Mỹ bác tin không kích quân đội Syria, đổ lỗi cho Nga
Mỹ bác cáo buộc liên minh do nước này dẫn đầu đã không kích quân đội Syria, và nói rằng Nga có thể mới là bên chịu trách nhiệm về vụ việc.
IS kiểm soát phần lớn tỉnh Deir al-Zor. Ảnh: AFP
Syria nói rằng 4 máy bay của liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu đã giết ba binh sĩ của họ và làm bị thương 13 người ở phía đông tỉnh Deir al-Zor tối 6/12. Syria gọi đó là một hành động gây hấn. Đây là đầu tiên Damascus đưa ra cáo buộc như vậy.
Tuy nhiên, theo Reuters, một quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho biết Mỹ chắc chắn rằng Nga mới là bên chịu trách nhiệm về cuộc tấn công vào trại quân đội Syria.
Nga, một đồng minh quan trọng của Syria, đang tiến hành chiến dịch không kích của mình đễ hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad, và cũng đã không kích ở Deir al-Zor.
Một quan chức quân sự Mỹ khác nói rằng cuộc tấn công có thể do máy bay ném bom Nga TU-22 thực hiện.
Brett McGurk, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Barack Obama ở liên minh viết trên twitter rằng: “Thông tin nói rằng liên minh có liên quan đến vụ việc là sai”. Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên của liên minh tại Baghdad, nói rằng liên minh đã tiến hành 4 cuộc không kích ở tỉnh Deir al-Zor vào ngày 6/12, tất cả đều nhằm vào đầu mối dầu.
“Cuộc không kích của chúng tôi diễn ra tại điểm cách Ayyash khoảng 55 km về phía đông nam. Chúng tôi không tấn công bất cứ phương tiện hay mục tiêu cá nhân. Chúng tôi không thấy có bất kỳ dấu hiệu cho thấy binh sĩ Syria ở gần nơi chúng tôi không kích”, ông nói.
Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên bác tin rằng liên minh nhắm mục tiêu vào quân đội Syria. “Chúng tôi không có chiến tranh với chính quyền Assad và không có lý do để nhắm mục tiêu vào quân đội Syria”, quan chức này nói. “Chúng tôi nhận thức rằng Nga đã không kích bằng máy bay tầm xa vào Syria hôm 6/12″.
Video đang HOT
Một quan chức quốc phòng Mỹ khác nói rằng Deir al-Zor là một trong những địa điểm Nga đã nhắm mục tiêu hôm 6/12. Các quan chức Nga chưa đưa ra bình luận.
Mỹ nói rằng họ không kích tại điểm cách Ayyash khoảng 55 km về phía đông nam. Đồ họa: BBC
Phương Vũ
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ đẩy Pháp vào thế khó khi bắn Su-24 Nga
Hành động bắn rơi Su-24 Nga của Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy Pháp vào tình thế nhạy cảm và có nguy cơ làm đổ bể kế hoạch lập liên minh lớn chống IS.
Tổng thống Pháp Francois Hollander. Ảnh: FT
Sau khi hứng chịu làn sóng tấn công khủng bố đẫm máu nhằm vào Paris, Tổng thống Pháp Francois Hollande trong tuần này dự kiến hội kiến với nhiều nguyên thủ các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhằm tìm kiếm một liên minh thực sự chống lại mối đe dọa toàn cầu Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tuy nhiên, việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga hôm 24/11 đã bất ngờ đẩy người đứng đầu điện Élysee vào thế khó xử. Các chuyên gia phân tích cho rằng Pháp không thể từ bỏ lợi ích từ việc hợp tác với Nga chống IS, nhưng cũng khó có thể chối bỏ trách nhiệm của một thành viên NATO trong việc ủng hộ hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, theo Atlantico.
Ông Cyrille Bret, chuyên viên Viện Nghiên cứu Quốc phòng của Pháp, nhận định Pháp chính là nước phải hứng chịu nhiều tác động tiêu cực từ sự cố trên chứ không phải Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo ông Bret, để tự bảo vệ mình trước nguy cơ khủng bố, Pháp phải kiên trì kêu gọi thành lập một liên minh diệt IS lớn bao gồm cả Mỹ và Nga, và sẽ làm tất cả để IS không trở thành mối quan tâm thứ yếu của các bên liên quan.
Pháp đã phải rất quyết tâm khi gạt vấn đề tương lai của Tổng thống Bashar al-Assad sang một bên để xác định IS là một mục tiêu số một tại Syria, bất chấp phản ứng gay gắt từ phía Mỹ. Hậu quả từ các cuộc tấn công khủng bố đối với xã hội Pháp là quá lớn để Pháp có thể từ bỏ ý định hợp tác với Nga.
Về mặt quân sự, Nga và Pháp đã tiến một bước dài trong quyết tâm hợp tác vì mục tiêu chung chống IS. Bộ Tổng Tham mưu Pháp và Nga đã thiết lập đường dây nóng trực tiếp để bàn bạc về các hoạt động phối hợp của hai bên trong thời gian tới. Khinh hạm tên lửa Pháp đã đến gần Syria và đang sử dụng các thông tin tình báo quan trọng của Nga cung cấp, dự kiến sẽ có những cuộc tấn công quy mô bằng tên lửa hành trình vào sào huyệt của phiến quân. Nếu mối quan hệ hợp tác này bị đổ bể, ảnh hưởng của nó đối với Pháp là vô cùng lớn, ông Bret nói.
Giới chức Pháp đã rất hy vọng rằng sau vụ máy bay Metrojet của Nga bị IS đặt bom trên vùng trời bán đảo Sinai, Moscow sẽ sẵn sàng thay đổi mục tiêu chiến lược tại Syria từ bảo vệ ông Assad sang tiêu diệt IS. Một số dấu hiệu cho thấy Nga đang thận trọng cùng với các lãnh đạo phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và Arab Saudi thăm dò khả năng đạt được một giải pháp chính trị cho Syria, trong đó ông Assad sẽ từ bỏ quyền lực.
Nhưng sau vụ Su-24 bị bắn rơi, khó khăn lại có nguy cơ hiện hữu với giới chức Pháp, khi Moscow có thể quay lại lập trường như trước, đó là giúp Tổng thống Assad củng cố quyền kiểm soát một số khu vực quan trọng.
"Rất có thể, trong cuộc hội kiến tại Moscow ngày 26/11, ông Putin sẽ đặt câu hỏi với ông Hollande rằng Nga làm sao có thể tham gia các cuộc tấn công chống IS nếu như đồng minh của Pháp trong NATO nhắm mục tiêu vào máy bay Nga", ông Bret nhận định.
Ủng hộ đồng minh NATO
Trong khi kế hoạch liên minh với Nga chưa thành, Pháp còn bị đẩy vào một tình thế nhạy cảm sau vụ Su-24 bị bắn rơi, bởi Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên chính thức của NATO mà Pháp cũng như Mỹ cần phải tỏ lập trường ủng hộ trong bất cứ sự cố ngoại giao hoặc quân sự nào.
Theo ông Fabrice Balanche, chuyên gia về Syria, nghiên cứu viên danh dự thuộc Viện nghiên cứu Washington, trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu được hỗ trợ, các thành viên chủ chốt của NATO như Mỹ và Pháp sẽ rất khó từ chối áp dụng điều 5 trong luật phòng thủ tập thể của khối để bảo vệ nước này trước mối đe dọa tấn công vũ trang.
"Thế khó ở đây là giới chức Pháp cũng đang có ý định áp dụng điều 5 Hiến chương NATO để mở chiến dịch tấn công toàn diện vào IS, thủ phạm gây ra các cuộc tấn công đẫm máu tại Paris hôm 13/11. Nếu không ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ thì Paris cũng khó ăn nói với các thành viên về ý định của mình", ông Balanche nói.
Chiến đấu cơ Pháp xuất kích tấn công IS ở Syria. Ảnh: AFP
Điều 5 Hiến chương NATO quy định khi một thành viên của liên minh bị tấn công, tất cả các thành viên còn lại cũng coi như đang bị tấn công và có nghĩa vụ đồng minh đáp trả dựa trên nguyên tắc phòng thủ tập thể. Trong lịch sử hơn 6 thập niên của NATO, điều 5 mới được sử dụng một lần duy nhất, sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001.
Ngoài ra, Tổng thống Pháp Francois Hollande trong thời gian qua vẫn cố gắng duy trì mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ ở mức độ tốt đẹp hơn so với người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy. Sau khi lên nắm quyền, ông Hollande đã có nhiều nỗ lực cải thiện quan hệ hai nước bằng cách tích cực ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu, và nay ông không muốn mối quan hệ này bị rạn nứt.
Theo ông Bret, giới chức Pháp vẫn có thể né được tình thế nhạy cảm trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu NATO hỗ trợ. Bởi các bên vẫn chưa làm sáng tỏ được chiếc Su-24 bị bắn rơi khi đang xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ hay vẫn đang trong không phận Syria. Ngoài ra, việc xâm phạm lãnh thổ của một cường kích như Su-24 cũng không bị coi là hành động tấn công Thổ Nhĩ Kỳ, như vậy điều 5 của NATO không thể áp dụng.
"Pháp có thể giải quyết thế khó của mình bằng cách đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi sự giúp đỡ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) mà Pháp không bị bó buộc nhiều", ông Bret gợi ý.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
5 lưỡi kiếm có thể chặt đứt vòi bạch tuộc IS Các chuyên gia nhận định để tiêu diệt tận gốc IS cần phải phối hợp nhiều biện pháp trên các lĩnh vực ngoại giao, quân sự, tình báo, kinh tế và tôn giáo. Chiến đấu cơ Pháp tham gia chiến dịch không kích IS. Ảnh: AFP Sau khi Pháp hứng chịu vụ khủng bố đẫm máu ở Paris, và các quốc gia láng...