Mỹ – Argentina: Nồng ấm lại tình xưa
Trong chuyến đi khu vực Mỹ Latin lần này, Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Argentina.
Tổng thống Barack Obama trò chuyện của Tổng thống Mauricio Macri trong chuyến thăm của ông Obama đến Argentina – Ảnh: Reuters
Điều được chú ý đến ngay là trong lịch sử, kể cả ở những thời điểm quan hệ giữa hai nước ở đỉnh cao của hài hòa và tin cậy, chưa khi nào một tổng thống Argentina mới lên nắm quyền chỉ hơn 100 ngày như ông Mauricio Macri hiện tại lại tiếp đón một tổng thống Mỹ đến thăm.
Vào thời người tiền nhiệm của ông Marci, quan hệ của Argentina với Mỹ lạnh nhạt đi rõ rệt. Thời ấy, vợ chồng ông Kirchner thay nhau làm tổng thống, đưa nước này ngả về cánh tả và lệch hẳn về phía những nước có cánh tả cầm quyền ở khu vực. Đồng thời, Argentina vướng mắc chuyện nợ nần với Mỹ và bất hòa với Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF).
Video đang HOT
Sau khi lên cầm quyền ở Argentina, ông Macri đã nhanh chóng đảo ngược toàn bộ định hướng chính sách của hai người tiền nhiệm, hòa giải với IMF, giải quyết vướng mắc tồn đọng với Mỹ và chủ trương xích lại gần Mỹ.
Ông Obama tận dụng cơ hội này để tranh thủ ông Macri nhằm tạo điều kiện cho giới kinh tế, thương mại và đầu tư của Mỹ làm ăn ở Argentina, nhằm nối lại thời quan hệ nồng ấm và tin cậy khi xưa – thời mà Mỹ là đối tác quan trọng nhất về mọi phương diện của Argentina.
Ngoài ra còn có hai lý do khác nữa. Thứ nhất, tranh thủ ông Macri có tác dụng thúc đẩy quá trình tách nước này thoát hẳn quan hệ chặt chẽ với những nước có cánh tả cầm quyền ở khu vực. Thứ hai, Mỹ muốn nhanh chân hơn tất cả những đối tác khác, vốn cũng đang tính kế tận dụng thời mới ở Argentina, đặc biệt là EU và Trung Quốc. Trong quan hệ giữa các quốc gia, cái gì cũng có cái lý và cái giá của nó.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Argentina: Trả giá để cải cách
Tân Tổng thống Argentina mở đường cho nước này tiếp cận trở lại với thị trường tài chính và tiền tệ thế giới. Cái giá đắt ở đây là sự thú nhận gián tiếp rằng Argentina bây giờ phải cầu cạnh, bị thất thế trước IMF.
Tân Tổng thống Argentina Mauricio Macri - Ảnh: Reuters
Với việc nối lại quan hệ của Argentina với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) sau 10 năm ngưng trệ, tân tổng thống nước này, ông Mauricio Macri không chỉ chính thức đoạn tuyệt với đường lối chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ của chính phủ tiền nhiệm mà còn mở đường cho Argentina tiếp cận trở lại với thị trường tài chính và tiền tệ thế giới.
Đương nhiên, cái gì cũng có giá của nó và ông Macri đã phải trả giá không hề rẻ. Trước đó, chính phủ của ông phải giải quyết ổn thỏa những vụ kiện tụng ở Mỹ xảy ra từ thời xa xưa liên quan đến chuyện bồi thường cho công ty của Mỹ mà người tiền nhiệm của ông Macri không chấp nhận. Tức là ông Macri chấp nhận bồi thường nhiều tỉ USD với kỳ vọng sau đấy có thể vay được nhiều tỉ USD hơn thế.
Trong tình cảnh kinh tế xã hội ở Argentina, việc phải bồi thường khoản tiền lớn này là quyết định đau đớn và cay đắng. Kế đến là chuyện chấp nhận những điều kiện áp đặt của IMF để nối lại quan hệ.
Năm 2006, Argentina đơn phương chấm dứt mọi quan hệ và hợp tác với IMF vì không muốn phải giúp IMF soạn thảo và công bố báo cáo đánh giá thực trạng và triển vọng tăng trưởng kinh tế hằng năm, vốn là trách nhiệm của tất cả các thành viên đối với IMF. Thực chất ở đây là chính phủ Argentina thời ấy không muốn cung cấp cho IMF số liệu thống kê thật.
Cái giá đắt mà ông Macri đã trả ở đây là sự thú nhận gián tiếp rằng Argentina bây giờ phải cầu cạnh, bị thất thế trước IMF và không còn có thể phớt lờ hay bất chấp IMF. Nếu thực sự muốn cải cách kinh tế xã hội cơ bản và sâu rộng như cam kết khi tranh cử thì rõ ràng vị tổng thống này không có lựa chọn nào khác.
La Phù
Theo Thanhnien
Tổng thống Argentina nguyện góp lương tháng cho dân nghèo Tân Tổng thống Argentina, Mauricio Macri nguyện sẽ góp tiền lương tháng của ông tổ chức từ thiện hỗ trợ người nghèo. Tân Tổng thống Argentina, Mauricio Macri - Ảnh: Reuters Tông thống Macri, có mức thương tháng 100.000 peso (7.500 USD), thực lãnh 61.000 peso (4.600 USD) sau thuế, nguyện sẽ góp số tiền lương này cho một tổ chức từ thiện,...