Mỹ bác tin đồn đảo chính quân sự ở Triều Tiên
Nhà Trắng hôm qua cho biết những tin đồn về một cuộc đảo chính quân sự ở Triều Tiên là “không chính xác”, trong bối cảnh nghi vấn về sự vắng mặt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn chưa có lời giải.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) tới thăm cung Mặt trời Kumsusan hôm 27/7, nhân kỷ niệm 61 năm hiệp định đình chiến kết thúc cuộc chiến tranh liên Triều. Ảnh: Reuters.
“Chúng tôi đã thấy những báo cáo tương tự nhau về tình trạng sức khỏe của Kim Jong-un. Chúng tôi không quá ngạc nhiên khi có rất ít thông tin đáng tin cậy và công khai về điều này”, hãng tin Yonhap dẫn lời Patrick Ventrell, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói. “Những tin đồn về một cuộc đảo chính, như chúng tôi từng nói trước đây, dường như là không chính xác”.
Ông Ventrell cho biết Washington theo dõi các sự kiện ở Triều Tiên “vô cùng chặt chẽ”, do mối đe dọa của Bình Nhưỡng với “những đồng minh thân cận nhất của chúng tôi ở châu Á cũng như đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia Mỹ”.
Tên của Kim Jong-un không có trong danh sách những người đến Cung tưởng niệm Kumssusan để viếng hai cố lãnh đạo nhân sự kiện kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động tổ chức hôm 10/10. Dịp này hai năm trước, ông Kim đều có cuộc thăm viếng long trọng từ sáng sớm dành cho ông nội và cha. Chuyến đi viếng luôn được truyền thông nhà nước đăng tải.
Video đang HOT
Trong khi đó, truyền thông Triều Tiên cho biết, tên nhà lãnh đạo trẻ xuất hiện trên một giỏ hoa đặt phía trước tượng cha và ông của ông. Một bản tin trước đó nói đảng “đang lớn mạnh hơn dưới sự chỉ đạo dày dạn của Nguyên soái Kim Jong-un”.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã không xuất hiện trước công chúng trong hơn một tháng qua, kể từ sau khi cùng vợ đi xem hòa nhạc hôm 3/9. Nhiều đồn đoán sau đó cho rằng ông Kim bị căn bệnh gout hay vỡ mắt cá chân do quá nặng cân, hoặc có thay đổi trong bộ máy quyền lực Triều Tiên.
Như Tâm
Theo VNE
Lesotho: Đảo chính quân sự, Thủ tướng chạy sang Nam Phi
Thủ tướng Lesotho, vương quốc nhỏ bé ở châu Phi, ngày 30/8 xác nhận quân đội đã tiến hành đảo chính và đang nắm giữ quyền lực, trong khi ông đã chạy sang nước Nam Phi láng giềng.
Thủ tướng Tom Thabane.
"Tôi đã bị phế truất khỏi quyền lực, không phải do người dân mà do các lực lượng vũ trang. Điều này là phi pháp", Thủ tướng Tom Thabane cho biết với hãng tin Anh BBC.
Ông Thabane cũng cho biết ông chạy sang Nam Phi vì lo ngại cho tính mạng của mình.
Theo phóng viên BBC, thủ đô Maseru của Lesotho hiện đã yên tĩnh, sau khi quân đội chiếm các tòa nhà chủ chốt.
Lesotho đã trải qua một loạt cuộc đảo chính quân sự kể từ khi giành độc lập vào năm 1966.
Ông Thabane đã lãnh đạo chính phủ hợp nhất kể từ đó nhưng quốc hội đã bị ngưng từ tháng 6 khi có bất đồng trong liên minh của ông.
"Tôi đã đến Nam Phi sáng nay và sẽ trở lại ngay khi nào mạng sống của tôi không bị đe dọa...Tôi sẽ không trở lại Lesotho để bị giết", ông Thabane nói.
Lesotho là quốc gia với hầu hết các vùng là vùng nông thôn, tứ phía bao quanh bởi Nam Phi.
Tuy nhiên, hãng tin Reuters đưa tin một phát ngôn viên quân đội cho biết quân đội "ủng hộ cho một chính phủ được bầu dân chủ".
Trước đó, binh sỹ được thấy trên đường phố thủ đô Maseru và đã có tiếng súng.
Các đài phát thanh đã bị ngưng phát sóng trong khi đường điện thoại bị cắt. Thông tin sau đó cho biết các đài và điện thoại đã hoạt động trở lại.
Bộ trưởng Thể thao Thesele Maseribane cho biết với hãng tin Pháp AFP rằng quân đội đã bao vây Hạ viện.
Theo Dantri
Chuyên gia an ninh Thái Lan: Quân đội Trung Quốc vẫn còn ở "cấp nhà trẻ" so với Mỹ Việc Mỹ chỉ trích mạnh chế độ quân sự Thái Lan có thể dẫn đến sự chia rẽ giữa hai nước, sẽ là cơ hội để Bắc Kinh kết thân với Bangkok, theo chuyên gia an ninh Panitan Wattanayagorn của đại học Chulalongkorn (Thái Lan) nói với báo Nation ngày 26.6. Ảnh: Lính Thái dự "Rắn hổ Vàng" trổ tài bắt rắn hổ...