Mỹ bác cáo buộc thao túng hoạt động biểu tình ở Hồng Kông
Tổng lãnh sự Mỹ ở Hồng Kông đã bác bỏ cáo buộc của đặc khu trưởng Lương Chấn Anh, cho rằng Washington đang thao túng hoạt động của người biểu tình tại đây.
Mỹ bác cáo buộc thao túng hoạt động biểu tình ở Hồng Kông.
Cụ thể, South China Morning Post dẫn lời ông Scott Robinson – người phát ngôn của tổng lãnh sự quán Mỹ – khẳng định Washington không ủng hộ đặc biệt cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào trong cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
Tuy nhiên, ông Robinson cũng lặp lại Washington ủng hộ khát vọng của người Hồng Kông và tán thành chính quyền thành phố thực thi việc bầu cử phổ thông, phù hợp với luật định.
Tuyên bố trên được đưa ra vào hôm qua (20.10), cùng với sự phủ nhận của các thủ lĩnh biểu tình.
Tên trang Facebook cá nhân, thủ lĩnh sinh viên Joshua Wong viết: “Mối quan hệ của tôi với nước ngoài là chiếc điện thoại thông minh Hàn Quốc, chiếc máy tính Mỹ và đồ chơi người máy Nhật Gurndam. Nhưng tất cả đều được sản xuất tại Trung Quốc”.
Alex Chow, chủ tịch Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông, phủ nhận cáo buộc của ông Lương và yêu cầu ông phải đưa ra bằng chứng để chứng minh luận điểm của mình.
Video đang HOT
Trước đó, theo AFP, qua kênh truyền hình ATV World, đặc khu trưởng Lương Chấn Anh đã tố cáo: “Cuộc biểu tình đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Có những người lên kế hoạch và viết kịch bản cho nó” và rằng sự việc “không hoàn toàn là phong trào nội địa mà có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức bên ngoài Hồng Kông”.
Cùng ngày, cảnh sát Hồng Kông đã chỉ trích các bậc phụ huynh ở đặc khu này để con cái của mình tham gia biểu tình gây hỗn loạn ở quận Mong Kok và gọi đó là “hành động cực kỳ vô trách nhiệm và nguy hiểm”.
Biểu tình ở quận Mong Kok đang leo thang khi hàng chục người, cả thường dân và cảnh sát Hồng Kông, đều đã bị thương trong các cuộc đụng độ những ngày qua.
Cuộc đối thoại giữa chính quyền và sinh viên Hồng Kông dự kiến được diễn ra vào khoảng 18-20 giờ tối nay (theo giờ địa phương).
Trong khi các sinh viên yêu cầu cuộc đối thoại được truyền hình trực tiếp trên truyền hình, công khai cho toàn bộ người dân được biết thì chính quyền Hồng Kong lại không đồng ý.
Theo Một Thế Giới
Tòa án Hồng Kông yêu cầu người biểu tình rời Mong Kok
Tòa án tối cao của Hồng Kông yêu cầu người biểu tình rời khỏi đường phố Mong Kok và Admiralty.
Hôm 20/10, Tòa án tối cao Hồng Kông đã yêu cầu cho người biểu tình ủng hộ dân chủ rời khỏi một số tuyến đường chính ở Admiralty và Mong Kok ngay lập tực, vì các quan chức hàng đầu và các lãnh đạo sinh viên tìm được cách để đạt được thỏa thuận trong cuộc đàm phán về cải cách chính trị, bắt đầu từ ngày 21/10/2014.
Thẩm phán Jeremy Poon Shiu-chor cho rằng " hành vi của những người biểu tình đã gây ra những trở ngại đã vượt quá ranh giới của những gì được coi là hợp lý với một cuộc biểu tình, mức độ lan rộng và bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát có chiều hướng gia tăng".
Các lệnh của tòa án Hồng Kông dành cho các khu vực của Nathan Road- giao lộ giữa phố Argyle và Dundas và giao lộ phố Tung Choi và Portland. Các khu vực này được các hãng taxi và công ty xe buýt đệ trình lên tòa án.
Về các trát yêu cầu ở khu vực Admiralty, được đệ trình bởi chủ sở hữu của Citic Tower, yêu cầu người biểu tình di dời khỏi những làn đường khẩn cấp danh cho các xe ưu tiên và lối vào bãi đỗ xe của tòa nhà tại giao điểm giữa Tim Mei Avenue và đường Lung Wui, bên cạnh tòa trụ sở chính phủ.
Người biểu tình ở Hồng Kông.
Ông Poon cho biết: "Tòa án không phải là một diễn đàn - nơi mà các quan điểm chính trị được chứng minh hay tranh cãi. Tòa án là nơi mà chỉ để áp dụng luật pháp và tôn trọng các quy định của pháp luật.
Khi bắt đầu cuộc đàm phán trực tiếp trên truyền hình tại Học viện Y khoa ở Aberdeen, Tổng thư ký Carrie Lam Cheng Yuet-ngor và đại diện của Liên đoàn sinh viên sẽ có 5 phút để đưa ra những ý kiến của mình. Trước khi cuộc họp kết thúc, hai bên sẽ có 90 phút để thảo luận và 10 phút để đưa ra những ý kiến cuối cùng của mỗi bên.
Tổng thư ký của Liên đoàn, Ông Alex Chow Yong-kang, dự kiến cuộc nối chuyện sẽ tập trung vào cải cách chính trị, mặc dù phản ứng của cảnh sát với các cuộc biểu tình, bao gồm việc sử dụng hơi cay và bình xịt hơi cay, sẽ là khó tránh khỏi, ông cho biết.
Một nguồn tin của chính phủ Hồng Kông cho biết chính quyền đã công nhân rằng việc giải tán người biểu tình bằng vũ lực là không khả thi và họ dự kiến rằng cuộc biểu tình làm tê liệt nhiều khu vực của thành phố từ cuối tháng 9 có thể kéo dài trong ít nhất một tháng nữa.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với từ New York Times, đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh ám chỉ rằng sẽ có một sự can thiệp bởi chính quyền trung ương nếu tình hình vẫn chưa được giải quyết.
"Cho đến nay, chính quyền Bắc Kinh vẫn đang để cho chính quyền Hồng Kông xử lý vụ việc, vì thế tôi nghĩ rằng chúng tôi nên cố gắng hết sức", ông Lương Chấn Anh cho biết.
Các viện nghiên cứu suy đoán về ảnh hưởng của hội nghị trung ương Đảng tổ chức tại Bắc Kinh hôm 20/10 sẽ có ảnh hưởng tới cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
Ông Ye Haibo, một giáo sự luật tại ĐH Shenzhen, cho biết rằng vấn đề này có thể được đưa lên, nhấn mạnh rằng việc cải cách chính trị phải phù hợp với các Luật cơ bản và quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Nhưng ông Chen Xinxin, chuyên gia về các vấn đề pháp lý tại Học viện Khoa học Xã Hội Trung Quốc, lại cho rằng: "Không cần thiết phải lập các quy tắc mới để giải quyết các vấn đề liên quan đến Hồng Kông".
Cũng vào ngày hôm qua, Lãnh sự quán Mỹ phủ nhận cáo buộc của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng các lực lượng nước ngoài đã xúi giục các cuộc biểu tình ở Hồng Kông: "Chúng tôi không điều khiển cũng như có bất kỳ sự dính líu nào đến các hoạt động của bất kỳ các cá nhân, tổ chức hoặc đảng phái chính trị nào ở Hồng Kông".
Theo Kiến Thức
Biểu tình Hồng Kông bước sang giai đoạn mới và nguy hiểm Phong trào biểu tình ở thành phố này đã chuyển sang một giai đoạn mới và nguy hiểm hơn, trong đó cả cảnh sát và những người đều dễ tức giận và bạo lực. Cảnh sát Hồng Kông nói rằng những người biểu tình ở Mongkok đang ngày càng trở nên cực đoan và bạo lực hơn buộc họ phải đáp lại bằng...