Mỹ bác tin chiến hạm bị Trung Quốc ‘xua đuổi’ trên Biển Đông
Hải quân Mỹ bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về việc triển khai lực lượng “xua đuổi” khu trục hạm Curtis Wilbur ở Biển Đông ngày 20/5.
“Tuyên bố của quân đội Trung Quốc về chuyến tuần tra này là sai sự thật, USS Curtis Wilbur không bị xua đuổi khỏi vùng biển của bất cứ quốc gia nào. Chiến hạm này thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOP) theo quy định của luật pháp quốc tế và tiếp tục các hoạt động bình thường trong vùng biển quốc tế”, Hạm đội 7 hải quân Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 20/5.
Thông cáo được Hạm đội 7 đưa ra sau khi đại tá Điền Quân Lợi, phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Chiến khu phía Nam, tuyên bố quân đội Trung Quốc triển khai máy bay và tàu hải quân “xua đuổi” tàu Curtis Wilbur khi khu trục hạm Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
“Tuyên bố của quân đội Trung Quốc là động thái mới nhất trong chuỗi hành động nhằm diễn giải sai các hoạt động hàng hải hợp pháp của Mỹ, đồng thời nêu ra các yêu sách hàng hải phi lý và bất hợp pháp của họ tại Biển Đông bất chấp quyền của các nước láng giềng ở Đông Nam Á”, thông cáo của Hạm đội 7 cho biết.
“Hành vi của Trung Quốc trái ngược với việc Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế và tầm nhìn của chúng tôi về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, thông cáo có đoạn. “Mọi quốc gia lớn và nhỏ đều cần được đảm bảo về chủ quyền, không bị ép buộc, có khả năng theo đuổi tăng trưởng kinh tế phù hợp với quy tắc và thông lệ quốc tế đã được chấp nhận”.
Khu trục hạm USS Curtis Wilbur của Mỹ di chuyển trên Biển Đông ngày 20/5. Ảnh: US Navy .
Video đang HOT
Hạm đội 7 của Mỹ ngày 20/5 thông báo khu trục hạm Curtis Wilbur thực hiện chuyến tuần tra “khẳng định các quyền và tự do hàng hải” gần quần đảo Hoàng Sa.
“Luật pháp quốc tế không cho phép đơn phương áp đặt bất cứ yêu cầu xin phép hoặc thông báo trước về việc đi qua vô hại”, thông cáo của Hạm đội 7 hải quân Mỹ cho biết.
Trước đó, khu trục hạm Curtis Wilbur ngày 18/5 thực hiện “chuyến di chuyển bình thường qua eo biển Đài Loan”, khẳng định hành động này phù hợp với luật pháp quốc tế. Đây là lần thứ 5 tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan trong năm nay.
Mỹ gần đây điều tàu tới Biển Đông thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải thường xuyên hơn, nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại khu vực.
Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ hồi tháng 12/2020 ra thông cáo cho biết “những yêu sách hàng hải quá mức và bất hợp pháp tại Biển Đông đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với quyền tự do trên biển, bao gồm tự do hàng hải và hàng không, tự do thương mại và tự do về cơ hội kinh tế cho các quốc gia liên quan”.
Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS .
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1974. Nước này thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Việt Nam từng nhiều lần lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên tại Trường Sa và Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị.
Mỹ loại biên chiến hạm 360 triệu USD sau 11 năm
Hai tàu chiến đấu ven biển Independence và Freedom, mỗi tàu có giá 360 triệu USD, sẽ bị hải quân Mỹ loại biên chỉ sau hơn 10 năm vận hành.
Trung tá Nicole Schwegman, phát ngôn viên hải quân Mỹ, cho biết tàu chiến đấu ven biển (LCS) USS Independence sẽ dừng hoạt động vào ngày 31/7. Một bản ghi nhớ của hải quân Mỹ cho biết chiến hạm USS Freedom sẽ rời hạm đội vào ngày 30/9.
Sau khi bị loại biên, cả hai chiến hạm sẽ gia nhập đội tàu dự bị, một quan chức hải quân Mỹ cho biết. Trong bản đệ trình ngân sách cho năm tài khóa 2021, hải quân Mỹ đề xuất cho nghỉ hưu 4 tàu LCS đầu tiên, bao gồm Freedom, Independence, Fort Worth và Coronado.
Đô đốc Mike Gilday, tham mưu trưởng hải quân Mỹ, cho biết quân chủng sẽ mất khoảng 2,5 tỷ USD để nâng cấp 4 chiến hạm trên lên cấu hình tương đương biến thể mới cùng lớp và tốt hơn. Bởi vậy, hải quân Mỹ khuyến cáo loại biên số tàu này, dành số tiền trên cho các khoản chi khác thiết thực hơn.
Trong hai tàu LCS đầu tiên bị loại biên, USS Independence mới được đưa vào biên chế năm 2010. USS Freedom được biên chế năm 2008. Hai tàu có giá khoảng 360 triệu USD/chiếc, có tuổi thọ dự tính ít nhất 25 năm.
Tàu tác chiến ven biển USS Independence di chuyển ở khu vực tây Thái Bình Dương tháng 2/2019. Ảnh: US Navy .
Các quan chức hải quân Mỹ giải thích việc loại biên 4 tàu LCS đầu tiên do chúng là các chiến hạm thử nghiệm. Tuy nhiên, nghị sĩ Elaine Luria thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện, một cựu sĩ quan thuộc lực lượng tác chiến hạt nhân trên biển, chỉ trích cựu quyền bộ trưởng hải quân Thomas Modly vì sử dụng lý do này.
Hạ nghị sĩ Luria cho biết sẽ không ủng hộ kế hoạch loại biên các chiến hạm hải quân Mỹ để dành ngân sách cho lĩnh vực mới như vũ khí siêu vượt âm. "Tôi không đồng ý mua vũ khí này vì cần xem báo cáo Lực lượng Tác chiến 2035, đồng thời xem xét những gì chúng ta đang sở hữu và cách sử dụng chúng hiệu quả nhất", Luria nói.
LCS được coi là một dự án thất bại của hải quân Mỹ, khi các chiến hạm này không phù hợp với chiến lược tác chiến mới. Dù các hạm đội Mỹ tỏ ra không mặn mà với chương trình tàu LCS, các chỉ huy gần đây tìm cách điều động những chiến hạm này cho nhiệm vụ trong khu vực cụ thể.
Hạm đội 7 hải quân Mỹ đã xem xét giao nhiệm vụ tấn công và Căn cứ Viễn chinh Tiên tiến (EABO) cho các tàu LCS. USS Freedom gần đây được triển khai tới khu vực phụ trách của Bộ Chỉ huy Phía nam Mỹ để tham gia các chiến dịch chống ma túy.
Chiến hạm Mỹ áp sát Hoàng Sa Khu trục hạm Curtis Wilbur đi vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhằm thách thức yêu sách phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông. Hạm đội 7 Hải quân Mỹ ngày 20/5 cho biết khu trục hạm USS Curtis Wilbur thực hiện chuyến tuần tra "khẳng định các quyền và tự do hàng hải" gần quần đảo...