Mỹ bán 10 trực thăng tấn công Apache cho Ai Cập với giá 1tỷ USD
Chính phủ Mỹ đã tiến hành bán 10 chiếc trực thăng tấn công mặt đất hỗ trợ mặt đất của Boeing cho Ai Cập với giá 1 tỷ USD, Bộ Ngoại giao cho biết trong một thông báo.
Trực thăng tấn công Apache của Mỹ.
Đầu năm nay, Mỹ đã thông qua việc bán sáu chiếc trực thăng Boeing AH-64E Apache hoàn chỉnh với hệ thống vũ khí và trang thiết bị hỗ trợ trị giá 930 triệu USD cho quân đội Ấn Độ.
Tuy nhiên qua nhiều cuộc đàm phán, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán cho Ấn Độ 10 chiếc chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache với giá ưu đãi khoảng 1 tỷ USD.
Bộ Ngoại giao cũng đã thông qua việc xác định một Bán quân sự nước ngoài có thể cho Ai Cập của 46.000 vòng M831A1 và M865 và 10.000 vòng APFSDS-T với chi phí ước tính là 201 triệu USD
AH-64 Apache là trực thăng tấn công mạnh nhất thế giới. Loại trực thăng này được coi là sát thủ diệt xe tăng Iraq khi chúng tham chiến trong chiến dịch Bão táp sa mạc. AH-64D Longbow là biến thể cực mạnh và phổ biến nhất của dòng trực thăng Apache. Biến thể này đã được đưa vào biên chế năm 2012.
So với nguyên bản AH-64D được nâng cấp với việc lắp thêm radar trên đỉnh rotor để theo dõi và chỉ thị mục tiêu chính xác hơn, động cơ tăng cường sức mạnh để có độ cơ động tuyệt vời trên chiến trường, hệ thống điện tử nâng cấp khiến chúng có thể mang nhiều loại vũ khí hơn.
Video đang HOT
Pháo tự động M230E1 có thể khóa ở vị trí bắn cố định phía trước theo kính ngắm của xạ thủ hoặc có thể được kiểm soát bởi hệ thống theo dõi và chỉ thị mục tiêu (Target Acquisition and Designation System – TADS). Chuẩn xạ kích của trực thăng AH-64D đối với pháo tự động M230F là trong một loạt đạn ít nhất phải có 30 viên đạn trúng mục tiêu một xe ô tô nhỏ ở khoảng cách 800-1,200 m.
Đây là một thông số tuyệt vời cho một khẩu pháo gắn trên trực thăng tấn công. Ngoài pháo ở mũi máy bay, chúng còn trang bị tên lửa diệt tăng AGM-114 Hellfire, hỏa tiễn phóng loạt, tên lửa phòng không AIM-9 Sidewinder, tên lửa chống radar AGM-122 Sidearm và cả bom hạng nhẹ khi cần thiết.
Ngoài Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Israel thì Saudi Arabia cũng đang sử dụng rất nhiều biến thể này.
THANH HUYỀN
Theo TPO/Sputnik
Trực thăng AH-64E Mỹ mất phương hướng khi săn mục tiêu
Theo Defense News, toàn bộ lô 6 chiếc trực thăng Apache Hàn Quốc mới nhận từ Mỹ không thể chiến đấu khi không phát hiện chính xác mục tiêu.
Báo cáo của Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho biết, lô 6 trực thăng Apache Hàn Quốc mới mua từ Mỹ thuộc phiên bản AH-64E Guardian mà Hàn Quốc mới nhận từ Mỹ không thể phát hiện được mục tiêu trên biển do sự cố phần mềm.
Toàn bộ lô trực thăng này được trang bị radar kiểm soát hỏa lực Longbow do Lockheed Martin phát triển, được quảng bá là sở hữu các cảm biến có khả năng phát hiện tới 128 mục tiêu trong bán kính 12 km. Nhưng trong các đợt thử nghiệm do Hàn Quốc tổ chức hồi tháng 10 và tháng 11/2017, loại radar này nhận nhầm 4 mục tiêu thành 101 mục tiêu.
Trực thăng tấn công Apache.
Trong khi đó, tại một cuộc thử nghiệm khác ở khu vực vùng núi, radar trên trực thăng AH-64E nhầm 18 mục tiêu ở khoảng cách 6 km thành 9 mục tiêu, nhầm 18 mục tiêu ở khoảng cách 3 km thành 5 mục tiêu. Radar này còn không thể nhận diện bất cứ mục tiêu nào trên mặt nước. Đại diện của Lockheed Martin tại Hàn Quốc từ chối bình luận về sự cố này.
Ông Lee Jong-myung, thành viên Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Hàn Quốc tuyên bố: "Nếu radar không hoạt động bình thường, các trực thăng này không thể hoàn thành nhiệm vụ như đã định". Ông này nhấn mạnh thêm rằng, những chiếc Apache này bị hạn chế khả năng chuyển thông tin chiến trường cho các lực lượng mặt đất do thiết bị kết nối dữ liệu dành cho trực thăng này hiện vẫn chưa được phát triển xong.
Việc Hàn Quốc phàn nàn về radar của Apache mất phương hướng khi xác định mục tiêu không khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó, dòng trực thăng tấn công được đánh giá đứng số 1 thế giới này đã 2 lần đâm vào dây điện do không nhìn thấy vật cản.
Cụ thể, hồi tháng 11/2017, một chiếc trực thăng tấn công AH-64E Apache của Hà Lan vừa bất ngờ đâm vào dây diện khi thực hiện chuyến bay huấn luyện đêm. Vụ tai nạn xảy ra khi lực lượng này đang tiến hành chuyến bay huấn luyện chiến đấu trong điều đêm tối.
Ngay khi va vào dây điện, chiếc AH-64E đã bị hỏng nặng nhưng rất may mắn máy bay vẫn tiếp đất an toàn. Theo những thông tin được tiết lộ, nguyên nhân vụ việc là do hệ thống nhìn đêm của máy bay không thấy vật cản.
Được biết, trước khi chiếc AH-64E Apache của Hà Lan đâm vào dây điện, một sự cố tương tự cũng xảy ra với chiếc AH-64E Apache trong quân đội Mỹ hồi cuối năm 2015 khi huấn luyện tại tỉnh Gangwon, phía Đông Bắc Hàn Quốc. Vụ tai nạn đã khiến 2 thành viên trên máy bay thiệt mạng.
Lỗi không nhìn thấy vật cản là vấn đề nghiêm trọng với dòng trực thăng tấn công hàng đầu thế giới này bởi hệ thống cải thiện tầm nhìn ban ngày/ban đêm (M-TADS/PNVS) trên Apache vẫn được Mỹ đánh giá rất cao.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, M-TADS/PNVS là hệ thống trợ giúp trên các trực thăng chiến đấu giúp phi công có khả năng tác chiến vào ban đêm hoặc trong các điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn thấp.
Hệ thống này được phía Lockheed Martin thiết kế và được trang bị trên các trực thăng của Không quân Mỹ từ những năm 2003. Về cơ bản, M-TADS/PNVS cho phép phi công có được tầm nhìn đêm tốt như ban ngày nhờ các công nghệ sử dụng cảm biến nhiệt độ và hệ thống cảm biến hồng ngoại với độ nhạy cao.
Các hình ảnh được trích xuất ra hệ thống hiển thị của phi công sẽ chỉ có màu đen-trắng có độ tương phản cao giúp phi công có được tầm nhìn tốt hơn gấp nhiều lần so với việc sử dụng hệ thống nhìn đêm đưa ra hình ảnh ám xanh như thông thường.
Không những tăng cường được hiệu quả của hoạt động bay, hệ thống này còn giúp giảm thiểu chi phí vận hành máy bay do không đòi hỏi phải kiểm tra, bảo dưỡng nhiều. Tuy nhiên, mọi thông số Mỹ công bố sẽ không còn ý nghĩa gì khi nó không thể vận hành như kế.
Hòa Bình
Theo baodatviet
Mỹ thai nghén tên lửa kinh khủng hơn cả "Lửa địa ngục" Theo Business Insider, Mỹ đang thử 1 loại tên lửa mới có khả năng thay thế nhiều loại tên lửa không-đối-đất khác trong biên chế quân đội của nước này, trong đó có cả tên lửa "Hellfire" (lửa địa ngục) trứ danh. Trực thăng Apache bắn thử tên lửa mới JAGM Vũ khí mới có tên Tên lửa Không-đối-đất đa nhiệm (JAGM) được...