Mỹ bán gần 1,3 tỷ USD bom thông minh để diệt IS
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa thông qua thương vụ bán bom thông minh trị giá 1,29 tỷ USD cho Arab Saudi, nhằm phục vụ cuộc chiến chống IS ở Syria.
Bom thông minh Paveway-II. Ảnh: Lockheed Martin
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) của Lầu Năm Góc, phụ trách điều phối các thương vụ vũ khí nước ngoài, hôm 13/11 thông báo với các nhà lập pháp rằng thương vụ đã được thông qua, Reuters dẫn Lầu Năm Góc hôm qua cho biết trong thông cáo.
Hiện các nhà lập pháp có 30 ngày để ngăn chặn thương vụ, nhưng hành động này hiếm khi xảy ra bởi các thỏa thuận được xem xét kỹ lưỡng trước khi có bất cứ thông báo chính thức nào.
DSCA cho hay thương vụ sẽ giúp không quân hoàng gia Arab Saudi bổ sung thêm nguồn cung cấp vũ khí dùng cho các cuộc chiến chống phe nổi dậy ở Yemen và không kích chống Nhà nước Hồi giáo ở Syria, đồng thời dự trữ thêm cho các chiến dịch tương lai. Arab Saudi đang thiếu vũ khí do thực hiện nhiều chiến dịch chống khủng bố.
“Thương vụ này sẽ giúp duy trì quan hệ quân sự mạnh mẽ giữa Mỹ và Arab Saudi, tăng cường năng lực của lực lượng Saudi khi làm việc với Mỹ, và tạo điều kiện cho Arab Saudi đối phó với những mối đe dọa trong khu vực, bảo vệ các mỏ dầu lớn nhất thế giới”, DSCA tuyên bố.
Hợp đồng được đề xuất bao gồm 22.000 quả bom thông minh và bom công dụng chung, trong đó có 1.000 quả bom dẫn đường bằng laser GBU-10 Paveway II và hơn 5.000 bộ dụng cụ Joint Direct Attack Munitions (JDAM) giúp biến những quả bom đời cũ hơn thành vũ khí dẫn đường chính xác sử dụng tín hiệu GPS.
Video đang HOT
Trọng Giáp
Theo VNE
Pháp đã làm gì ở Syria khiến IS muốn trả thù
Pháp vài tháng gần đây tiến hành một loạt động thái mạnh mẽ, đánh vào tài chính và nhân lực của IS tại Syria, có thể khiến nhóm cực đoan trả thù bằng vụ khủng bố Paris.
Máy bay Pháp xuất kích tấn công hàng loạt cứ điểm IS Raqqa, Syria hôm 15/11. Ảnh: Bộ Quốc phòng Pháp
Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bày tỏ sự giận dữ với cuộc không kích gần đây của Pháp nhằm vào chúng ở Syria và nhận trách nhiệm về vụ tấn công hôm 13/11 ở Paris.
Tuyên bố trên mạng của IS hôm 14/11 đã đề cập trực tiếp đến chiến dịch không kích của Pháp. "Mùi hôi thối của cái chết sẽ không rời khỏi mũi của họ, khi họ vẫn còn đi đầu trong chiến dịch của lũ thập tự chinh. Họ dám nguyền rủa nhà tiên tri của chúng tôi, huênh hoang về một cuộc chiến với Hồi giáo ở Pháp, và tấn công người Hồi giáo ở các vùng đất của chúng tôi bằng máy bay chiến đấu", tuyên bố nói.
Tấn công trại huấn luyện
Pháp gia nhập liên minh do Mỹ dẫn đầu chống lại IS ở Iraq vào năm ngoái và mở rộng chiến dịch của mình đến Syria vào cuối tháng 9, bắt đầu bằng một cuộc tấn công kéo dài 5 giờ bằng máy bay chiến đấu vào một trại huấn luyện của IS.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng trước với đài truyền hình Pháp RTL, Tổng thống Pháp Hollande xác nhận đã thực hiện cuộc không kích vào trại huấn luyện IS ở Raqqa - thành trì của IS tại Syria, và các nơi khác. Ông nói rằng "có những kẻ khủng bố được đào tạo để chiến đấu tại Syria nhưng cũng có thể đặt bom ở nước ta".
Ông nhắc lại ước tính của chính phủ rằng có khoảng 600 công dân Pháp tại "vùng chiến sự" ở Syria và Iraq. Những người này có thể trở về Pháp và thực hiện các cuộc tấn công tại quê nhà. Ông khẳng định các cuộc không kích đều nhằm mục đích "bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi, kiềm chế hoạt động khủng bố và là hành động phòng vệ chính đáng".
Chặn nguồn thu
Các cuộc tấn công Paris xảy ra chưa đầy một tuần sau khi quân đội Pháp cho biết cuộc không kích của nước mình đã nhắm vào một trung tâm phân phối dầu tại Syria do IS kiểm soát, trong nỗ lực cắt đứt nguồn thu quan trọng của nhóm cực đoan.
Pháp có 12 máy bay chiến đấu đồn trú tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Jordan tham gia vào chiến dịch. Hai trong số các máy bay đóng tại Jordan hôm 8/11 đã thực hiện các cuộc tấn công vào trung tâm phân phối dầu của IS gần Deir ez-Zor, đông Syria.
Triển khai tàu sân bay
Cũng trong tháng này, ông Hollande tuyên bố Pháp sẽ triển khai tàu sân bay duy nhất của nước mình, Charles de Gaulle, đến vịnh Ba Tư để hỗ trợ cuộc chiến chống IS ở cả Iraq và Syria. Con tàu sẽ gia tăng sức mạnh cho liên minh do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, ông không cho biết khi nào tàu sân bay sẽ rời cảng Toulon ở Địa Trung Hải.
Chính phủ Pháp đã nhấn mạnh rằng, tuy nằm trong liên minh do Mỹ dẫn đầu, Pháp độc lập trong việc quyết định mục tiêu tấn công ở Syria.
Lập trường mạnh mẽ
Trước khi quyết định không kích ở Syria, Pháp đã không mặn mà với việc tham gia vào chiến trường này, do lo ngại vô tình làm lợi cho Tổng thống Syria Bashar Assad. Pháp cũng nhấn mạnh hành động như vậy cần phải lấy luật pháp quốc tế làm cơ sở.
Tuy nhiên, sau đó, ông Hollande ngày 7/9 công bố ý định không kích ở Syria, vài ngày sau khi bức ảnh cậu bé Syria ba tuổi chết trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ làm gia tăng lo ngại về vấn đề người tị nạn Syria.
Ngoài các động thái quân sự, Pháp vẫn cương quyết rằng ông Assad phải ra đi. Paris có lập trường mạnh mẽ hơn cả Washington, bên gần đây hạ nhiệt trong việc yêu cầu ông Assad nhanh chóng rời ghế. "Tương lai của Syria không thể bao gồm Tổng thống Bashar Assad", ông Hollande tuyên bố.
Sau khi các vụ tấn công khủng bố xảy ra ở Paris, ông Hollande đã thề sẽ có đòn đáp trả thật mạnh mẽ và Pháp hôm 15/11 mở đợt không kích lớn nhất nhằm vào thành trì IS tại Syria. Thủ tướng Manuel Valls đã cam kết rằng Pháp sẽ đáp trả tại Syria và Iraq "với quyết tâm và ý chí tiêu diệt".
Phương Vũ
Theo VNE
Mỹ và đồng minh phá hủy 116 xe chở nhiên liệu của IS Liên minh do Mỹ dẫn đầu không kích 116 xe tải chở nhiên liệu, trong bước tiến mới nhất để đánh vào nguồn tài chính của Nhà nước Hồi giáo (IS). Một cuộc không kích của liên minh. Ảnh: Reuters Các xe tải bị phá hủy gần thành phố Abu Kamal, đông Syria. Đây là một trong 23 cuộc không kích IS của...