Mỹ bắn hạ UAV của khủng bố IS bằng vũ khí điện tử
Quan chức cao cấp của Không quân Mỹ thông báo một máy bay không người lái mang theo vũ khí của IS đã bị bắn hạ.
Một thiết bị bay không người lái của phiến quân IS bắn hạ bằng vũ khí điện tử.
Phát biểu tại một sự kiện ở Washington vào ngày 24.10, Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah Lee James cho biết quân đội nước này đã sử dụng vũ khí điện tử để bắn hạ một máy bay không người lái của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) nhưng bà không tiết lộ tên vũ khí điện tử này.
“Ưu tiên hàng đầu đối với tôi ở thời điểm hiện tại là nguy hiểm từ những hệ thống bay không người lái tại khu vực Trung Đông”, trang tin Defense Tech dẫn lời bà James cho biết. “Những thiết bị bay này có giá rẻ và có thể dễ dàng mua chúng trên mạng. Nếu chúng được gắn thuốc nổ như một số trường hợp chúng tôi chứng kiến ở Syria và Iraq, chúng có thể gây thiệt hại đáng kể”.
Bà James cho biết rằng phiến quân IS từng sử dụng thiết bị bay không người lái nhỏ và giá rẻ để vận chuyển bom tại Syria và Iraq. Tuần trước, một máy bay không người lái gắn bom đã phát nổ ở miền bắc Iraq, khiến 2 chiến binh người Kurd thiệt mạng.
Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah Lee James cho rằng vũ khí điện tử đang được sử dụng để chống lại quân ly khai ở miền đông Ukraine, sẽ là lựa chọn lý tưởng để giải quyết đe dọa từ máy bay không người lái.
Video đang HOT
Cách đây vài tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã mua 100 “Drone Defenders”, thiết bị gây nhiễu âm giống như vũ khí tự động. Chúng có thể tiêu diệt những máy bay không người lái ở độ cao 400m.
Trang web của công ty Battelle, nhà sản xuất của thiết bị Drone Defender, viết: “Drone Defender nhanh chóng phá vỡ hệ thống điều khiển của máy bay không người lái, vô hiệu hóa tính năng điều khiển từ xa bao gồm kích hoạt thuốc nổ, giúp giảm thiểu thiệt hại do nó gây ra”.
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) (Dân Việt)
Tàu chiến Mỹ vào Biển Đông: Cứu vãn chiến lược "xoay trục"
Mỹ nhiều khả năng sẽ trấn an đồng minh, phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông sau khi Philippines bất ngờ "xoay trục" về phía Trung Quốc.
Hình ảnh trên boong tàu khu trục USS Decatur.
Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời chuyên gia Trung Quốc nhận định, Mỹ có thể sẽ phải tăng cường hoạt động tuần tra Biển Đông để cứu vãn chiến lược "xoay trục" sang châu Á vốn đang gặp nhiều khó khăn.
Các tàu chiến và máy bay Mỹ nhiều khả năng sẽ "tuần tra tự do hàng hải" với tần suất cao hơn ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), chuyên gia Trung Quốc nói.
Tuần trước, tàu khu trục USS Decatur đã áp sát vùng 12 hải lý ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện do Trung Quốc chiếm đóng trái phép) trước khi bị 3 tàu Trung Quốc theo sát.
Bắc Kinh và Manila cũng ra tuyên bố chung, tuyên bố sẽ đàm phán về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển. Tuyên bố được đưa ra trong chuyến thăm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến Trung Quốc.
"Mỹ đã thất bại trong chiến lược &'xoay trục" bởi Philippines thay đổi chính sách ngoại giao, không còn đối đầu với Trung Quốc", nhà quan sát quân sự Ni Lexiong ở Thượng Hải nói. "Để kiểm soát thiệt hại và trấn an đồng minh, Mỹ không thể khoanh tay đứng nhìn".
Chưa từ bỏ chiến lược "xoay trục" sang châu Á, Mỹ sẽ tiếp tục phô trương sức mạnh quân sự trong khu vực, nhà nghiên cứu Hu Bo ở trường Đại học Bắc Kinh nói.
Tàu khu trục USS Decatur mới tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.
Li Jie, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu hải quân của quân đội Trung Quốc nhận định, Mỹ có thể sẽ nhờ các quốc gia khác cùng tham gia tuần tra tự do hàng hải, thách thức Bắc Kinh.
Mỹ nhiều khả năng sẽ nhờ cậy đến đồng minh Nhật Bản và Australia để cùng thực hiện các cuộc tuần tra chung. Đây là hai nước đồng minh của Mỹ, vốn do dự với kế hoạch này.
Khả năng căng thẳng ở Biển Đông có leo thang hay không còn phụ thuộc vào cách phản ứng của Trung Quốc, Tiến sĩ Ian Storey đến từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận định.
"Nếu Trung Quốc lựa chọn cách thách thức hoạt động tuần tra của Mỹ thì căng thẳng sẽ leo thang. Bắc Kinh chỉ đơn thuần phản đối thì tình hình Biển Đông không mấy khác biệt", ông Storey nói.
Chuyên gia Li Jie cho rằng, Trung Quốc sẽ phản ứng bằng cách mở rộng sự hiện diện, tăng cường phòng thủ trên các đảo Bắc Kinh cải tạo trái phép ở Biển Đông. "Hải quân Trung Quốc sẽ phản ứng cứng rắn nhưng hết sức cẩn thận và hành động với sự thận trọng, tránh leo thang căng thẳng thành xung đột", ông Li nói.
Theo Đăng Nguyễn - SCMP (Dân Việt)
Đại kế hoạch phòng thủ của Nhật Bản nếu TQ chiếm đảo Sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc và yêu sách của Bắc Kinh đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiến Nhật Bản phải tái cơ cấu lại lực lượng, đối mặt với những mối đe dọa tiềm tàng từ phía nam. Binh sĩ Nhật trong cuộc diễn tập huấn luyện. Theo National Interest, quan hệ Trung-Nhật vốn ổn định trong nhiều thập...