Mỹ áp đặt trừng phạt với mạng lưới tài chính của IS
Ngày 9/5, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với mạng lưới gồm 5 đối tượng cung cấp tài chính cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng để hỗ trợ các thành viên của nhóm thánh chiến cực đoan ở Syria.
Các tay súng Hayat Tahrir al-Sham (HTS) – một nhánh của Al-Qaeda ở Syria. Ảnh tư liệu: Masdar.
Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc những cá nhân bị trừng phạt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động di chuyển của các phần tử cực đoan đến Syria và các khu vực khác, nơi IS hoạt động, đồng thời những người này thực hiện chuyển tiền để hỗ trợ các nỗ lực của IS trong các trại di tản ở Syria. Theo tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ, mạng lưới này thu tiền ở Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ, “một số trong số đó được sử dụng để trả tiền buôn lậu trẻ em ra khỏi trại và giao chúng cho các tay súng IS nước ngoài như những tân binh tiềm năng”.
Ông Brian Nelson – Thứ trưởng Tài chính Mỹ phụ trách vấn đề khủng bố và tình báo tài chính cho biết: “Mỹ, vốn là một phần của liên minh toàn cầu đánh bại IS, cam kết ngăn chặn khả năng huy động và vận chuyển tài chính của IS trên nhiều lĩnh vực pháp lý”.
Làn sóng bạo lực gần đây tại tỉnh Hasakah ở Đông Bắc Syria là dấu hiệu báo động về nguy cơ các phần tử khủng bố thuộc IS tự xưng đang trỗi dậy trở lại. Các tay súng có quan hệ với IS bị phát hiện có kế hoạch tiến hành thêm nhiều vụ tấn công đẫm máu ở Syria trong năm 2022.
Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa của Nga tăng kỷ lục
Lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga đã tăng kỷ lục trong tháng 4, trong khi xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất kể từ những tháng đầu của dịch COVID-19.
Container hàng được xếp tại cảng ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 6/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trang mạng Bloomberg đưa tin các công ty Trung Quốc đã mua lượng hàng hóa trị giá 8,9 tỷ USD từ Nga vào tháng 4, tăng gần 57% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà phân tích cho rằng trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trên toàn thế giới không đổi, sự gia tăng kỷ lục về nhập khẩu hàng hóa Nga cho thấy mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moskva đang trở nên ngày càng khăng khít.
Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường hạn chế trừng phạt Nga ngay cả khi Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G-7) cùng các quốc gia châu Âu đang gấp rút tìm cách để ngừng mua dầu khí của Moskva.
Dữ liệu chính thức chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc đã bán 3,8 tỷ USD hàng hóa cho Nga trong tháng 4, ít hơn một chút so với tháng 3. Tuy nhiên, con số này đã giảm 7,7% so với một năm trước đó và là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020 - thời điểm mà nền thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát ban đầu của dịch COVID-19.
Theo dữ liệu từ cơ quan hải quan, các sản phẩm hàng đầu mà Trung Quốc xuất khẩu sang Nga trong tháng 3 bao gồm điện thoại thông minh, vi xử lý và máy xử lý dữ liệu di động khác. Bảng phân tích chi tiết cho tháng 4 sẽ được công bố vào cuối tháng này.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đang 'rình rập' Belarus do các lệnh trừng phạt Belarus đang phải đối mặt với một số thách thức kinh tế do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Các lệnh trừng phạt đang có tác động lớn đến nền kinh tế Belarus. Ảnh: Emerging-europe.com Mạng tin Trung và Đông Âu IntelliNews ngày 8/5 dẫn nhận định của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Minsk (BEROC), bà Kateryna Bornukova, cho...