Mỹ bác tin “mặt đối mặt” với Iran
Theo The New York Times, về phía Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei người quyết định cuối cùng về cuộc đàm phán song phương với Mỹ. Ảnh: Reuters
Nhà Trắng ngày 20/10 đã bác bỏ thông tin Mỹ và Iran đạt được thỏa thuận đàm phán hạt nhân trực tiếp do tờ The New York Times đăng tải trước đó.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Tommy Vietor khẳng định: “Hoàn toàn không có việc Mỹ và Iran đã đồng ý đàm phán trực tiếp sau ngày bầu cử tại Mỹ”.
Ông Vietor nhấn mạnh Washington sẽ tiếp tục phối hợp với các cường quốc thế giới để tìm ra một “ giải pháp ngoại giao” cho chương trình hạt nhân của Iran.
Trước đó, The New York Times dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết Iran lần đ ầu tiên đồng ý đàm phán riêng với Mỹ nhưng đợi đến sau bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 6/11 mới tiến hành. Theo quan chức trên, thỏa thuận này là kết quả của quá trình thương lượng bí mật giữa hai bên.
Vấn đề Iran là chủ đề đối ngoại then chốt trong chiến dịch vận động bầu cử ở Mỹ. Ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mitt Romney luôn chỉ trích Tổng thống Obama quá nhẹ tay với Iran. Ông Obama tuy phản đối một cuộc không kích trong tương lai gần của Israel nhằm vào Iran nhưng cũng tuyên bố kiên quyết ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân.
Tin tức lần này có thể sẽ được khai thác triệt để trong cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng giữa hai ông Obama, Romney vào đêm 22/10 tới.
Trong khi đó, các nỗ lực đàm phán giữa Iran và nhóm P5 1 (Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức) vẫn chưa đạt được kết quả khả quan.
Theo 24h
Xa vời phi hạt nhân Trung Đông
Trung Đông với những cuộc tranh cãi, đối đầu, xung đột... liên miên luôn được xem là một "thùng thuốc súng" đầy hiểm nguy với hoà bình và an ninh không chỉ khu vực này mà còn là vấn đề liên quan đến cả thế giới. Điều gì sẽ xảy ra nếu các quốc gia trong khu vực nóng bỏng này còn có thêm vũ khí hạt nhân?
Israel được cho là quốc gia đã có vũ khí hạt nhân
Chính vì thế mà Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon ngày 12-10 đã lên tiếng thúc giục tổ chức Hội nghị quốc tế đầu tiên về phi hạt nhân Trung Đông dự kiến được tổ chức vào trung tuần tháng 12 tới tại Thủ đô Helsinki của Phần Lan. Theo người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, sự tham dự đầy đủ của tất cả các quốc gia khu vực Trung Đông cũng như Liên đoàn Arab sẽ đóng góp vào thành công của hội nghị.
Hội nghị này vốn được "thai nghén" suốt gần 40 năm qua khi Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết thành lập khu vực phi hạt nhân ở Trung Đông do Iran đề xuất năm 1974. Phải đến năm 2010, các nhà ngoại giao khu vực và quốc tế mới thống nhất được với nhau về việc tổ chức Hội nghị phi hạt nhân Trung Đông vào trung tuần tháng 12-2012 tại Helsinki.
Việc tổ chức một hội nghị quốc tế nhằm hoạch định những bước đi đầu tiên nhằm hướng tới mục tiêu biến Trung Đông thành khu vực không có các vũ khí hủy diệt hàng loạt càng trở nên cấp thiết khi chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran đang trở thành ngòi nổ nguy hiểm trong khu vực. Một số quốc gia như Mỹ và Israel đã úp mở về khả năng sẽ tấn công phủ đầu để phá huỷ các cơ sở hạt nhân của Iran trong khi Tehran tuyên bố một hành động quân sự như vậy sẽ dẫn tới "cuộc chiến tranh thế giới thứ ba".
Quá chú ý vào chương trình hạt nhân của Iran khiến thế giới và khu vực quên rằng chính Israel mới hiện là quốc gia duy nhất ở Trung Đông nhiều khả năng nhất đã có vũ khí hạt nhân. Bản thân Nhà nước Do thái này luôn duy trì chính sách "mơ hồ chiến lược", không thừa nhận cũng không phủ nhận về khả năng vũ khí hạt nhân của mình.
Tuy nhiên, giới chuyên gia quốc tế cho rằng Israel đã bí mật phát triển chương trình hạt nhân từ những năm 1960 tại cơ sở hạt nhân Negev trên sa mạc gần thành phố Dimona và hiện nay quốc gia này sở hữu từ 100 đến 200 vũ khí hạt nhân có thể mang trên máy bay, tàu ngầm và tên lửa tầm trung. Trên thực tế, Israel từ chối tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) cũng như phản đối kịch liệt việc cho phép các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) vào giám sát chương trình hạt nhân của nước này.
Trong khi đó, cho tới lúc này, cả Israel và Iran đều không khẳng định có kế hoạch tham gia Hội nghị quốc tế về phi hạt nhân Trung Đông giữa tháng 12 tới hay không. Nếu Israel và Iran không tham dự thì hội nghị tại Helsinki nếu có diễn ra cũng chẳng có ý nghĩa và kết quả gì bởi thiếu vắng cả hai "nhân vật" quan trọng nhất.
Theo ANTD
Nga cảnh báo về việc dùng vũ lực với Iran Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 10.10 cảnh báo việc sử dụng vũ lực nhằm vào Iran sẽ đồng nghĩa với việc chấm dứt quá trình đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. "Thỉnh thoảng chúng tôi nghe những lời đe dọa rằng nếu không đạt được tiến bộ về quá trình đàm phán, vẫn chỉ còn duy...