Mỹ bác bỏ kế hoạch “đấm chảy máu mũi” Triều Tiên
Washington ngày 2/2 bác bỏ thông tin nói rằng đang cân nhắc một cuộc tấn công hạn chế chống lại Triều Tiên mà không gây ra một cuộc chiến tranh rộng lớn – khái niệm được biết đến là chiến lược “ chảy máu mũi”.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ mọi phương án đối phó Triều Tiên. (Ảnh minh họa: Getty)
Yonhap ngày 2/2 dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ với báo giới khẳng định thuật ngữ “chảy máu mũi” chưa bao giờ được sử dụng trong nội bộ Nhà Trắng hay bất cứ đâu trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
“Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên với thông tin truyền thông vài tuần gần đây đề cập đến một chiến lược gọi là đấm chảy máu mũi. Tôi và các đồng nghiệp của tôi, từ thấp đến cao, thậm chí đến sáng nay vẫn thắc mắc cụm từ này từ đâu ra, bởi vì chúng tôi chưa từng sử dụng nó”, quan chức trên cho biết.
Bình luận của quan chức trên được đưa ra giữa lúc có nhiều đồn đoán về khả năng Mỹ sắp tiến hành một cuộc tấn công quân sự hạn chế nhằm vào cơ sở hạ tầng phục vụ tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Theo truyền thông, chiến lược “chảy máu mũi” nhằm phô trương sức mạnh của Mỹ với Triều Tiên mà không gây ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn.
Video đang HOT
Những đồn đoán này càng có cơ sở hơn khi trong tuần này chính quyền của Tổng thống Trump bất ngờ hủy đề cử chức Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc cho ông Victor Cha, người kịch liệt phản đối chiến lược gọi là “chảy máu mũi” nhằm vào Triều Tiên.
“Cách đây vài tháng, Tổng thống đã chỉ thị cho chúng tôi xem xét hàng loạt phương án đối phó với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Đến nay, chỉ thị này vẫn còn hiệu lực. Các phương án được xem xét bao gồm cả phương án quân sự và phi quân sự. Mỗi phương án lại có nhiều phương án nhỏ khác để Hội đồng an ninh quốc gia, trong đó có Cố vấn an ninh H.R McMaster có thể trình nhiều phương án khác nhau lên Tổng thống khi cần thiết”, quan chức Mỹ cho biết.
Khi được các phóng viên đề nghị nói rõ hơn về phương án tấn công quân sự hạn chế nhằm vào Triều Tiên, quan chức này từ chối nêu cụ thể. “Chỉ thị của Tổng thống là gây sức ép tối đa lên Triều Tiên. Đó là chiến lược mà chính quyền chỉ thị và cũng là chiến lược chung cho cả thế giới”, ông nói.
Trong khi tình hình bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu lắng xuống với việc Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí hợp tác trong dịp Thế vận hội mùa Đông, Mỹ và Triều Tiên vẫn chỉ trích qua lại lẫn nhau.
Tổng thống Trump ngày 2/2 đã tiếp đón 8 người Triều Tiên đào tẩu tại Nhà Trắng trong một động thái được cho là nhằm gây sức ép lên chính quyền của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Minh Phương
Theo Dantri
Tin thế giới: Mỹ đang tiến gần hơn đến chiến tranh với Triều Tiên?
Quân đội Mỹ ngày 11.1 thông báo, nước này đã điều 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tới đảo Guam, nơi đồn trú của các máy bay ném bom siêu thanh B-1B Lancer, nơi Triều Tiên đe dọa sẽ là mục tiêu tấn công tên lửa.
Các lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ trên trang web của mình cho hay, khoảng 200 phi công và các máy bay B-2 Spirits vừa được triển khai từ căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri tới căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam.
Theo đơn vị nói trên, động thái này là một phần của hoạt động luân phiên thường kỳ các máy bay ném bom của Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, họ không tiết lộ các máy bay ném bom này sẽ đồn trú tại đảo Guam bao lâu. Guam là hòn đảo có tầm quan trọng chiến lược đối với quân đội Mỹ trong bối cảnh có những mối đe dọa tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Trong khi đó, một tướng Mỹ về hưu đã cảnh báo Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị cho một "sự đối đầu" với Triều Tiên, trong bối cảnh Mỹ đã tiến gần hơn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên.
Phát biểu với hãng tin Fox News, cựu Phó Tham mưu trưởng Jack Keane cho biết ông chủ Nhà Trắng đã hứa "lưu tâm" tới chính quyền nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đồng thời cảnh báo: "Chúng tôi hiện tiến gần tới một cuộc chiến tranh với Triều Tiên hơn bao giờ hết bởi chính quyền hiện nay xác định rõ, không như hai chính quyền trước, rằng không để Triều Tiên đe dọa người Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.
Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ- Mike Pompeo từng tái khẳng định rằng Triều Tiên chỉ còn vài tháng để đạt mục tiêu công nghệ cuối cùng là hạt nhân hóa tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng trở lại khí quyển. Nếu chuyện đó xảy ra, chúng tôi sớm có một cuộc đối đầu".
Theo New York Times, các chuyên gia an ninh lưu ý "không có phương án quân sự phù hợp để kiềm chế Triều Tiên mà không gây tổn thất nhân mạng".
Trong khi đó, Tổng thống Trump nói với người đồng nhiệm Hàn Quốc hôm thứ tư rằng ông không xem xét cuộc tấn công quân sự đẫm máu ở Triều Tiên.
Theo báo cáo của Reuters, ông Trump nói với Tổng thống Hàn Quốc Jae Jae-in rằng các báo cáo tin rằng ông đang đánh giá hành động đó là "hoàn toàn sai". Một bản tóm tắt của Nhà Trắng về cuộc đối thoại không đề cập đến bất kỳ chi tiết nào như vậy.
Hồi tháng 12.2017, Yahoo News đưa tin các quan chức Mỹ và Quốc hội đang cân nhắc một loạt các lựa chọn nhằm gây áp lực lên Triều Tiên, trong đó có một cựu quan chức nổi tiếng gọi là cuộc tấn công quân sự "đấm vỡ mũi" nhằm vào Triều Tiên. Tờ Telegraph của Anh là nơi đầu tiên báo cáo rằng hành động đó đang được xem xét.
Theo Danviet
Ông Trump đích thân đón tiếp 8 người đào tẩu Triều Tiên tại Nhà Trắng Việc Tổng thống Donald Trump đích thân đón tiếp 8 người đào tẩu Triều Tiên tại Nhà Trắng có thể sẽ khiến Bình Nhưỡng "nóng mặt" trong bối cảnh quan hệ song phương vẫn đang căng thẳng. Tổng thống Trump ngồi cạnh Ji Seong-ho trong cuộc gặp với những người Triều Tiên đào tẩu tại Nhà Trắng (Ảnh: Reuters) "Chúng tôi có những...