Mỹ áp đặt đợt trừng phạt mới với Venezuela gây sức ép với ông Maduro
Ngày 19/3, Mỹ đã áp đặt đợt trừng phạt mới đối với Venezuela, như một phần trong các nỗ lực gây sức ép với chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Reuters đưa tin, ngày 19/3, Mỹ đã áp đặt đợt trừng phạt mới đối với Venezuela, như một phần trong các nỗ lực gây sức ép với chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro.
Đợt trừng phạt này nhằm vào công ty khai mỏ quốc doanh Minerven.
Video đang HOT
Các lệnh trừng phạt này, được Bộ Tài chính Mỹ liệt kê trang mạng, cũng nhằm vào Chủ tịch tập đoàn Minerven, ông Andrian Perdomo.
Ngày 18/3, Bộ trưởng Dầu khí và Chủ tịch tập đoàn dầu khí quốc gia (PDVSA) của Venezuela Manuel Quevedo tuyên bố nước này có thể chuyển lượng dầu thô vốn được dành cho Mỹ, khách hàng lớn nhất của Venezuela, sang Nga và các thị trường khác.
Phát biểu sau một cuộc họp tại Baku (Azerbaijan) giữa Bộ trưởng Năng lượng các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, ông Quevedo cũng thông báo cảng xuất dầu lớn nhất của nước này José đã trở lại hoạt động bình thường sau sự cố mất điện diện rộng nhiều ngày hồi tuần trước./.
Theo Vietnam
SADC phản đối sự can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela
Ngày 11/2, Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC) ra tuyên bố kịch liệt phản đối các quốc gia đang tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ cũng như vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Venezuela.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (phải) và lãnh đạo đối lập Juan Guaido. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tuyên bố trên cũng chỉ rõ đó là những quốc gia phủ nhận sự chính danh của chính phủ do Tổng thổng Nicolas Maduro dẫn đầu và công nhận ông Juan Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela.
Trong tuyên bố, Chủ tịch SADC đồng thời là Tổng thống Namibia Hage Geingob lên án những hành động trên, cho rằng đó là sự vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là quy tắc tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào vấn đề nội bộ của một quốc gia có chủ quyền.
Bên cạnh đó, ông Hage Geingob lưu ý người dân Venezuela trước đó đã thể hiện ý chí chính trị của mình qua cuộc bầu cử Quốc hội năm 2015 và cuộc bầu cử Tổng thống năm 2018. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cũng như các bên liên quan cần tôn trọng kết quả của 2 cuộc bầu cử được tiến hành một cách dân chủ trên.
Ngày 28/1 vừa qua, Nam Phi - quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong SADC - đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến tại Venezuela. Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về Venezuela, Đại sứ Nam Phi tại LHQ Jerry Mtjila khẳng định nước này kiên quyết phản đối mọi nỗ lực phi pháp, vi hiến nhằm thay đổi Chính phủ Venezuela, nhấn mạnh HĐBA LHQ không thể được sử dụng để công nhận những thay đổi vi hiến của bất kỳ chính phủ nào.
Venezuela rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng khi thủ lĩnh đối lập Juan Guaido tự phong là "Tổng thống lâm thời" với sự ủng hộ của Mỹ cùng một loạt các nước châu Âu và Mỹ Latinh. Trong khi đó, nhiều nước như Nga, Cuba, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ chính phủ của Tổng thống Maduro và lên án âm mưu đảo chính.
Phi Hùng - Nguyễn Hằng (TTXVN)
Theo Tintuc
Triều Tiên ra tuyên bố chính thức về bất ổn chính trị tại Venezuela Theo Yonhap, ngày 3/2, Triều Tiên đã chỉ trích việc một số quốc gia ủng hộ thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido chống lại Tổng thống Nicolas Maduro là "can thiệp vào các vấn đề nội bộ." Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (giữa) thăm trụ sở của Lực lượng Phòng vệ quốc gia Bolivar ở Macarao, Caracas, ngày 1/2/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN) Người...