Mỹ áp lệnh trừng phạt với tập đoàn Rosneft của Nga
Nhiều tập đoàn lớn khác của Nga cũng chịu ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt kinh tế sâu rộng nhất mà Mỹ đưa ra ngày 16/7.
, lệnh trừng phạt kinh tế do Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra lần này nhằm trực tiếp vào tập đoàn dầu khí Rosneft hàng đầu của Nga.
Các tập đoàn khác của Nga bị áp đặt lệnh trừng phạt của Mỹ bao gồm tập đoàn dầu khí thứ 2 của Nga Novatek, Ngân hàng Vnesheconombank (VEB)- đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán mọi chi tiêu cho Chính phủ Nga và 8 tập đoàn sản xuất vũ khí của nước này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu về lệnh trừng phạt đối với Nga (Ảnh Reuters)
Lệnh trừng phạt của Mỹ được áp đặt sau khi chính quyền Mỹ đã có những cuộc tham vấn với các nhà lãnh đạo châu Âu, vốn cũng áp đặt một lệnh trừng phạt đối với Nga, nhưng ở mức độ nhẹ hơn rất nhiều.
Đây là lần đầu tiên Mỹ áp đặt một lệnh trừng phạt hẹp như vậy nhằm gây ảnh hưởng mạnh nhất đối với Nga- một trong những nước sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới, trong khi tránh gây ra những cú sốc lớn đối với thị trường dầu khí toàn cầu cũng như gây ảnh hưởng đến các tập đoàn của Mỹ và EU.
Tầm ảnh hưởng sâu rộng của lệnh trừng phạt của Mỹ và EU lần này được coi là sẽ buộc Nga phải lưu tâm nhất là khi Nga đã từ chối việc hạ nhiệt tình hình căng thẳng tại miền Đông Ukraine.
Phát biểu tại Brasilia, Brazil, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt lần này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tập đoàn năng lượng của Mỹ và khiến mối quan hệ Nga-Mỹ đi vào ngõ cụt.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Obama cáo buộc ông Putin đã không tiến hành các bước đi cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine một cách hòa bình.
“Chúng tôi đã nhấn mạnh quan điểm của mình là giải quyết vấn đề này thông qua biện pháp ngoại giao và chúng tôi muốn nhìn thấy những hành động cụ thể chứ không chỉ là lời nói từ phía Nga”, ông Obama nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ tiếp tục áp đặt thêm những lệnh trừng phạt tiếp theo nếu Nga không có những biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Hiện vẫn chưa rõ tầm ảnh hưởng của lệnh trừng phạt mới này với Rosneft là như thế nào.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Rosneft Igor Sechin cho biết lệnh trừng phạt này sẽ không ảnh hưởng gì đến dự án hiện nay của Rosneft với ExxonMobil nhưng sẽ khiến cổ phần của nhiều tập đoàn của Mỹ hợp tác với Rosneft bị ảnh hưởng nặng nề.
Dù lệnh trừng phạt này không cấm việc Rosneft bán dầu khí của mình nhưng nó cũng được cho là sẽ ảnh hưởng nhiều đến những thương vụ liên quan đến dầu khí của Rosneft với BP trị giá tới 15 tỷ USD.
Tuy nhiên, lệnh trừng phạt lần này lại không hề nhắm đến tập đoàn khí đốt hàng đầu thế giới của Nga là Gazprom. Điều này có thể là do Gazprom là tập đoàn cung cấp khí đốt chủ yếu của nhiều nước châu Âu./.
Trần Khánh
Theo Vietbao
Vì sao thế giới ngày càng ghét Trung Quốc?
Tại Nhật Bản, số người coi Bắc Kinh là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tại châu Á lên tới 73%. Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.
Theo tạp chí The Diplomat, Trung Quốc đang coi trọng lợi ích quốc gia bao gồm việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ của các nước láng giềng mà không hề lo sợ hình ảnh của mình xấu đi trong con mắt cộng đồng quốc tế. Kết quả cuộc khảo sát gần đây của BBC World Service cho thấy hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế không hề hoàn hảo như mong đợi.
Mặc dù trong năm nay, mức đánh giá của cộng đồng quốc tế về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc giữa tiêu cực và tích cực đã đạt tỷ lệ cân bằng (42%) song hình ảnh của Trung Quốc tại Nhật Bản và Hàn Quốc - hai quốc gia láng giềng châu Á quan trọng nhất của Bắc Kinh, lại xuống dốc thảm hại.
Hành động Trung Quốc hung hăng tranh giành chủ quyền trên Biển Đông cho thấy quốc gia này không quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt các nước láng giềng châu Á.
Tại Hàn Quốc, chỉ có 32% người dân có cái nhìn tích cực đối với Trung Quốc trong khi 56% lại có tư tưởng ngược lại. Tại Nhật Bản, tỷ lệ ủng hộ Trung Quốc đã xuống mức thấp kỷ lục chỉ có 3%. Số người coi Bắc Kinh là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tại châu Á lên tới 73%.
Tuy nhiên, hình ảnh của Trung Quốc tại những vùng đất xa xôi như châu Phi và Mỹ Latinh lại khá tích cực. Trong số 3 quốc gia châu Phi tham gia khảo sát, tỷ lệ số người có cái nhìn tích cực với Trung Quốc đạt con số khá cao với Nigeria (85%), Ghana (67%), và Kenya (65%). Ngoài ra, tại 4 nước Mỹ Latinh, chỉ có Mexico có cái nhìn tiêu cực hơn về Trung Quốc (40%), trong khi tỷ lệ ủng hộ tại 3 nước còn lại khá cao Peru (54%), Brazil (52%), Argentina (45%).
Tình hình Biển Đông: Trung Quốc lu loa, thế giới phản ứng
Đáng ngạc nhiên là diện mạo quốc tế của Trung Quốc lại cực kỳ tiêu cực tại những nước phát triển như Anh (49%), Australia (47). Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là "Liệu Trung Quốc có quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt bạn bè quốc tế?" Lối hành xử ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông đã cho thấy Bắc Kinh dường như không quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt các nước láng giềng châu Á nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.
Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn mâu thuẫn với những nỗ lực nhằm cải thiện sức mạnh mềm và xây dựng hình ảnh quốc gia trên thế giới trong những năm qua của Trung Quốc. Do đó, điều khó hiểu là: Nếu Trung Quốc quan tâm tới hình ảnh quốc tế của mình, tại sao họ lại hành xử theo lối gây tổn hại tới hình ảnh như vậy? Thậm chí, một số quốc gia châu Á còn coi Trung Quốc là "kẻ to đầu chuyên đi bắt nạt".
Có 3 khả năng giải thích cho sự mâu thuẫn giữa chiến dịch đánh bóng hình ảnh quốc gia và lối cư xử hung hăng gần đây của Trung Quốc. Nguyên nhân thứ nhất là có thể, Trung Quốc đã không phân định rõ ràng về khái niệm hình ảnh quốc gia hay sức mạnh mềm. Theo thuyết duy thực tại Trung Quốc, điều quan trọng nhất trên chính trường quốc tế là sức mạnh vật chất nên sức mạnh mềm chỉ là phần phụ.
Do đó, giới lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận quan điểm của Tào Tháo khi xưa là "Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta". Lối suy nghĩ này đã chi phối các chính sách ngoại giao trong những năm gần đây của Trung Quốc, và không hề bất ngờ khi Bắc Kinh cảm thấy không cần phải cải thiện hình ảnh quốc gia.
Nguyên nhân thứ hai là Trung Quốc có thể cũng quan tâm về hình ảnh quốc gia nhưng lại thiếu kinh nghiệm hoặc thậm chí còn quá vụng về trong khâu quảng bá hình ảnh đất nước. Điển hình, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã huy động khá nhiều nguồn lực vào "ngoại giao công chúng" như nguồn tài chính đổ vào tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008 để quảng bá hình ảnh tích cực quốc gia. Đây cũng là cách mà Trung Quốc mong muốn xây dựng hình ảnh hòa bình và tích cực trước mắt bạn bè quốc tế.
Thế giới lên án, Trung Quốc ngang ngược đâm tàu cá Việt Nam
Tuy nhiên, khả năng trình độ của những quan chức chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh của Trung Quốc còn khá kém cỏi hoặc do sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa các bộ, ban, ngành như Bộ Ngoại giao và quân đội nước này đã mang lại kết quả không như mong đợi.
Nguyên nhân cuối cùng dẫn tới việc Trung Quốc thờ ơ xây dựng hình ảnh quốc gia là do giới lãnh đạo đã đặt lợi ích quốc gia lên trên hết mà trọng tâm là chủ quyền quốc gia và hợp nhất lãnh thổ. Như tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu năm nay, Trung Quốc sẽ không bao giờ hy sinh lợi ích quốc gia cốt lõi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Do đó, hình ảnh quốc gia được Trung Quốc xếp hàng thứ hai sau chiến lược toàn vẹn lãnh thổ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Vietbao
Khủng hoảng Ukraine ảnh hưởng lớn tới Không quân Trung Quốc Cuộc khủng hoảng Ukraine gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất, duy trì các máy bay chiến đấu, trực thăng Không quân Trung Quốc. Tạp chí Khán Hòa bình luận, tình hình bất ổn tại Ukraine không thể đảo lộn việc hợp tác quân sự giữa nước này với Trung Quốc, nhưng có thể sẽ làm chậm việc sản xuất, duy...