Mỹ áp đặt trừng phạt đối với 4 người định cư Israel tại Bờ Tây
Ngày 1/2, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 4 người định cư Israel sau khi Tổng thống Joe Biden đánh giá bạo lực nhằm vào dân thường Palestine tại Bờ Tây đã lên đến mức “không thể chấp nhận được”.
Đây được coi là một động thái hiếm hoi của Mỹ đối với Israel sau khi xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas bùng phát hôm 7/10.
Chuyển người Palestine bị thương trong xung đột với lực lượng Israel tại thành phố Jenin, Khu Bờ Tây. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 4 người Israel. Theo đó, tài sản của những người này tại Mỹ sẽ bị phong tỏa, trong khi công dân Mỹ không được phép giao dịch tài chính với họ. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, trong số 4 người bị trừng phạt có David Chai Chasdai. Đối tượng này bị cáo buộc cầm đầu một cuộc bạo loạn ở thị trấn điểm nóng Huwara, trong đó nhiều nhà cửa của người Palestine bị đốt phá, khiến 1 người dân Palestine thiệt mạng. Bên cạnh đó, còn có đối tượng Yinon Levi bị cáo buộc cầm đầu một nhóm người định cư tấn công dân thường Palestine và những người bán du mục, đốt ruộng và phá hủy tài sản của họ.
Mỹ đưa ra động thái trên trong bối cảnh Tổng thống Biden tới bang Michigan – nơi nhiều người trong cộng đồng người Mỹ gốc Arab bày tỏ bất bình trước sự ủng hộ của ông chủ Nhà Trắng đối với Israel.
Video đang HOT
Trong sắc lệnh hành pháp, Tổng thống Biden nhấn mạnh tình hình tại Bờ Tây, đặc biệt là mức độ bạo lực của những người định cư có quan điểm cực đoan, đã đến độ “không thể chấp nhận được” và là mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định và an ninh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết Israel đã truy tố 3 trong số 4 người định cư nhưng cần phải có thêm hành động. Ông nhấn mạnh Washington “sẽ không ngần ngại thực thi các hành động bổ sung khi cần thiết”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Tel Aviv cần nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn bạo lực chống lại dân thường ở Bờ Tây và buộc các đối tượng phải chịu trách nhiệm.
Ngay sau khi Mỹ công bố biện pháp trên, Israel đã lên tiếng phản đối, đồng thời khẳng định “đại đa số” công dân nước này ở Bờ Tây đều tuân thủ pháp luật.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nêu rõ nước này luôn có biện pháp đối với công dân vi phạm ở bất cứ nơi nào, do đó, các biện pháp đặc biệt là không cần thiết.
Sau khi xung đột giữa Israel và Hamas bùng phát ngày 7/10/2023, nhiều vụ bạo lực đã xảy ra tại các khu định cư của người Do Thái. Tháng 12/2023, Mỹ bắt đầu không cấp thị thực đối với những người Israel liên quan đến tình trạng bạo lực ở Bờ Tây.
Nhiều thành phố ở Mỹ đồng loạt kêu gọi ngừng bắn tại Dải Gaza
Khoảng 70 thành phố của Mỹ đã thông qua nghị quyết về cuộc xung đột hiện nay tại Dải Gaza, trong đó phần lớn kêu gọi Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas ngừng bắn.
Khói bốc lên sau loạt không kích của máy bay Israel xuống Dải Gaza ngày 5/5/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Theo một báo cáo phân tích công bố ngày 31/1, ít nhất 48 thành phố tại Mỹ đã thông qua các nghị quyết mang tính biểu tượng kêu gọi Israel chấm dứt ném bom xuống Dải Gaza, trong khi 6 thành phố khác bày tỏ ủng hộ lập lại hòa bình. Ít nhất 20 thành phố đã lên án vụ tấn công ngày 7/10/2023 của lực lượng Hamas vào lãnh thổ Israel - sự kiện đã dẫn đến cuộc xung đột đang diễn ra hiện nay.
Hầu hết các nghị quyết kêu gọi ngừng bắn đã được thông qua tại các bang được coi là "sân nhà" của đảng Dân chủ và điều này được cho là sẽ gây thêm sức ép cho Tổng thống Joe Biden trong cuộc tổng bầu cử vào tháng 11 tới. Trước đó, chính quyền của Tổng thống Biden đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về kêu gọi ngừng bắn tại Dải Gaza. Theo Washington, nghị quyết này "mất cân bằng và xa rời thực tế", đồng thời sẽ không tạo ra thay đổi tích cực trên thực địa.
Chính quyền của ông Biden nhiều lần khẳng định Israel cần bảo vệ sinh mạng dân thường và nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ đối với giải pháp hai nhà nước.
Trong một phát biểu ngày 31/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố Washington đang tích cực theo đuổi mục tiêu thành lập Nhà nước Palestine độc lập, với những đảm bảo an ninh cho Israel và tìm kiếm nhiều phương án cùng các đối tác trong khu vực. Ông từ chối cung cấp thông tin chi tiết về công việc nội bộ của Bộ Ngoại giao Mỹ liên quan vấn đề nêu trên, song tiết lộ đây là mục tiêu của Nhà Trắng.
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ chia sẻ: "Chúng tôi đang tích cực theo đuổi mục tiêu thành lập Nhà nước Palestine độc lập, với những đảm bảo an ninh thực sự cho Israel, bởi chúng tôi tin rằng đó là cách tốt nhất để mang lại hòa bình và an ninh lâu dài cho Israel, cho người Palestine và cho khu vực...".
Trước đó cùng ngày, trang Axios đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này tiến hành đánh giá và đưa ra các lựa chọn chính sách về khả năng Mỹ và cộng đồng quốc tế công nhận Nhà nước Palestine sau khi xung đột tại Dải Gaza kết thúc.
Mỹ hướng tới giải pháp thành lập Nhà nước Palestine Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller ngày 31/1 tuyên bố Washington đang tích cực theo đuổi mục tiêu thành lập Nhà nước Palestine độc lập, với những đảm bảo an ninh cho Israel, và tìm kiếm nhiều phương án cùng các đối tác trong khu vực. Một tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống Dải...