Mỹ áp lệnh mới, cổ phiếu công nghệ Trung Quốc giảm mạnh
Cổ phiếu của một số hãng công nghệ Trung Quốc giảm mạnh tại châu Á sau khi nhà chức trách Mỹ áp quy định mới, dẫn tới khả năng bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
Đạo luật yêu cầu các công ty nước ngoài chịu trách nhiệm được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ký tháng 12/2020 với mục tiêu loại bỏ những doanh nghiệp Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán Mỹ nếu họ không tuân thủ tiêu chuẩn kiểm toán 3 năm liên tiếp. Luật cũng yêu cầu các hãng phải chứng minh với Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC) rằng không có pháp nhân hay chính phủ nước ngoài nào sở hữu/kiểm soát họ.
Tại Hong Kong, tin tức này khiến một loạt cổ phiếu của các công ty Trung Quốc niêm yết kép giảm mạnh. Chẳng hạn, cổ phiếu Baidu giảm 8,85% trong phiên giao dịch sớm ngày 25/3, Alibaba giảm 4,2%, JD.com giảm 4,45% và Netease giảm 3%. Nó trái ngược với mức tăng 0,2% trên toàn sàn giao dịch Hong Kong Hang Seng Index.
Video đang HOT
Theo Louis Tse, Giám đốc quản lý công ty chứng khoán Wealthy, nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden có thể nhẹ tay hơn với Trung Quốc và mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, động thái mới nhất cho thấy đây là nhận định sai lầm.
Nhà chiến lược Margaret Yang nhận định các cổ phiếu niêm yết tại Trung Quốc còn chịu áp lực sau khi Trung Quốc cân nhắc cân nhắc thành lập liên doanh để giám sát dữ liệu mà các hãng công nghệ thu thập. Nó báo hiệu chính phủ ngày càng kiểm soát chặt hơn lĩnh vực công nghệ.
Một số nhà phân tích cho rằng các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ có thể không tuân thủ yêu cầu kiểm toán của Mỹ vì nguy cơ vi phạm luật tại quê nhà, đặc biệt với những hãng liên quan tới dữ liệu quốc gia hay an ninh quốc gia.
SEC vẫn đang tìm cách triển khai những yêu cầu còn lại của luật mới, bao gồm quy trình xác minh và yêu cầu hạn chế giao dịch.
Tỷ phú Elon Musk tự phong là 'Vua công nghệ của Tesla'
Những hành động thay đổi chức danh của Tesla khá "kỳ lạ". Việc này có thể chuyển hướng dư luận về việc sản xuất xe tải điện hạng nặng.
Trong một hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) ngày 15/3, Tesla cho biết Elon Musk có chức danh mới là "Technoking of Tesla" (Vua công nghệ của Tesla), còn Giám đốc Tài chính Zach Kirkhorn sẽ là "Master of Coin" (Bậc thầy tiền ảo). Chức danh này sẽ không ảnh hưởng đến chức vị của cả hai tại Tesla và có hiệu lực từ 15/3.
Tỷ phú Elon Musk từng giữ chức Chủ tịch Tesla. Tuy nhiên, do có nhiều phát ngôn không đúng mực trên Twitter, ông bị SEC khởi kiện buộc phải từ chức năm 2018.
Ông đã nói rằng "một nguồn tài trợ đảm bảo" để đưa Tesla trở thành tư nhân ở mức 420 USD một cổ phiếu, trong khi thực tế, ông chỉ có các cuộc thảo luận chứ không phải một thỏa thuận chắc chắn về khoản tài trợ đó với một quỹ tài sản có chủ quyền của Ả Rập Xê Út.
Tỷ phú Elon Musk tự phong là 'Vua công nghệ của Tesla'. Ảnh: Reuters
Ban đầu, SEC muốn Musk bỏ vị trí CEO, nhưng sau đó chấp nhận để tỷ phú nộp phạt 20 triệu USD và không đảm nhận chức Chủ tịch. Hiện vị trí này do Robyn Denholm nắm giữ.
Những hành động thay đổi chức danh của Tesla khá "kỳ lạ". Việc này có thể chuyển hướng dư luận về việc sản xuất xe tải điện hạng nặng. Tesla từng dự kiến sản xuất mẫu xe này và có mặt trên thị trường từ 2019. Nhưng cho đến nay, xe vẫn chưa có mặt trên thị trường.
Hồi tháng 1, Musk thừa nhận "việc chế tạo xe điện hiện tại không hợp lý, vì loại xe này cần lượng pin gấp 5 lần ôtô Tesla". Tuần trước, công ty cũng điều Jerome Guillen, người từng nắm mảng ôtô, sang đứng đầu mảng xe tải điện.
Ban đầu, Musk đã điều hành Tesla như một động lực đột phá, cố gắng thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp ôtô và chuyển thế giới sang sử dụng điện thay vì các phương tiện động cơ đốt trong truyền thống. Trong số những động thái gây rối gần đây nhất của ông là thông báo về việc Tesla đã đầu rư 1,5 tỷ USD cho đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin.
Tuy nhiên, Tesla gần đây liên tiếp gặp khó khăn do tác động từ những dòng tweet của Elon Musk trên Twitter. Thậm chí, công ty đang bị khởi kiện vì những phát ngôn của vị CEO này gây thiệt hại về tài chính cho Tesla lẫn các cổ đông. So với cuối tháng 1, giá cổ phiếu Tesla tính đến cuối tuần trước đã giảm 21%.
Sự cố GameStop khiến nhà chức trách Mỹ không thể ngồi yên Cổ phiếu GameStop đã tăng trở lại 449% trong hai tuần qua, bất chấp Ủy ban Thượng viện Mỹ đang khởi động phiên điều trần về sự hỗn loạn giao dịch trên thị trường. Trước đó vào thứ Ba, ngày 9/3, lúc 10 giờ sáng theo giờ miền Đông, Ủy ban Thượng viện Mỹ về các vấn đề ngân hàng, nhà ở và...