Mỹ ‘bắc cầu’ hòa giải quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia
Ngày 20/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bên lề khóa họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhằm thảo luận và thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông.
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại New York ngày 20/9. (Nguồn: AP)
CNBC đưa tin, cuộc gặp đánh dấu lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo gặp nhau kể từ khi ông Netanyahu trở lại nắm quyền cách đây 9 tháng. Trọng tâm của cuộc gặp là thúc đẩy tiến trình hòa bình giữa Israel và Saudi Arabia, hiện không có quan hệ ngoại giao chính thức, thông qua vai trò trung gian của Mỹ. Bên cạnh đó, chương trình hạt nhân Iran và giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine cũng là những nội dung chính trong trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo.
Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Netanyahu khẳng định với sự lãnh đạo của Tổng thống Biden, Israel có thể đi tới một thỏa thuận hòa bình lịch sử với Saudi Arabia và khẳng định sẽ không bao giờ thay đổi cam kết của Israel đối với nền dân chủ.
Video đang HOT
Tổng thống Biden cũng thúc giục Israel đưa ra những nhượng bộ đáng kể với người Palestine để đảm bảo tiến tới thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Riyadh trong tương lai.
Theo CNN, đáng chú ý là cuộc gặp diễn ra bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc chứ không phải Nhà Trắng, nơi ông Biden sẽ tiếp đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào cuối tuần này.
Ông Netanyahu đã không được mời đến Nhà Trắng kể từ khi ông trở lại chính trường và thành lập chính phủ có quan điểm cực hữu vào tháng 12 năm ngoái. Động thái được nhiều người hiểu là có liên quan đến việc chính quyền Biden không tán thành các đề xuất cải cách tư pháp của chính phủ Israel.
Tuy nhiên, khi cuộc họp bắt đầu, ông chủ Nhà Trắng đã nói với Thủ tướng Netanyahu: “Tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp nhau ở Washington vào cuối năm nay”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn riêng rẽ ngày 17/7, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby đã xác nhận lãnh đạo Mỹ và Israel đồng ý gặp mặt và cuộc gặp có thể diễn ra vào cuối năm nay.
Thủ tướng Israel nêu 2 lý do không cung cấp vũ khí cho Ukraine
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này lo ngại về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine vì chúng có thể rơi vào tay Nga và sau đó là Iran.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: JP
Theo tờ Pravda của Ukraine ngày 23/6, trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Jerusalem Post, ông Netanyahu nói: "Tôi nghĩ Israel đang ở trong một tình huống đặc biệt, khác với Ba Lan, Đức, Pháp hay bất kỳ quốc gia phương Tây nào đang hỗ trợ Ukraine".
Trước hết, theo ông Netanyahu, Israel có giới tuyến quân sự gần với Nga: "Các phi công của Israel đang bay ngay bên cạnh các phi công Nga trên bầu trời Syria. Và tôi nghĩ điều quan trọng là chúng tôi phải duy trì quyền tự do hành động của mình trước những nỗ lực của Iran nhằm triển khai lực lượng ở biên giới phía Bắc của chúng tôi".
Thứ hai, nhà lãnh đạo Israel nêu rõ: "Chúng tôi cũng lo ngại rằng bất kỳ hệ thống nào mà chúng tôi cung cấp cho Ukraine sẽ được sử dụng để chống lại chúng tôi vì chúng có thể rơi vào tay Nga, sau đó đến tay Iran. Đây không phải là một khả năng trên lý thuyết. Nó thực sự đã xảy ra với các loại vũ khí chống tăng của phương Tây ở Ukraine. Do đó, chúng tôi phải rất thận trọng trong vấn đề này".
Ông Netanyahu cũng gọi cách tiếp cận của Israel trong việc giúp Ukraine là cân bằng và tin rằng điều đó là đúng. Theo ông, các lãnh đạo quốc gia phương Tây hiểu rằng Israel đang ở trong một tình thế khác với bất kỳ quốc gia nào trong số họ.
Kể từ khi bắt đầu xung đột Nga - Ukraine vào tháng 2/2022, Israel đã cung cấp viện trợ nhân đạo cho Kiev, nhưng Chính phủ Israel đã bị các đồng minh phương Tây chỉ trích nặng nề vì từ chối gửi vũ khí cho Ukraine.
Vào tháng 2/2023, tờ Thời báo Israel (Times of Israel) đưa tin rằng Thủ tướng Netanyahu, trong cuộc gặp với tổng thống Pháp, cho biết ông sẵn sàng gửi "trang thiết bị quân sự" cho Ukraine nhưng chưa sẵn sàng đi quá xa để tránh khiêu khích Nga.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Tổng thống Ukraine Zelensky đã nhiều lần kêu gọi Israel hỗ trợ một số loại vũ khí cho Kiev, đặc biệt là hệ thống phòng thủ tên lửa nổi tiếng "Vòm sắt", nhưng đều bị phía Israel từ chối.
Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ tiến trình hòa bình Trung Đông Ngày 18/4, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ người đồng cấp của Israel và Palestine, kêu gọi hai bên nối lại đàm phán và khẳng định Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ cho các nỗ lực này. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương phát biểu tại cuộc họp báo bên lề...