Mỹ bán tên lửa hơn 600 triệu USD cho Hàn Quốc, Nhật Bản
Mỹ phê duyệt các thương vụ bán tên lửa phòng không trị giá hơn 600 triệu USD cho Hàn Quốc và Nhật Bản khi tình hình Triều Tiên đang căng thẳng trở lại.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17/5 cho biết đã chấp thuận việc bán cho hai nước đồng minh 94 tên lửa SM-2, được dùng trên tàu chiến để chống mục tiêu trên không, và 12 hệ thống dẫn đường, với tổng trị giá 313,9 triệu USD, theo hãng tin AFP.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bật đèn xanh cho việc bán 160 tên lửa không đối không tầm trung AMRAAM và các thiết bị dẫn đường liên quan cho Nhật Bản với giá 317 triệu USD.
Video đang HOT
Tàu USS Winston S. Churchill bắn tên lửa SM-2 trên biển Đại Tây Dương tháng 4/2018. Ảnh: AFP.
Các thương vụ này “sẽ phục vụ chính sách đối ngoại và mục tiêu an ninh quốc gia của Mỹ” bằng cách hỗ trợ các đồng minh chủ chốt, và “sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự căn bản trong khu vực”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao nói.
Triều Tiên tuần trước thử nghiệm loại vũ khí mà quân đội Hàn Quốc cho là hai tên lửa tầm ngắn – lần phóng tên lửa thứ hai của Bình Nhưỡng trong vòng chưa đầy một tuần.
Các cuộc thử tên lửa diễn ra giữa bối cảnh bế tắc trong đàm phán Mỹ – Triều. Tổng thống Donald Trump đã luôn tự hào vì đã chấm dứt các vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa ông Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un kết thúc tháng 2/2018 tại Hà Nội mà không đạt thỏa thuận. Washington từ chối nới lỏng trừng phạt lên Bình Nhưỡng cho đến khi ông Kim nhượng bộ lớn trong việc dừng chương trình hạt nhân.
Theo Zing
Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao cho phiến quân Syria tên lửa phòng không di động "Stinger"
Những kẻ khủng bố Syria đã được trang bị tên lửa phòng không di động MANPAD Stinger.
Tên lửa phòng không di động "Stinger"
Theo những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là một thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, đã bàn giao cho nhóm khủng bố Syria "Hayat Tahrir ash-Sham" một số lượng lớn tên lửa phòng không Stinger. Những tên lửa này được tính toán sử dụng để tấn công những máy bay của Nga và Syria.
Mặc dù chưa có bằng chứng cho sự việc này, nhưng cần chú ý đến thực tế là trước đó đạn dược do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã xuất hiện trong số các vũ khí của nhóm khủng bố "Hayat Tahrir ash-Sham", cụ thể đó là các loại pháo, tên lửa sử dụng cho pháo phản lực bắn loạt, máy bay không người lái,... vì vậy, thông tin này là có cơ sở.
Đặc biệt, trước đây Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã từng yêu cầu Syria và Nga ngừng tấn công những kẻ khủng bố "Hayat Tahrir ash-Sham" và sớm hoàn thành các thỏa thuận về việc tạo ra một khu vực leo thang ở Idlib.
Các chuyên gia lưu ý rằng, hầu hết các cuộc không kích của máy bay chiến đấu Nga đều được thực hiện từ độ cao lớn, nhưng mức độ nguy hiểm là rất đáng kể, đặc biệt là trên thực tế các trực thăng tấn công cũng được Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sử dụng.
Phương Võ
Theo giaoducthoidai/Avia.pro
Hệ thống phòng không S-300 của Syria chưa sẵn sàng cho việc bắn hạ không quân Israel Hệ thống phòng không S-300 của Syria vẫn chưa sẵn sàng cho các cuộc không kích vào máy bay Israel. Bất chấp thông tin rằng các tên lửa phòng không S-300 đã hoàn toàn sẵn sàng cho các hoạt động quân sự và thậm chí nó đã thực hiện nhiệm vụ hộ tống máy bay chiến đấu Israel trên không phận của nước...