Mỹ bàn cách đối phó với sự trỗi dậy hung hăng của hải quân Trung Quốc
“Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một kẻ thách thức là vấn đề nan giải chiến lược quan trọng nhất của Mỹ hiện nay”.
Tháng 12 năm 2013, Trung Quốc cho tàu chiến đối đầu với tàu tuần dương Mỹ trên Biển Đông
Tờ “Thời báo quân đội” Mỹ ngày 17 tháng 6 đăng bài viết nhan đề “Trung Quốc trở thành chủ đề nghiên cứu thảo luận chiến lược của Hải quân Mỹ”, cho rằng, điều lo ngại nhất của Hải quân Mỹ là làm thế nào ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, thế tấn công trên đất liền mà các phần tử khủng bố phát động ở Iraq là cuộc khủng hoảng quốc tế nổ ra mới nhất, nhưng điều lo ngại nhất của các chuyên gia vạch sách lược cho hải quân lại rõ ràng là dã tâm của Trung Quốc.
Tại “Diễn đàn chiến lược hiện nay” của Học viện quân sự hải quân Mỹ, nhà sử học Harl Brands ở Đại học Duke ngày 17 tháng 6 cho rằng: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một kẻ thách thức là vấn đề nan giải chiến lược quan trọng nhất của Mỹ hiện nay”.
Chuyên gia vân đê quôc tê Aalen Friedberg của Đại học Princeton thì cho rằng: “Mỹ chưa đầu tư đủ nguồn lực ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
Tháng 11 năm 2013, Trung Quốc đơn phương lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông
Theo A. Friedberg: “Chúng ta cần đưa ra chiên lươc quân sư đáng tin cậy để chống lại Trung Quốc. Khả năng chi viện cho đồng minh của chúng ta tùy thuộc vào chúng ta có chiến lược đáng tin cậy để đồng minh và bạn bè dựa vào hay không”.
Theo bài báo, tại lễ khai mạc hội nghị diễn đàn 2 ngày này, Bộ trưởng tác chiến hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert đã phát biểu nói về tầm quan trọng của xây dựng chiến lược. Một người hỏi rằng, việc công khai bàn về chiến lược đối đầu với Trung Quốc phải chăng sẽ làm cho nước lớn châu Á này sinh lòng thù hận?
Video đang HOT
Bộ trưởng Jonathan Greenert cho rằng, một số tổ chức tham dự hội nghị lần này chuyên phụ trách xây dựng chiến lược này.
“Nhưng, mọi người nói, chúng ta cần tiến hành thảo luận công khai hơn. Chúng ta không thể làm như vậy. Làm như vậy gây ra thái độ thù địch, sẽ gây ra tình hình đảo lộn không cần thiết” – ông nói.
Trung Quốc cho máy bay chiến đấu Su-27 áp sát máy bay do thám của Nhật Bản
Bộ trưởng Jonathan Greenert sau đó đã tái khẳng định quan điểm của ông. Ông nói: “Nếu công khai nói, không sai, chúng ta đang tiến hành chuẩn bị, đây chính là chiến thuật của chúng ta, như thế bất cứ nước nào cũng sẽ nảy sinh thái độ thù địch”.
Ông còn nói đến khái niệm tác chiến nhất thể trên không trên biển. Theo bài viết, Trung Quốc phổ biến cho rằng, đối tượng nhằm vào của tư tưởng này chính là Trung Quốc.
Bộ trưởng tác chiến hải quân Mỹ Jonathan Greenert nói: “Điều quan trọng của tác chiến nhất thể trên không trên biển là bảo đảm cho các tuyến đường, điều này bao gồm bất cứ khu vực nào trên toàn thế giới. Cho nên, không sai, đây chính là ý đồ của chúng ta, các tuyến đường ở các khu vực là nội dung quan trọng của chiến lược chúng ta”.
Tuy nhiên, một người tham dự hội nghị kiên quyết ủng hộ công khai thảo luận các vấn đề có liên quan tới Trung Quốc.
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cho tàu chiến, máy bay quân sự, hải cảnh… tham gia xâm lược vùng biển Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh khu vực.
A. Friedberg phản bác cho rằng: “Tôi không đồng ý ý kiến của Đô đốc Greenert. Tôi cho răng, độc giả của chúng ta cần thiết tìm cách thảo luận những thách thức quân sự có liên quan đến Trung Quốc”.
A. Friedberg còn nói: “Cần triển khai thảo luận tiếp theo, làm rõ tất cả mọi việc làm/hành động của Trung Quốc rốt cuộc xuất phát từ ý đồ gì”.
Theo Giáo Dục
Liệu hiến pháp quân sự mới của Nhật Bản có "nửa vời'?
Theo National Interest (Mỹ), Nhật Bản sẽ thay đổi mạnh mẽ khi Thủ tướng Shinzo Abe tới gần một mốc quan trọng trong nỗ lực trở lại trạng thái quốc phòng chủ động hơn, thay vì chỉ được tự vệ như hiện nay.
National Interest cho hay, Đảng Tự do dân chủ (LDP) của ông Abe đang tăng cường thảo luận với Đảng New Komeito để chính phủ có thể quyết định về việc diễn giải lại Hiến pháp trước khi kỳ họp Quốc hội hiện nay kết thúc vào ngày 22/6.
Ông Abe muốn diễn giải lại Hiến pháp hòa bình để Nhật Bản có được quyền tự vệ tập thể một cách có giới hạn, tức là có quyền tham chiến để bảo vệ một nước khác bị tấn công ngay cả khi bản thân Nhật Bản không bị tấn công. Mỹ cũng lên tiếng ủng hộ nỗ lực trên của Nhật Bản.
Một chiếc chiến đấu cơ của Nhật Bản.
Tuy nhiên, để được sự chấp thuận của Đảng New Komeito, LDP dường như đang phải chấp nhận nhượng bộ, làm mất đi cơ hội đưa liên minh Mỹ - Nhật lên một tầm cao mới.
Sự nhượng bộ đó nằm ở cái gọi là "sử dụng vũ trang" trong những trường hợp Nhật Bản không bị tấn công trực tiếp.
Câu hỏi đặt ra là liệu Lực lượng tự vệ Nhật Bản (JSDF) có thể hỗ trợ khi Mỹ đang tiến hành các hoạt đông chiến đấu hay không. Theo pháp luật và các quy định hiện hành của Nhật Bản, JSDF chỉ được phép "hỗ trợ phía sau" chẳng hạn như tiếp nhiên liệu, và chia sẻ dữ liệu trong vùng phi chiến sự. Ông Abe đã từng nỗ lực để JSDF có thể thực hiện những hỗ trợ này ở cả những khu vực chiến sự, nhưng dường như hiện tại ông đã từ bỏ điểm này.
Theo National Interest, việc giữ JSDF tránh hoàn toàn khỏi những không gian giao tranh sẽ giúp lấy được sự ủng hộ của New Komeito về vấn đề diễn giải Hiến pháp và nhiều vấn đề quan trọng khác, nhưng lại khiến cho liên minh Mỹ - Nhật bị tuột mất cơ hội trở lên hiệu quả hơn.
Theo National Interest, Nhật Bản đang bỏ lỡ cơ hội đưa liên minh Mỹ - Nhật lên một tầm cao mới.
Nói rõ ràng hơn, gần như ngay cả khi Hiến pháp hòa bình được diễn giải lại trong thời gian tới, JSDF cũng không được nổ súng khi một cuộc chiến bắt đầu mà Nhật Bản không phải là đối tượng bị tấn công. Tuy nhiên, JSDF sẽ có thể được thực hiện những nhiệm vụ quan trọng như "dọn dẹp bom mìn" trong các tuyến đường biển quốc tế.
Những bức tường pháp lý đang ngăn chặn liên minh Mỹ - Nhật trong việc tích hợp những khả năng "ghê gớm" của Nhật Bản một cách có hiệu quả hơn. Đặc biệt, Nhật Bản đang tiến hành hiện đại hóa hệ thống C4ISR (hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, điện toán, tình báo, giám sát và trinh sát), rất phù hợp với các lực lượng của Mỹ như: siêu chiến đấu cơ F-35, tàu khu trục Aegis, máy bay không người lái Global Hawk, máy bay cảnh báo sớm AWACS mới được nâng cấp.
Nếu được phép hỗ trợ các lực lượng Mỹ trong các không gian đang có giao tranh, JSDF có thể tích hợp những khả năng ghê gớm đó vào các hoạt động của Mỹ. Điều này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thời điểm ngân sách quốc phòng của Mỹ đang bị thu hẹp.
Sự nhượng bô của LDP đối với New Komeito về vùng chiến sự này có thể gây ảnh hưởng tới việc xem xét lại các định hướng về hợp tác quốc phòng trong liên minh Mỹ - Nhật, dự kiến hoàn tất vào cuối năm nay.
Đổi lại, ông Abe dường như đã đạt được một sự phối hợp hợp lý giữa các cơ quan chỉ huy, Cảnh sát biển và Lực lượng Hàng hải để đối phó với các cuộc xung đột ở cường độ thấp mà Nhật Bản gọi là tình huống "vùng xám".
Mặc dù việc này sẽ giúp giải quyết chiến lược ép buộc của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, nhưng việc từ bỏ "vùng chiến sự", có nghĩa là từ bỏ những cơ hội lớn đối với liên minh Mỹ - Nhật.
Theo National Interest, nếu Mỹ, Nhật có thể kết hợp một cách thực sự thì liên minh này sẽ có tính răn đe vô cùng lớn. Tạp chí này cũng đặt ra câu hỏi, tại sao Tokyo sẽ chỉ được dùng một nửa biện pháp trong khi nó có thể phát huy hoàn toàn sức mạnh?
Theo National Interest, cam kết hòa bình của New Komeito và các đồng minh là đáng ngưỡng mộ nhưng lại thiển cận trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường khả năng quân sự.
Theo Infonet
Quốc hội Mỹ "mổ xẻ" bí mật hải quân Trung Quốc Với tham vọng bành trướng bá quyền, Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại, nhỏ nhưng đủ sức làm thống trị khu vực, cùng khả năng tiến hành hoạt động ở các vùng biển xa. Hiện đại hóa hải quân để dọa Mỹ Hồi tháng 4.2014, một báo cáo mang tên "Trung Quốc hiện đại hóa hải quân:...