Mỹ bán 12 trực thăng tấn công cho Australia sau thỏa thuận tàu ngầm lịch sử
Chính phủ Mỹ đã quyết định bán 12 trực thăng tấn công và một máy bay tác chiến điện tử cho Australia với trị giá gần 1 tỷ USD.
Australia sẽ mua 12 trực thăng MH-60R Seahawk của Mỹ (Ảnh: AFP).
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8/10 cho biết, Australia đã đề xuất mua 12 trực thăng MH-60R Seahawk và các thiết bị đi kèm với giá 985 triệu USD.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã thông báo với quốc hội Mỹ về quyết định tiến hành thương vụ này với Australia.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Australia cũng đề xuất mua một máy bay tác chiến điện tử Boeing EA-18G Growler và Washington đã đồng ý với đề xuất này.
“Australia là một trong những đồng minh quan trọng nhất của chúng tôi ở Tây Thái Bình Dương. Vị trí chiến lược của cường quốc kinh tế và chính trị này góp phần đáng kể vào việc đảm bảo hòa bình và ổn định kinh tế trong khu vực”, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, “điều quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Mỹ là hỗ trợ đồng minh của Mỹ phát triển và duy trì khả năng tự vệ mạnh mẽ và sẵn sàng”.
Australia hiện có 24 máy bay trực thăng Seahawk và khoảng 10 máy bay Growler.
Sau cuộc gặp giữa bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Australia hồi tháng 9, hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng, thúc đẩy phối hợp hành động và làm sâu sắc hơn các hoạt động liên minh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Australia cam kết sẽ tăng cường đáng kể quan hệ hợp tác với Mỹ, bao gồm hợp tác về phát triển tên lửa và vật liệu nổ. Thủ tướng Australia Scott Morrison trước đó nói rằng Australia sẽ mua các tên lửa hành trình Tomahawk tầm xa.
Thông báo về thương vụ máy bay mới của Mỹ và Australia được công bố sau khi Australia hồi tháng 9 tuyên bố hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm thông thường trị giá hơn 40 tỷ USD của tập đoàn Pháp Naval Group. Thay vào đó, Australia quyết định đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân dựa trên công nghệ được Mỹ và Anh cung cấp, theo thỏa thuận liên minh 3 bên có tên gọi AUKUS.
AUKUS được đánh giá là nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, song đã khiến Pháp “phật lòng”. Paris thậm chí gọi đây là “cú đâm sau lưng” của các đồng minh.
Các thỏa thuận an ninh và thương vụ vũ khí được công bố trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh, trong đó có Australia, đang tìm cách đối phó với sức mạnh và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Thỏa thuận mới của Mỹ, Australia và Anh khiến Trung Quốc “ nóng mặt”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Mỹ và các đồng minh đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của khu vực, tăng cường chạy đua vũ trang và gây tổn hại cho các nỗ lực quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Bắc Kinh đã nổi giận về thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, Anh, Australia trong bối cảnh Australia đang phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng cả về ngoại giao và thương mại từ Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng các quan hệ đối tác của Mỹ và đồng minh không nên nhắm vào nước thứ ba.
Trung Quốc xem xét mua số lượng lớn trực thăng 'cá mập đen' của Nga
Trung Quốc đang cân nhắc mua hàng chục chiếc trực thăng tấn công Ka-52K được mệnh danh là "cá mập đen" của Nga.
Trực thăng tấn công Ka-52K của Nga. Ảnh: EPA
Nhiều nhà phân tích quân sự đánh giá thỏa thuận mua Ka-52K là tín hiệu cho thấy quan hệ đối tác quốc phòng gần gũi hơn giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, thương vụ này được cho sẽ tăng thêm sức mạnh cho thế hệ tàu đổ bộ tấn công mới của quân đội Trung Quốc.
Ông Zhou Chenming tại Viện Khoa học và Công nghệ quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh nhận định: "Quân đội Trung Quốc đã nghiên cứu khả năng mua Ka-52K từ rất lâu. Tàu đổ bộ tấn công lớp 075 chở máy bay trực thăng của Trung Quốc cần một trực thăng tấn công hạng nặng".
Truyền thông Nga vào ngày 16/9 đưa tin rằng quân đội Trung Quốc đang rất quan tâm đến Ka-52K và một đoàn đại biểu nước này đã thăm dây chuyền sản xuất trực thăng tại Primorye Krai, vùng Viễn Đông.
Hãng Avia.Pro (Nga) đưa tin: "Nhiều khả năng một thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh sẽ được thống nhất về việc chuyển giao tối thiểu 36 trực thăng Ka-52K cho Hải quân Trung Quốc".
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin Ka-52K do Cục thiết kế Kamov phát triển cho Hải quân Nga. Ông Zhou nhận xét Ka-52K là trực thăng tấn công trên hạm đầu tiên của Hải quân Nga với cánh quạt gấp, tạo điều kiện tiết kiệm không gian và đáp ứng nhu cầu của các tàu đổ bộ tấn công lớp 075.
Bắc Kinh đã ra mắt tàu đổ bộ tấn công lớp 075 trong tháng 1 với hy vọng phương tiện này sẽ đóng vai trò như một "tàu sân bay thu nhỏ".
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn nguồn tin giấu tên cho biết Trung Quốc đang phát triển các trực thăng trên hạm như Z-8, Z-9 và Z-20 dành cho tàu đổ bộ tấn công lớp 075 và lớp 071 tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian để Bắc Kinh đạt được mục tiêu. Do vậy, thỏa thuận Ka-52K được cho là "đôi bên cùng có lợi" cho Bắc Kinh cùng Moskva khi Nga cần nguồn tiền hỗ trợ công nghiệp quốc phòng trong khi Trung Quốc cần "câu giờ".
Trước đây, Trung Quốc đã đặt mua chiến đấu cơ S-35 và hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Mục sở thị nhà máy sản xuất trực thăng Cá sấu Ka-52 của Nga Ra đời năm 1936, Nhà máy Progress được biết đến với việc sản xuất một loạt các loại máy bay trực thăng chiến đấu nổi tiếng của Nga. Trực thăng Ka-52 có tải trọng chiến đấu lên đến 2 tấn vũ khí với tầm tác chiến là 460 km (Ảnh: Văn Thường). Trong chuyến công tác Viễn Đông, phóng viên VOV tại LB...