệ thống của Hoa Kỳ, thích hợp hơn và ít ràng buộc, yêu cầu hơn.
Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý thiết bị do Nga chế tạo suốt những thập kỷ qua, trong khi đó Hà Nội không có kinh nghiệm sử dụng thiết bị quân sự của Washington.
Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ nhìn thấy kinh nghiệm từ Malaysia – đất nước đã cố gắng sử dụng thiết bị quân sự của cả Nga và NATO. Điều đó khiến hoạt động quân sự của họ trong một thời gian dài không hiệu quả và tốn kém.
Ngoài ra, Việt Nam còn phải phát triển các học thuyết và chiến thuật mới để tích hợp tất cả các hệ thống vũ khí mới vào chiến lược chống can thiệp của đất nước.
Nhìn chung, hội nhập thành công và đào tạo trên nền tảng quân sự mới của Mỹ sẽ chắc chắn làm tăng khả năng chiến đấu của không quân Việt Nam, và kết quả là, sẽ ảnh hưởng đến những diễn biến tình hình trên Biển Đông.
Tuy nhiên, việc bổ sung máy bay chiến đấu F-16, P-3C Orion, UAV, và thiết bị do thám, giám sát tình báo hàng hải sẽ không làm thay đổi về cơ bản cân bằng quân sự ở Biển Đông.
Phong Lan
Theo_Người Đưa Tin
Reuters: Việt Nam, Hàn Quốc có thể mua máy bay P-3, S-3 của Mỹ
Việt Nam và Hàn Quốc có thể mua máy bay trinh sát biển P-3 Orion và S-3 loại đã qua sử dụng và được tân trang, hãng Lockheed Martin (Mỹ) tiết lộ ngày 5.6, theo Reuters.
Các sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam được mời bay quan sát trên máy bay săn ngầm P-3C Orion của Không đoàn VP-47 Hải quân Mỹ ở Hawaii ngày 13.4.2016 - Ảnh: Không đoàn VP-47. REUTERS
Reuters ngày 6.6 dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của quân đội Việt Nam hay Việt Nam có thể mua một số vũ khí của Mỹ sau khi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam vừa qua.
Tuy vậy, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tại Đối thoại Shangri-La ngày 5.6 cho biết: "Chúng tôi không chắc chắn có thể mua gì từ Mỹ hoặc về những gì chúng tôi muốn mua".
Trả lời phỏng vấn Reuters tại triển lãm hàng không ở thủ đô Berlin (Đức), ông Clay Fearnow, một giám đốc phụ trách nhánh hàng không của Lockheed Martin cho Reuters biết Việt Nam dự kiến đề nghị phía Lockheed Martin chính thức báo giá và cung cấp đầy đủ thông tin về 4 hoặc 6 máy bay P-3 Orion đã qua sử dụng, loại được Hải quân Mỹ dùng, trong vòng vài tháng tới.
Nếu Việt Nam quyết định mua, những chiếc P-3 mà Hải quân Mỹ không còn sử dụng đang lưu giữ ở một nghĩa địa máy bay trong sa mạc tại Mỹ sẽ được tân trang lại với cặp cánh mới, hệ thống điện tử dò tìm tàu ngầm mới cho Việt Nam, ông Fearnow nói.
Các sĩ quan Hải quân Việt Nam lên máy bay săn ngầm P-3C Orion của Không đoàn VP-47 Hải quân Mỹ ở Hawaii ngày 13.4.2016. KHÔNG ĐOÀN VP-47
Theo ông Fearnow, giá mỗi chiếc P-3 cũ được tân trang có thể vào khoảng 80-90 triệu USD, và Lockheed Martin từng bán P-3 cho Đài Loan với giá này.
Kể từ năm 2008, Lockheed Martin sản xuất cánh mới và tân trang lại trên 90 máy bay P-3 Orion cho một số nước và lãnh thổ, bao gồm Mỹ, Na Uy, Đài Loan, Chile và Đức, theo ông Fearnow.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố chưa thể bình luận về thương vụ P-3 hay S-3 như Reuters nói khi Bộ này chưa chính thức trình lên Quốc hội Mỹ.
Hàn Quốc thì muốn mua những chiếc cánh máy bay mới cho những chiếc P-3 của nước này và có thể mua thêm 12 chiếc S-3 của Hải quân Mỹ đang lưu giữ trong sa mạc sau khi được cho "nghỉ hưu" vào năm 2009, ông Fearnow nói thêm.
Hãng Boeing (Mỹ) cũng nỗ lực tiếp thị máy bay trinh sát biển P-8 Poseidon, nhưng loại này mới hơn và có giá đắt hơn P-3. Một đối thủ khác là máy bay trinh sát biển chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải C-295 của hãng Airbus.
Máy bay trinh sát biển S-3B Viking cất cánh từ tàu sân bay Mỹ USS Abraham Lincoln, tháng 8.2002HẢI QUÂN MỸ
Hãng Lockheed Martin tiết lộ thông tin trên giữa lúc các quốc gia ở châu Á đang gia tăng chi tiêu ngân sách sắm nhiều khí tài quân sự từ tàu ngầm đến chiến đấu cơ, máy bay trinh sát được cho là nhằm đối phó sự bành trướng của Trung Quốc trên biển, theo phân tích của hãng tin Bloomberg (Mỹ).
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Vua chiến trường M107 Mỹ trong Quân đội Việt Nam Sau chiến dịch Tây Nguyên ta đã thu 12 khẩu pháo tự hành M107 175mm trong tình trạng hoạt động tốt. Thuần phục "vua chiến trường" M107 Mặc dù M107 được Mỹ và VNCH kì vọng rất nhiều nhưng thực tế hiệu quả chiến đấu của khẩu pháo này tại chiến trường Việt Nam không cao. Trong trận Thành Cổ tháng 3/1972, sau...