Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan ảnh hưởng như thế nào tới quan hệ Trung – Mỹ?
Hợp đồng mua bán khí tài quân sự Mỹ-Đài Loan cho thấy quan hệ Washington-Bắc Kinh chắc chắn sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường trong thời gian tới.
Ngày 24/9/2018, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đã trình bản hợp đồng bán vũ khí, trị giá 330 triệu USD cho Đài Loan lên Quốc hội để chờ phê duyệt.
Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ mua bán vũ khí thứ hai giữa Mỹ và Đài Loan dưới thời Tổng thống Donnald Trump.
Tuyên bố này được đưa ra giữa lúc cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung không ngừng căng thẳng. Điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Mỹ-Trung trong thời gian tới?
Máy bay chiến đấu F-16 trong cuộc diễn tập thường niên tại căn cứ quân sự ở Tân Trúc, phía bắc Đài Loan (Ảnh: Reuters).
Thông tin về bản hợp đồng trị giá 330 triệu USD giữa Mỹ – Đài được công bố chỉ một thời gian ngắn sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố áp đặt lệnh trừng phạt với Cục Phát triển Thiết bị (EDD) của Bộ Quốc phòng Trung Quốc do mua các chiến đấu cơ và tên lửa đất đối không của Nga.
Theo đó, Mỹ sẽ cung cấp nhiều khí tài lớn cho Đài Loan bao gồm tiêm kích F-16 và vận tải cơ C-130.
Đồng thời, hôm 25/9/2018, lệnh áp đặt thuế mới có trị giá 200 tỷ USD của Mỹ đối với các mặt hàng của Trung Quốc được tác giả Micheal Green của Tạp chí Business Insider mô tả như “một con dao kề cổ Trung Quốc”. [1]
Đài Loan vốn là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Trung-Mỹ. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, có thể dùng đến vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh nhiều lần tổ chức tập trận trên biển và trên không để gây sức ép với Đài Bắc.
Hiện tại, Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng vẫn là đồng minh chủ chốt và đóng vai trò nhà cung cấp vũ khí nước ngoài duy nhất của Đài Loan.
Các chuyên gia quân sự nhận định cán cân quyền lực giữa Trung Quốc và Đài Loan đang nghiêng về phía Trung Quốc và hòn đảo này sẽ bị lấn át nếu lực lượng Mỹ không hỗ trợ.
Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình (trái), nhà lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn (giữa) và Tổng thống Mỹ, Donald Trump (phải) (Ảnh: VOA).
Video đang HOT
Năm 2016, sau khi chính thức được bầu là người đứng đầu Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã bày tỏ rõ quan điểm muốn duy trì trạng thái như hiện nay của Đài Loan, phản đối chính sách “một Trung Quốc” của Bắc Kinh.
Việc nỗ lực củng cố quan hệ với các đồng minh, đặc biệt là với Mỹ và Nhật Bản được cho sẽ giúp Đài Loan tiếp tục duy trì được quan hệ ngoại giao với các nước khác trên thế giới. [2]
Theo đó, Đài Loan đã hoan nghênh động thái của Mỹ và xem đây là một bước nhằm tăng cường thêm năng lực phòng thủ của hòn đảo này, giúp tăng sự tự tin của Đài Loan trước những thách thức an ninh đến từ phía Trung Quốc.
Hãng tin Reuters nhận định có lẽ thời gian tới, việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan sẽ trở thành “chuyện bình thường”.
Theo nhà bình luận quân sự tại Hong Kong, Song Zhongping, một thương vụ quân sự lớn hơn và nhạy cảm hơn sẽ được Mỹ công bố vào năm tới liên quan tới xe tăng M1A2. [3]
Đây là loại vũ khí mà Đài Loan đề nghị Mỹ cung cấp sau khi Quốc hội Mỹ thông qua “Đạo luật cấp phép quốc phòng quốc gia” nhằm mở đường cho Mỹ bán thêm vũ khí cho Đài Loan.
Về phần mình, Bắc Kinh cho rằng Mỹ nên từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và ngay lập tức hủy bỏ hợp đồng mua bán vũ khí nói trên, cắt đứt quan hệ quân sự với Đài Loan.
Bởi lẽ, Trung Quốc cho rằng điều này có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực và những thiệt hại nặng nề cho quan hệ song phương.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã lên tiếng phản đối thương vụ mua bán vũ khí nói trên giữa Washington và Đài Bắc.
Ông Cảnh Sảng nhấn mạnh: “việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế, cũng như chính sách ‘một Trung Quốc’, đồng thời xâm phạm lợi ích quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”. [4]
Chắc chắn Trung Quốc sẽ có biện pháp đáp trả. Ông Shen Dingli, Giám đốc Chương trình Kiểm soát vũ khí và An ninh khu vực thuộc Đại học Phục Đán ở Thượng Hải chia sẻ:
“Bắc Kinh ngày càng tự tin hơn và có đủ năng lực để đưa ra đòn đáp trả”. [5]
Mỹ hiện phối hợp trong nhiều lĩnh vực với các quốc gia bao gồm Trung Quốc để chống khủng bố, chống vũ khí hạt nhân, chống rửa tiền và kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm.
Do đó, Mỹ không thể hy vọng Trung Quốc tiếp tục hợp tác nếu như gây ảnh hưởng tới lợi ích của Trung Quốc.
Giáo sư Andrei Karneve, Phó Giám đốc Viện Châu Á và Châu Phi tại Đại học Quốc gia Moscow dự đoán động thái của Mỹ chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng mạnh của Trung Quốc.
Bắc Kinh luôn phải đối việc biến đổi cân bằng quyền lực trên Eo biển Đài Loan.
Hợp đồng mua bán khí tài quân sự Mỹ-Đài Loan cho thấy quan hệ Washington-Bắc Kinh chắc chắn sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường trong thời gian tới khi cả hai bên luôn tìm mọi cách để bảo vệ lợi ích của mình.
Theo giaoduc
Mỹ đã sẵn sàng đứng ra bảo vệ Đài Loan trước Trung Quốc?
Gần đây, Mỹ có nhiều động thái cho thấy rõ lập trường của nước này về quan hệ Đài Loan - Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc
Trung Quốc ngày càng tăng cường sức ép ngoại giao lên Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn nhậm chức lãnh đạo Đài Loan vào năm 2016.
Trong vòng chưa đầy ba năm, năm quốc gia - Sao Tome và Principe, Panama, Cộng hòa Dominica, Burkina Faso, và El Salvador - đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Đài Loan nay chỉ có 17 đồng minh ngoại giao. Trong khi đó, một số đồng minh còn lại của hòn đảo này, ví dụ như eSwatinia và Vatican, cũng đang tích cực cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Đối mặt với áp lực từ Trung Quốc, bà Thái nhiều lần kêu gọi các quốc gia khác trên thế giới đoàn kết với Đài Loan trong việc phòng vệ trước Trung Quốc và bảo vệ các giá trị tự do chung.
Tháng trước, bà Thái đến Mỹ, kêu gọi thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, ủng hộ Đài Loan vì "bảo vệ Đài Loan chính là bảo vệ tự do và các giá trị dân chủ".
Trong bối cảnh đó, Mỹ - duy trì quan hệ đối tác an ninh đặc biệt với Đài Loan nhưng không có quan hệ ngoại giao - gần đây đưa ra nhiều tín hiệu thể hiện rằng nước này sẽ đáp ứng yêu cầu bà Thái.
Tín hiệu gần đây nhất là triệu hồi các nhà ngoại giao Mỹ từ ba quốc gia cắt đứt quan hệ với Đài Loan.
Vào ngày 7 tháng 9, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rằng các đại sứ hàng đầu của họ ở Cộng hòa Dominica, El Salvador và Panama đã được yêu cầu về nước vì "quyết định không còn công nhận Đài Loan" của những nước này.
"Ba đại sứ của chúng tôi sẽ gặp gỡ các lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ để thảo luận những cách thức mà Mỹ có thể hỗ trợ các tổ chức và nền kinh tế mạnh mẽ, độc lập, dân chủ trên khắp Trung Mỹ và Caribê", Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Quyết định của Bộ Ngoại giao Mỹ mặc dù khá bất ngờ nhưng hoàn toàn đồng nhất với những phát biểu mạnh mẽ gần đây của Nhà Trắng.
Lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn
Vào ngày 21.8, vài ngày sau khi bà Thái kết thúc chuyến thăm thành phố Houston của Mỹ, El Salvador tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và chấm dứt quan hệ với Đài Loan.
Hai ngày sau, Nhà Trắng ban hành một tuyên bố mạnh mẽ bất thường, chỉ trích cả El Salvador và Trung Quốc. Tuyên bố viết rằng quyết định chuyển lòng trung thành từ Đài Bắc sang Bắc Kinh của El Salvador "là mối quan ngại nghiêm trọng với Hoa Kỳ và sẽ dẫn đến việc đánh giá lại" mối quan hệ của Mỹ với El Salvador.
Nhà Trắng tiếp tục cảnh báo các nước đang tìm cách thiết lập hoặc mở rộng quan hệ với Trung Quốc "có thể thất vọng về lâu dài" vì "sự ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ tạo ra sự phụ thuộc và thống trị kinh tế, không phải quan hệ đối tác".
"Mỹ sẽ tiếp tục phản đối sự bất ổn của Trung Quốc trong mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan và sự can thiệp chính trị ở Tây Bán cầu", trích tuyên bố của Nhà Trắng.
Ngày 5.9, một nhóm các thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ giới thiệu một dự luật có tiêu đề Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường Đồng minh Đài Loan Quốc tế (TAIPEI). Dự luật có mục đích trừng phạt các đồng minh ngoại giao "đổi phe" của Đài Loan.
Được giới thiệu bởi các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Cory Gardner và Marco Rubio, và đảng Dân chủ Ed Markey và Bob Menendez, dự luật nhằm "củng cố vị thế của Đài Loan trên khắp thế giới và phản ứng với một số quốc gia phá hỏng quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan do áp lực và chiến thuật của Trung Quốc", theo trang web chính thức của Gardner.
Theo dự luật, Bộ Ngoại giao Mỹ có thể "hạ cấp quan hệ của Hoa Kỳ với bất kỳ chính phủ nào có hành động bất lợi liên quan đến Đài Loan, đình chỉ hoặc thay đổi sự hỗ trợ nước ngoài của Mỹ... cho các chính phủ có hành động bất lợi liên quan đến Đài Loan".
Gardner cho biết: "Hoa Kỳ sẽ sử dụng mọi công cụ để hỗ trợ vị thế của Đài Loan trên sàn quốc tế".
Những động thái mới nhất này dường như cho thấy chính phủ Hoa Kỳ và hệ thống luật pháp lưỡng đảng nước này dần dần đã đạt được sự thống nhất về lập trường: Washington sẵn sàng tích cực bảo vệ Đài Bắc trước Bắc Kinh.
Theo Danviet
Mỹ đề xuất luật trừng phạt đồng minh "bỏ" Đài Loan theo Trung Quốc Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đã đề xuất dự luật nhằm ngăn cản các nước đồng minh ít ỏi còn lại của Đài Loan quay lưng với hòn đảo này để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đại lục. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tiếp nghị sĩ Mỹ Cory Gardner ở Đài Bắc hồi tháng 5...