Mỹ bán Javelin cho Ba Lan với giá cắt cổ
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa “bật đèn xanh” cho thương vụ tên lửa chống tăng Javelin với đồng minh Ba Lan.
Theo bản kế hoạch vừa được thông qua, Mỹ sẽ bán cho Ba Lan 189 quả tên lửa chống tăng Javelin cùng nhiều hệ thống phóng.
“Bộ Ngoại giao Mỹ phê chuẩn, Mỹ sẽ bán cho Ba Lan 189 quả tên lửa chống tăng Javelin và 79 bệ phóng với giá trị lên tới 100 triệu USD”, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một thống báo hôm 4/3.
Căn cứ vào mức giá được công bố cho thấy, mỗi quả tên lửa và hệ thống phóng có mức giá lên tới trên 370 nghìn USD – đây là mức giá đắt đỏ nhất từ trước đến nay trong các thương vụ Javelin Mỹ từng thực hiện.
Kể từ khi đắc cử Tổng thống Ba Lan, chính phủ theo đường lối bảo thủ của ông Andrzej Duda đã đẩy mạnh quan hệ với Mỹ nhằm gia tăng sự hiện diện quân sự Washington tại nước này.
Hồi tháng 1/2020, Ba Lan đã ký một hợp đồng mua 32 máy bay chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 của Mỹ với tổng giá trị hợp đồng lên tới 4,6 tỷ USD.
Ngoài ra, Chính phủ Ba Lan cũng đã mua 20 hệ thống tên lửa pháo HIMARS cũng như hệ thống phòng thủ chống tên lửa Patriot từ Mỹ như một phần trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của mình.
Đáp lại những hợp đồng mua sắm khí tài quân sự lớn của Ba Lan, chính quyền Tổng thống Trump đã cam kết tăng số binh lính Mỹ tại Ba Lan lên 4.500 quân để đề phòng “sự nguy hiểm đến từ Nga”.
Cùng với việc mua vũ khí Mỹ, Quân đội Ba Lan cũng đang tăng đơn đặt hàng vũ khí và thiết bị được sản xuất bởi các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn vũ khí Ba Lan (Gord).
Video đang HOT
Trong số các sản phẩm của Gord, đã được chứng minh rất hiệu quả trong quân đội, bao gồm súng cối tự hành Rak, pháo tự hành howitzer Krab, BBM Rosomak và nguyên mẫu xe chiến đấu bộ binh Borsuk, hiện đang được phát triển cũng được đề cập.
Trong tương lai, BMP này sẽ thay thế BMP-1 của Liên Xô đã lỗi thời trong lực lượng mặt đất. Quyết định về việc hiện đại hóa lực lượng quân đội Ba Lan được hầu hết các nhà lãnh đạo chấp nhận vì họ nhìn thấy một “mối đe dọa từ phía đông”.
Một vị lãnh đạo quân đội Ba Lan cho rằng, ông nhìn thấy triển vọng phát triển lực lượng vũ trang Ba Lan và tăng cường an ninh của đất nước trong việc thực thi ba yếu tố: tăng quy mô của quân đội Ba Lan, trang bị vũ khí và thiết bị mới nhất, và tăng cường quan hệ giữa Ba Lan và Mỹ.
Trước khi quyết định bán Javelin cho Ba Lan, Mỹ cũng đã bán vũ khí này cho Gruzia, Na Uy, Lithuania, Estonia – những quốc gia trên tuyến đầu chống Nga của NATO và vũ khí này cũng đã được bán cho Ukraine.
Cùng với bán, Mỹ còn thường xuyên mang tên lửa Javelin đến Baltic tập trận. Tính từ năm 2017 đến nay, đã có gần 20 cuộc tập trận có Mỹ và tên lửa chống tăng Javelin tham gia.
Giới quân sự Mỹ tin rằng, với lối đánh cực hiểm và sức mạnh của Javelin, ngay cả tăng Armata của Nga cũng không thể đỡ nổi một khi bị tên lửa này tấn công. Để hoàn thành nhiệm vụ, Javelin được thiết kế để tấn công tiêu diệt mọi xe tăng, xe bọc thép và kể cả công sự phòng ngự trên mặt đất của đối phương.
Đạn tên lửa được lắp đầu đạn kiểu 2 đầu nổ chuyên trị giáp phản ứng nổ (ERA) trang bị trên xe tăng hiện đại (nghĩa là, đầu nổ thứ nhất sẽ kích hoạt khối giáp ERA bên ngoài để lộ ra lớp giáp chính xe tăng để đầu nổ 2 xuyên phá).
Tên lửa dùng cơ cấu phóng mềm, dùng liều phóng phụ đưa quả đạn ra khỏi ống phóng. Ở cự ly an toàn cho xạ thủ, động cơ chính tên lửa mới kích hoạt bay tới mục tiêu. Tên lửa sở hữu cách bổ nhào từ trên cao – nơi tồn tại điểm yếu phòng thủ của xe tăng.
Đan Nguyên
Theo baodatviet.vn
Ba Lan mua F-35A Lightning II 'siêu hiện đại, giá cực rẻ'
Ba Lan đã ký hợp đồng mua 32 chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 JSF F-35 Lightning II của Mỹ với giá cả tương đối mềm.
Ba Lan ký hợp đồng mua 32 chiếc F-35A của Mỹ
Theo giới truyền thông Ba Lan, quân đội nước này đã ký hợp đồng mua 32 máy bay chiến đấu F-35 từ Hoa Kỳ với giá trị hợp đồng thấp hơn rất nhiều so với những lần đàm phán trước đó.
Giới lãnh đạo Ba Lan dành nhiều quan tâm cho giao kèo mua máy bay tàng hình của Mỹ. Tham dự lễ ký kết hợp đồng không chỉ có Bộ trưởng Quốc phòng Mariusz Blaschak, mà còn cả đích thân Tổng thống Andrzej Duda và Thủ tướng Mateusz Moravecki.
Theo thông tin từ giới quân sự Ba Lan, tổng trị giá hợp đồng là khoảng 4,6 tỷ USD cho cả ba hạng mục chính. Trước đó, có nguồn tin cho biết, Bộ Ngoại giao và Quốc hội Hoa Kỳ phê duyệt gói thầu bán 32 máy bay F-35A Lightning II cho Ba Lan với số tiền là 6,5 tỷ USD.
Trong khuôn khổ thỏa thuận này, ngoài 32 chiếc máy bay F-35A nằm trong gói bàn giao vũ khí; quân đội Ba Lan sẽ nhận được gói hậu cần và gói huấn luyện, đào tạo kèm theo.
Trong gói hậu cần gồm có 8 thiết bị mô phỏng máy bay, các phụ tùng thay thế, hệ thống thông tin quản lý vận hành máy bay, những thiết bị cần thiết dành cho phục vụ trên mặt đất, còn gói đào tạo bao gồm huấn luyện phi công và nhân sự kỹ thuật.
Vừa qua, nguyên mẫu F-35 trình diễn đã hạ cánh xuống sân bay của căn cứ không quân Deblin ở phía đông Ba Lan.
Bộ quốc phòng nước này hy vọng là Không quân Ba Lan sẽ bắt đầu vận hành đầy đủ các chiến đấu cơ F-35 vào năm 2026, còn những máy bay đầu tiên theo hợp đồng này sẽ được sản xuất vào năm 2024.
Được biết, Ba Lan mua lô máy báy của Mỹ trong trong khuôn khô hiện đại hóa lực lượng không quân. F-35A Lightning II sẽ thay thế cho các chiến đấu cơ MiG-29 và Su-22 do Liên Xô sản xuất, hiện vẫn đang phục vụ trong hệ trang bị của Không quân Ba Lan, để thay thế hết những vũ khí thuộc dạng "tàn dư" của Liên Xô.
Giới chức lãnh đạo quân đội Mỹ và khối NATO cho biết, Ba Lan sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tích hợp lô máy bay mới vào hệ trang bị của không quân nước này và của NATO.
F-35A Lightning II ra đời trong "Chương trình Chế tạo Máy bay Chiến đấu Chung" (Joint Strike Fighter program - JSF)
Ba Lan mua được món hời của Mỹ?
Theo giới quân sự Ba Lan, với tổng giá trị hợp đồng như trên, Ba Lan sẽ mua mỗi chiếc F-35A với ngân sách bình quân vào khoảng 143 triệu USD cho mỗi chiếc, nhưng số tiền trên đã bao gồm cả kinh phí mua sắm phương tiện huấn luyện và thiết bị phục vụ bay; chi phí đào tạo nhân viên kỹ thuật và phi công.
Như vậy, giá thành trọn gói của một chiến đấu cơ siêu hiện đại như F-35A được coi là khá rẻ nếu so sánh với chi phí mua các chiến đấu cơ của Mỹ như F-15, F-16, kém hơn nó một thế hệ; thậm chí là cũng rẻ nếu so với giá thành Trung Quốc mua sắm chiến đấu cơ thế hệ 4 của Nga là Sukhoi Su-35.
Được biết, Ba Lan thuộc nhóm khách hàng nhỏ của "Chương trình Chế tạo Máy bay Chiến đấu Chung" (Joint Strike Fighter program - JSF), một chương trình chế tạo chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 cho Mỹ [lãnh đạo] và các đồng minh trong và ngoài NATO.
Đứng đầu trong danh sách mua sắm F-35 là Quân đội Mỹ với tổng số lượng đặt mua lên đến khoảng 2700 chiếc, trong đó không quân mua khoảng 2000 chiếc F-35A, hải quân đánh bộ mua khoảng 400 chiếc F-35B/C cho các tàu đổ bộ tấn công, hải quân mua khoảng 500 chiếc F-35C cho 11 tàu sân bay.
Nhóm khách hàng thứ hai là các nước tiềm năng mua khoảng 100 chiếc trở lên, đứng đầu là các nước như Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Israel, Australia...
Nhóm khách hàng thứ ba là các nước mua từ 50 đến 100 chiếc gồm có Nhật Bản (hiện đã đặt 62 chiếc, dự kiến trong tương lai nếu Nhật Bản mua thêm F-35B thì có thể lên đến hơn 100 chiếc), Hàn Quốc (khoảng 60 chiếc), Na Uy (khoảng 55 chiếc).
Nhóm khách hàng dự kiến mua ít nhất, dưới 50 chiếc gồm có Hà Lan (37 chiếc), Ba Lan (30 chiếc), Đan Mạch (27 chiếc).
Toàn Thắng
Theo baodatviet.vn
Tướng Mỹ : Washington cần sự hỗ trợ của EU trong cuộc chiến với Nga và Trung Quốc Tướng Ben Hodges lo ngại rằng một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc có thể nổ ra trong thập kỷ tới, do đó, Washington cần các đồng minh bảo vệ châu Âu khỏi Nga. Tướng Ben Hodges, cựu chỉ huy lực lượng mặt đất của Mỹ ở châu Âu, tin rằng, với các thỏa thuận đã đạt được giữa Mỹ và Ba...