Mỹ, ASEAN “song kiếm hợp bích”, Trung Quốc “toát mồ hôi”?
Hành xử hung hăng, dọa nạt của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ trở thành vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn bạc tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN và Mỹ trong tháng này. Đây là thông tin do Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cung cấp ngày 10/2.
Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa Mỹ và ASEAn sẽ diễn ra vào giữa tháng này ở California. Ngoại trưởng Philippines del Rosario và Ngoại trưởng các nước có tranh chấp trong khu vực Biển Đông dự kiến sẽ gặp nhau “bên lề” để thảo luận về lập trường ngày một hiếu chiến của Trung Quốc.
“Tôi cho rằng, về vấn đề Biển Đông, chúng tôi rõ ràng muốn đưa tính pháp quyền lên hàng đầu ở đây, chúng tôi muốn thảo luận về sự tự do hàng hải. Chúng tôi muốn xem xét các hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc”, ông del Rosario cho các phóng viên biết.
Tàu USS Curties Wilbur. Ảnh Hải quân Mỹ
Nhà ngoại giao hàng đầu Philippines cho hay, Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng sẽ thảo luận, bàn bạc về thông tin Trung Quốc có kế hoạch thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông, bao phủ tất cả các khu vực tranh chấp.
Cũng theo Ngoại trưởng Del Rosario, tất cả các nước thành viên ASEAN cũng sẽ tìm cách “thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược” với Mỹ theo một cách thức “hiệu quả hơn và mạnh mẽ hơn”.
Video đang HOT
Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc gần đây đã và đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo và các công trình trái phép trên Biển Đông. Hoạt động bồi đắp làm thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc hiện nay đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối, đối phó và đáp trả một cách quyết liệt và mạnh mẽ chưa từng có của các nước láng giềng, cũng như của các cường quốc lớn trên thế giới.
Điều gây quan ngại hơn nữa là những công trình mà Trung Quốc đang cấp tập xây dựng trái phép ở Biển Đông có khả năng được dùng cho mục đích quân sự. Động thái của Trung Quốc được tin là một bước tiến dài táo tợn để nước này thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Theo Vnmedia
Học giả Nhật Bản: Trung Quốc sẽ không từ bỏ tham vọng quân sự hóa Biển Đông
Đó là nhận định của giáo sư Kurihara Hirohide, một chuyên gia về quan hệ Việt - Trung trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay.
Theo những tin tức mới nhất trên báo Vietnam , phóng viên TTXVN ở Nhật Bản đã có cuộc phỏng vấn giáo sư Kurihara Hirohide, chuyên gia về quan hệ Việt - Trung tại Viện nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá Á - Phi, Đại học Ngoại ngữ Tokyo (Nhật Bản) về tình hình Biển Đông, một trong những vấn đề nóng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay.
Giáo sư Kurihara Hirohide, chuyên gia về quan hệ Việt - Trung trả lời phỏng vấn về tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh Vietnam
Đánh giá những hành động gần đây của Trung Quốc tại khu vực, giáo sư Kurihara Hirohide nhận định động thái của Trung Quốc tại Biển Đông làm nảy sinh các vấn đề sau. Trước hết, Trung Quốc là Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Với vai trò này, Trung Quốc có trách nhiệm duy trì "hòa bình và an ninh quốc tế" theo Điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc. Tuy nhiên, những hành động gần đây của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông không những gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông mà còn làm cho tình hình khu vực ngày càng phức tạp và căng thẳng.
Vấn đề thứ hai liên quan đến luật pháp quốc tế. Theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển thì đảo nhân tạo không được sử dụng làm cơ sở để xác định lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia. Nếu Trung Quốc không đồng tình với điều khoản hiện hành nào của Công ước về luật biển và luật quốc tế, Trung Quốc trước hết phải đưa ra chủ trương của mình trước dư luận quốc tế để thuyết phục sự ủng hộ của các nước. Các hành động gần đây của Trung Quốc nhằm tạo ra một "sự đã rồi" ở Biển Đông để ép buộc các nước khác là điều hoàn toàn không hợp lý.
Điều thứ ba, Biển Đông là một trong những lộ trình hàng hải quan trọng trên thế giới. Đối với Nhật Bản, Biển Đông chính là lộ trình hàng hải duy nhất kết nối Nhật Bản với thế giới. Việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông sẽ phương hại đến hoạt động tự do hàng hải khu vực. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của Nhật Bản cũng như của Việt Nam.
Giáo sư Kurihara Hirohide cho rằng Trung Quốc sẽ không từ bỏ tham vọng &'quân sự hóa' Biển Đông. Ảnh minh họa
Vấn đề thứ tư là tác hại từ những hoạt động bồi đắp, xây dựng, cải tạo đất đá trái phép của Trung Quốc đối với môi trường và hệ sinh thái Biển Đông. Biển Đông là nơi có môi trường thiên nhiên quý hiếm. Trung Quốc đã đổ lượng lớn bê tông và sử dụng khối lượng cát khổng lồ để xây dựng đảo nhân tạo. Việc làm này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên ở Biển Đông.
Nhận định về tình hình Biển Đông trong thời gian tới, giáo sư Kurihara Hirohide cảnh báo Trung Quốc sẽ không lắng nghe ý kiến của các nước khác cũng như không ngừng hoạt động củng cố đảo nhân tạo và xây dựng sân bay, thậm chí sẽ gia tăng hoạt động này tức là tiến hành "quân sự hoá" Biển Đông. Hành động của Trung Quốc có thể sẽ gây ra các hậu quả như cản trở, gây mất an toàn hoạt động tự do hàng hải và hàng không tại khu vực Biển Đông, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên khu vực này.
Theo lời giáo sư, trên thế giới hầu như không có quốc gia nào ủng hộ các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Vì vậy, giáo sư kêu gọi những quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế, coi trọng hoà bình và an toàn ở Biển Đông, coi trọng tự do hàng không và hàng hải tại khu vực này cần phối hợp, để cùng bày tỏ sự phản đối hành động sai trái của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Máy bay trinh sát và săn ngầm AP-3C Orion của Australia đang tuần tra Biển Đông. Ảnh Bộ quốc phòng Australia
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Thanh Niên, Tư lệnh Không quân Australia, đại tướng Leo Davies cho biết Trung Quốc liên tục xua đuổi và thách thức những chuyến bay tuần tra của Australia trên Biển Đông. Cụ thể trả lời phỏng vấn truyền thông hôm 3/2, ông Davies cho hay Trung Quốc liên tục dùng điện đàm xua đuổi máy bay Australia tuần tra trên Biển Đông, theo chuyên san The Diplomat (trụ sở ở Nhật Bản) ngày 5/2.
"Trong những chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, chúng tôi ngày càng phát hiện nhiều địa điểm phát đi những thông điệp mang tính thách thức từ Trung Quốc", ông Davies cho hay. Australia đang tiến hành sứ mạng tuần tra Operation Gateway ở phía bắc Ấn Độ Dương và Biển Đông, nhưng thời gian gần đây tần suất tuần tra trên Biển Đông nhiều hơn Ấn Độ Dương.
Mặc dù Trung Quốc liên tục thách thức, nhưng ông Davies khẳng định Australia vẫn tiếp tục những chuyến bay tuần tra Biển Đông theo đúng luật quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne trước đó cũng đã tuyên bố: "Tàu và máy bay Australia sẽ tiếp tục thực hiện các quyền theo luật quốc tế về tự do hàng hải và hàng không, bao gồm Biển Đông".
Theo NTD
Quần đảo Trường Sa trong tầm nhìn địa chiến lược Bất kỳ hoạt động nào trên khu vực Biển Đông của Trung Quốc đều gắn chặt và tương tác lớn với địa thế chiến lược của Việt Nam. Lâu nay các nhà quân sự, chính trị đã phân tích, nêu bật rất nhiều ý nghĩa, vai trò của quần đảo Trường Sa trong chiến lược của Trung Quốc, đều cho rằng, xây các...