Mỹ áp lệnh trừng phạt thủ lĩnh khủng bố Haqqani
Mỹ vừa áp lệnh trừng phạt với chỉ huy của mạng lưới khủng bố Haqqani, một động thái làm căng thẳng thêm mối quan hệ vốn đang dậy sóng với Pakistan.
Lính Mỹ tuần tra gần biên giới giữa Afghanistan và Pakistan. Ảnh: AFP
Bộ Tài chính Mỹ hôm qua tuyên bố đóng băng tài sản và thị thực đối với Abdul Aziz Abbasin và cáo buộc y là chỉ huy chủ chốt trong mạng lưới khủng bố Haqqani. Đây là mạng lưới khủng bố xuất phát từ Afghanistan, có căn cứ tại biên giới giữa nước này với Pakistan và liên hệ mật thiết với al-Qaeda cũng như Taliban.
Bộ Tài chính cho biết Abbasin cũng đóng vai trò là một lãnh đạo giấu mặt của Taliban ở miền nam Afghanistan, chỉ huy các phiến quân Taliban và tiến hành một cuộc huấn luyện cho lực lượng này.
Video đang HOT
AFP cho hay bốn nhân vật khác có liên quan đến các hoạt động của Taliban và al-Qaeda ở Afghanistan cũng có tên trong danh sách trừng phạt, bao gồm lãnh đạo, chỉ huy, trợ thủ và nguồn hỗ trợ tài chính của Haqqani.
Mỹ thực hiện các biện pháp “mạnh tay” với các nhóm khủng bố trong những ngày gần đây, sau khi Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen cáo buộc Haqqani là “cánh tay đắc lực” của cơ quan liên tình báo của Pakistan (ISI).
Bộ Tài chính Mỹ cho biết lệnh trừng phạt đối với nhóm khủng bố này không liên quan đến quốc gia mà nó đang hoạt động. Tuy nhiên, Pakistan cho rằng Nhà Trắng đang gây áp lực buộc nước này ra tay mạnh hơn trong cuộc chiến chống khủng bố, đồng thời cố gắng không làm đổ vỡ mối quan hệ song phương.
Hôm qua, Pakistan đã triệu tập một hội nghị toàn thể các đảng phái, với sự tham dự của hơn 50 lãnh đạo phe đối lập, thành viên liên minh cầm quyền và các tư lệnh quân đội để họp bàn về vấn đề này.
Tại hội nghị này, Pakistan đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc dính líu đến Haqqani, đồng thời từ chối yêu cầu của Mỹ về việc triển khai một chiến dịch truy quét tổ chức này, với lý do quân đội Pakistan đã bị dàn trải quá căng trong cuộc chiến chống Taliban.
Thủ tướng Pakistan Yousuf Gilani cho rằng cáo buộc của Mỹ đã “phủ nhận những hy sinh và thành công to lớn của Pakistan trong cuộc chiến chống khủng bố”. Ông cho rằng không thể thúc ép Pakistan làm nhiều hơn nữa và các lợi ích quốc gia của Pakistan cần phải được tôn trọng.
Theo ông Talat Masood, một nhà phân tích chính trị của Pakistan xuất thân tướng lĩnh quân đội, hội nghị này đã gửi đến quốc tế một thông điệp tích cực về sự đoàn kết giữa các đảng phái của Pakistan, trong thời điểm căng thẳng với Mỹ.
Một quan chức cấp cao Pakistan tiết lộ Ngoại trưởng Hina Rabbani Khar, giám đốc ISI, tướng Ahmad Shuja Pasha và tổng tham mưu trưởng quân đội, tướng Ashfaq Kayanai cũng tham dự hội nghị này.
Theo VNExpress
Nhiều bộ tộc Pakistan dọa thánh chiến chống Mỹ
Ngày 29/9, Pakistan đã triệu tập một hội nghị toàn thể các đảng phái, với sự tham dự của các lãnh đạo phe đối lập, các thành viên liên minh cầm quyền và các tư lệnh quân đội, một động thái được đánh giá là tập hợp đoàn kết trước sức ép của Mỹ đòi chính quyền Islamabad mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống khủng bố.
Người dân Pakistan phản đối việc Mỹ yêu cầu nước này truy quét Haqqani. (Nguồn: Reuters)
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Pakistan ngày càng xấu đi, với việc giới chức quân sự Mỹ cáo buộc Islamabad hậu thuẫn mạng lưới khủng bố Haqqani, tổ chức có căn cứ tại Pakistan và được cho là đứng sau các vụ tấn công hôm 13/9 nhằm vào đại sứ quán Mỹ cùng nhiều mục tiêu khác trong khu ngoại giao đoàn ở thủ đô Kabul của Afghanistan.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen tuần trước nói rằng mạng lưới Haqqani hoạt động như "một cánh tay thực thụ" của Cơ quan tình báo liên quân Pakistan (ISI).
Pakistan đã bác bỏ các cáo buộc dính líu đến Haqqani, đồng thời từ chối yêu cầu của Mỹ về việc triển khai một chiến dịch truy quét tổ chức này với lý do quân đội Pakistan đã bị dàn trải quá căng trong cuộc chiến chống Taliban.
Mới đây, hàng trăm bộ tộc tại Pakistan đã lên án Washington gây sức ép với nước này và đe dọa sẽ tiến hành một cuộc thánh chiến chống Mỹ.
Tại hội nghị trên, Thủ tướng Pakistan Yousuf Gilani cho rằng những phát biểu của giới chức Mỹ "phủ nhận những hy sinh và thành công của Pakistan trong cuộc chiến chống khủng bố." Ông nhấn mạnh: "Không thể thúc ép Pakistan làm nhiều hơn nữa và các lợi ích quốc gia của Pakistan cần phải được tôn trọng."
Một quan chức cấp cao Pakistan tiết lộ, Ngoại trưởng Hina Rabbani Khar vừa về nước sau khi dự kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc; Giám đốc ISI, Tướng Ahmad Shuja Pasha, và Tổng tham mưu trưởng quân đội, Tướng Ashfaq Kayanai tham dự hội nghị này.
Theo ông Talat Masood, một nhà phân tích chính trị của Pakistan xuất thân tướng lĩnh quân đội, hội nghị này sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng các chính đảng đoàn kết ủng hộ quân đội.
Các nguồn tin cho biết, Washington đang tiến hành xem xét để quyết định có đưa Haqqani vào danh sách các nhóm khủng bố hay không, và nếu việc này xảy ra, Islamabad có nguy cơ đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế./.
Theo TTXVN
Pakistan tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc Pakistan đã bày tỏ thiện chí thắt chặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, vào thời điểm mối quan hệ của nước này với Mỹ - từng một thời là đồng minh chiến lược - bị sứt mẻ nghiêm trọng. Thủ tướng Pakistan Yusuf R.Gilani (ảnh, phải) đón Bộ trưởng Mạnh Kiến Trụ. Ưu tiên ngoại giao "Chúng ta là những người...