Mỹ bàn viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine
Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Anthony Blinken, người được Tổng thống Barack Obama đề cử làm thứ trưởng ngoại giao, đã bày tỏ sự ủng hộ về khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine nhằm chống lại phe ly khai ở miền đông.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Anthony Blinken.
Trong buổi điều trần tại quốc hội ngày 19/11 về việc được đề cử làm thứ trưởng ngoại giao, ông Blinken cho hay chính quyền Mỹ nên cân nhắc việc xem xét lại chính sách không cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev.
“Do những vi phạm nghiêm trọng của Nga đối với thỏa thuận họ đã ký, Hiệp ước Minsk, tôi tin rằng một nhân tố hi vọng có thể khiến họ phải nghĩ lại và ngăn chặn họ hành động thêm nữa là tăng cường năng lực của các lực lượng Ukraine, trong đó có việc cung cấp vũ khí sát thương phòng vệ. Tôi nghĩ đó là điều mà chúng ta nên xem xét”, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói.
Ông Blinken nhấn mạnh rằng Phó tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tới thăm Ukraine trong tuần này và cho rằng việc cung cấp viện trợ sát thương có thể sẽ được thảo luận.
Ukrane hồi tuần trước đã cáo buộc Nga điều các binh sĩ và vũ khí nhằm hỗ trợ phe ly khai ở miền đông Ukraine mở một cuộc tấn công mới trong cuộc xung đột, vốn khiến hơn 4.000 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Bạo lực gia tăng và các vi phạm lệnh ngừng bắn đã làm bùng phát những lo ngại rằng một lệnh ngừng bắn mong manh – được ký kết hôm 5/9 tại Belarus giữa Nga, Ukraine và phe ly khai tại Donetsk và Luhansk – có thể sụp đổ.
NATO cũng cáo buộc Nga đưa xe tăng và binh sĩ vào miền đông Ukraine trong những ngày gần đây để hỗ trợ phe ly khai. Mátxcơva đã kịch liệt bác bỏ điều này.
An Bình
Theo Dantri
Phó tổng thống Mỹ tới Ukraine giữa lúc có tin đồn chiến tranh ở miền Đông
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã rời thủ đô Washington tới thăm Ukraine trong bối cảnh rộ lên tin đồn sắp có chiến tranh tổng lực ở miền Đông và các nhà lãnh đạo Nga liên tiếp đưa ra lời kêu gọi đối thoại hòa bình.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tới thủ đô Kiev,bắt đầu chuyến thăm 5 ngày.
Phó tướng của Tổng thống Barack Obama sẽ có chuyến thăm Ukraine 5 ngày vói lịch trình dày đặc các cuộc thảo luận với lãnh đạo quốc gia Đông Âu này vào cuối tuần.
"Trong ngày 21/11, ông Biden sẽ bày tỏ những quan ngại của Mỹ về những hành động của Nga tiếp tục vi phạm thỏa thuận ngừng bắn Minks đã đạt được với Ukraine hôm 5/9", một quan chức cấp cao Nhà Trắng tiết lộ.
Mỹ cáo buộc Nga đã không thực hiện những hành động đáng kể để thi hành những nghĩa vụ theo thỏa thuận Minsk. Đơn cử như Nga không rút tất cả các binh sĩ ra khỏi Ukraine, không ngăn chặn những kẻ đánh thuê và các vụ vận chuyển vũ khí, thiết bị qua biên giới.
Washington cũng cho rằng Mátxcơva cố tình ngăn cản nhóm quan sát viên quốc tế tới giám sát đường ranh giới quốc tế giữa Nga và Ukraine.
Trong thời gian lưu lại Ukraine, ông Biden sẽ chủ trì một cuộc hội thảo bàn tròn về công tác chống tham nhũng và các biện pháp cải cách pháp lý. Ngoài Ukraine, chuyến đi của ông Biden còn bao gồm những chặng dừng chân ở Maroc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Biden đến thăm Nga vào thời điểm giới chức lãnh đạo Nga liên tiếp đưa ra những lời kêu gọi chính quyền Kiev tiến hành đối thoại với lực lượng đòi độc lập ở miền Đông.
"Chính quyền Kiev và lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine cần rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng ở nước này và không bỏ lỡ cơ hội tiến hành một cuộc đối thoại trực tiếp và bền vững", Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói sau cuộc họp với Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto.
Ông cũng kêu gọi phương Tây hỗ trợ tiến hành cuộc đối thoại giữa Kiev với 2 nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk và Donetsk tự xưng đồng thời hối thúc Ukraine không gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Rõ ràng quy chế không liên kết (của Ukraine) đóng vai trò quan trọng, không chỉ đối với việc đảm bảo sự ổn định ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương, mà với các lợi ích quốc gia căn bản của người dân Ukraine", nhà lãnh đạo Bộ ngoại giao Nga nói.
Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh những lời đảm bảo miệng của phương Tây về việc NATO sẽ không mở rộng sang phía Đông là chưa đủ. Ông nhắc lại việc từ lâu Mátxcơva đã đề xuất một thỏa thuận mang tính ràng buộc về pháp lý đề cao nguyên tắc "không chia cắt an ninh", song phương Tây đã gạt bỏ đề xuất này.
Trước đó một ngày, người phát ngôn của Tổng thống Vladimir Putin cũng tuyên bố Nga muốn "nhận được sự đảm bảo 100% rằng không ai nghĩ đến việc Ukraine gia nhập NATO".
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Nga thử nghiệm công nghệ "truy lùng vệ tinh" Nga có thể đang thử nghiệm một vệ tinh có khả năng truy lùng các vệ tinh khác trên quỹ đạo, sau khi Mỹ và Trung Quốc cũng tiến hành các cuộc thử nghiệm tương tự. (Ảnh minh họa) Công nghệ như vậy có thể được sử dụng cho một loạt các mục đích khác nhau, trong đó có việc sửa chữa các...