Mỹ bán cho Iran vũ khí “khủng” nào?
Bom liệng thông minh AGM-154, tên lửa hành trình AGM-84H và bom đường kính nhỏ GBU-39 có thể được cấp cho 2 nước láng giềng Iran là A Rập Saudi và UAE.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Mỹ (DSCA) vừa tiết lộ, A Rập Saudi và Các Tiểu Vương quốc A Rập Thống nhất (UAE) đang có sự quan tâm rất lớn với các loại vũ khí tiến công đường không thông minh sẽ cho phép họ thực hiện chính xác các nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất trong khu vực hạn chế.
Quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó (tháng 4) cho biết, Washington đã đồng ý cung cấp cho 2 quốc gia vùng Vịnh trên các loại vũ khí tiến công đường không mới tiên tiến hơn các loại vũ khí đã bán cho họ trước đó.
A Rập Saudi sẽ mua hàng nghìn đơn vị bom, tên lửa “khủng” để trang bị cho tiêm kích hạng nặng F-15SA.
Theo DSCA, các loại vũ khí này có thể bao gồm: bom liệng thông minh AGM-154 JSOW; biến thể tên lửa hành trình AGM- 84H SLAM-ER và bom đường kính nhỏ GBU-39.
Hiện nay, A Rập Saudi và UAE được phép mua các loại vũ khí tiên tiến châu Âu như máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon và Dassault Mirage, các loại vũ khí không đối đất mà các nước đang sử dụng chỉ có tên lửa tiến công mặt đất AGM-65 Mavericks do Mỹ sản xuất đi vào phục vụ từ những năm 1970, cũng như tên lửa chống radar AGM-88 Harm.
Bom liệng thông minh AGM-154 JSOW có trọng lượng từ 483-497kg, nó có thể đạt tầm phóng tới 130km nếu máy bay ném bom bay ở độ cao lớn. Với tầm phóng như vậy giúp cho máy bay chiến đấu nằm ngoài phạm vi tác chiến của nhiều hệ thống phòng không tầm trung – xa.
Bom liệng thông minh tầm xa AGM-154 được phóng đi từ tiêm kích F-16.
A Rập Saudi và UAE đang có nhu cầu mua sắm từ 973-1.200 quả bom thuộc nhiều biến thể khác nhau của AGM-154. Một trong các biến thể đó có khả năng kích hoạt đầu đạn sau khi đã chạm vào mục tiêu, chuyên dùng cho các nhiệm vụ công phá hầm ngầm.
Video đang HOT
Các biến thể này sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và dẫn đường vệ tinh GPS đem lại khả năng công kích mục tiêu chính xác. Ngoài ra, còn có biến thể được trang bị hệ thống quang ảnh nhiệt (IIR) và hệ thống dẫn đường đầu cuối giúp phi công có thể tấn công chính xác các mục tiêu ở pha cuối.
AGM-84H SLAM-ER là biến thể tấn công mặt đất của tên lửa hành trình chống tàu mặt nước AGM-84 Harpoon. Loại tên lửa này có khả năng đạt tầm phóng tới 280km và được trang bị hệ thống quang ảnh nhiệt (IIR) dẫn đường pha cuối. A Rập Saudi muốn mua 650 quả còn UAE muốn có 300 quả tên lửa loại này.
Tên lửa hành trình đối đất AGM-84H SLAM-ER.
Bom đường kính nhỏ GBU-39/B có trọng lượng 130kg sử dụng hệ thống dẫn đường INS kết hợp GPS đem lại độ chính xác. Đây cũng là loại bom liệng được trang bị cặp cánh cho phép lướt tới mục tiêu cách xa 110km nếu được phóng đi từ máy bay ở trần bay cao. A Rập Saudi muốn mua 1.000 quả còn UAE muốn 5.000 quả.
Theo yêu cầu của các nước này, hợp đồng mua sắm sẽ bao gồm cả các hệ thống giá phóng BRU-61, cho phép mang theo 4 quả GBU-39/B trên một mấu treo duy nhất trên cánh của máy bay chiến đấu F-15SA hoặc F-16E/F.
Bom GBU-39/B tuy nhỏ nhưng nó đủ sức công phá boong ke, hầm ngầm dày – chỗ trú ẩn của chiến đấu cơ Iran.
Không giống như UAE, A Rập Saudi sẽ mua cả các tên lửa AGM-84L Harpoon Block 2 trang bị hệ dẫn đường kết hợp INS và GPS cho phép tiêu diệt các mục tiêu đất liền và trên biển.
Theo DSCA, chi phí ước tính các hợp đồng mua sắm của A Rập Saudi và UAE, trong đó bao gồm các thiết bị hỗ trợ liên quan lên tới 6,8 tỷ USD đối với các hợp đồng của A Rập Saudi và 4 tỷ USD của UAE.
Dự kiến, các loại vũ khí này sẽ được trang bị trên các tiêm kích hạng nặng F-15SA của A Rập Saudi và F-16E/F của UAE.
Theo Kiến thức
Trung Quốc vẫn lâm vào thế "bị cô lập"
Trong những năm trở lại đây, Trung Quốc đã lặng lẽ phàn nàn về việc họ đang bị bao vây bởi các đồng minh của Mỹ và không thể thiết lập mối quan hệ thân thiết với một số nước láng giềng. Nhật Bản và Hàn Quốc có mối quan hệ liên minh quân sự chặt chẽ với Washington trong khi Vùng lãnh thổ Đài Loan dựa vào Mỹ để đối phó với Bắc Kinh. Ấn Độ thân thiện với Mỹ và những cuộc tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới đã khiến New Delhi và Bắc Kinh có ác cảm với nhau. Về phần Nga, nước này đang đứng ở giữa, có nghĩa là không muốn tạo dựng một mối quan hệ quá thân thiết với Trung Quốc và tìm cách tiến gần hơn đến với Washington, đặc biệt là sau khi xảy ra loạt vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 vào đất Mỹ.
Trong tranh chấp ở biển Hoa Đông với Trung Quốc, Nhật Bản giữ một lập trường cứng rắn và quyết liệt.
Nếu Bắc Kinh có cảm giác bị bao vây, nước này chắc chắn biết rõ vòng vây đó từ đâu. Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng có thể cảm thấy được vòng vây đang ngày một ngày thắt chặt xung quanh biên giới của họ trong hội nghị Đông Á mới đây ở thủ đô Bandar Seri Bagawan của Brunei.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tận dụng cuộc họp của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để nhấn mạnh quyết tâm của ông này trong việc đóng góp tích cực hơn cho hoà bình và sự ổn định trong khu vực. Ngoài vận động ASEAN - tổ chức gồm 10 thành viên là các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản còn tận dụng cả Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á - nơi có sự tham dự của đại diện đến từ các nước gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Mỹ và Nga. Nhà lãnh đạo Nhật Bản tin rằng, đây là diễn đàn lý tưởng để thể hiện với Bắc Kinh quyết tâm của các nước trong việc chống lại "những bước đi có tính bành trướng ngày một quyết liệt" của Trung Quốc trong những tháng gần đây.
Những bước đi khép chặt vòng vây xung quanh Trung Quốc của Nhật Bản xuất phát từ các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực có liên quan đến Trung Quốc với các nước láng giềng.
Nhật Bản đang có tranh chấp quyết liệt với Trung Quốc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với một loạt nước láng giềng ở Biển Đông.
"Thủ tướng Abe đang phát đi thông điệp rằng Nhật Bản chia sẻ những giá trị chung mạnh mẽ với Mỹ và Australia. Nhưng Nhật Bản cũng chìa tay ra với Philippines và các nước khác, xem đó là &'những người bạn mới'", ông Go Ito - một giáo sư chuyên về khoa học chính trị ở trường Đại học Meiji ở thủ đô Tokyo, đã cho DW biết như vậy.
"Chính sách đối ngoại của Thủ tướng Abe thỉnh thoảng bị miêu tả là diều hâu, thiên về sức mạnh hay mang tính kiềm chế đối thủ của Nhật Bản trong khu vực nhưng phần cơ bản của chính sách an ninh là chúng tôi đang làm giảm nhẹ mối đe doạ gây ra từ các kẻ thù của mình", ông Ito đã nói như vậy đồng thời thêm rằng việc đó có thể được thực hiện qua các biện pháp ngoại giao. "Thủ tướng Abe cũng đã thực hiện các bước đi nhằm tăng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản".
Và chiến dịch ngoại giao đang gặt hái kết quả ở những nước có chung mối quan ngại như Nhật Bản. "Tôi có thể nói rằng, Trung Quốc đang cảm thấy khó khăn hơn bao giờ hết trong việc giành những người bạn mới trong khu vực về phía mình.
Nhật Bản và "những người bạn mới"
Thủ tướng Abe khẳng định, Nhật Bản sẽ cung cấp cho Philippines 10 chiếc tàu tuần tra hiện đại - những chiếc tàu rất có ích trong việc giúp chính phủ ở Manila giám sát các hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp. Tokyo cũng tăng cường hợp tác với các lực lượng Australia và New Zealand để đảm bảo an ninh hàng hải ở những khu vực mà Trung Quốc đòi chủ quyền.
Đặc biệt, Nhật Bản đang thắt chặt quan hệ với Australia. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop hôm qua (15/10) tuyên bố, Canberra dự định tiếp tục duy trì mối quan hệ với Nhật Bản như là "người bạn tốt nhất" ở Châu Á.
Liên minh Nhật Bản-Australia sẽ đặt ngoại giao kinh tế lên hàng đầu, bà Bishop đã phát biểu như vậy tại cuộc họp báo trước thềm cuộc hội đàm của bà với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida.
Theo lời nữ Ngoại trưởng Bishop, chính phủ Australia công nhận, hai nước Nhật Bản và Australia chia sẻ những giá trị và lợi ích chiến lược chung". "Vì có quá nhiều điều chia sẻ chung như vậy nên không ngạc nhiên khi chúng tôi miêu tả Nhật Bản là người bạn tốt nhất ở Châu Á. Đó không chỉ ở lời nói mà nó thực sự diễn ra như vậy", bà Bishop nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng đạt được thoả thuận với đối tác Indonesia trong việc hợp tác để bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng trước nạn cướp biển. Tokyo cũng cam kết sẽ giúp chính phủ Thái Lan phát triển cơ sở hạt tầng kinh tế và giao thông. Trong khi hai thoả thuận này không nhằm trực tiếp vào Trung Quốc thì chúng rất quan trọng trong việc thắt chặt quan hệ giữa các nước này với Nhật Bản và từ đó củng cố thêm cho liên minh ủng hộ Nhật Bản.
Tokyo thậm chí còn kết nối cả tận đến Nga. Thủ tướng Abe gần đây đã nhất trí hội dàm với Tổng thống Vladimir Putin để tìm kiếm sự tiến bộ trong các cuộc đàm phán về tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước ở quần đảo phía bắc Nhật Bản, từ đó tiến tới mối quan hệ hợp tác kinh tế rộng lớn hơn ở bắc Thái Bình Dương.
Những diễn biến nói trên dường như đã đánh động đến Trung Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường mới đây đã lên tiếng cảnh báo Nhật Bản, Mỹ và các nước khác tránh xa các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Tiết lộ vũ khí bí mật ngoài khơi bờ biển Syria Một nhiệm vụ bí mật và hoàn toàn không bình thường với Hải quân Nga khi tất cả các tàu chiến của Mỹ như các tàu khu trục "Gravel, Barry, Mahan, Ramage và Stout" trong một giây đồng hồ không thoát khỏi tầm theo dõi của các thủy thủ Nga. Tất cả các hành động của Hải quân Mỹ luôn bị chú ý...